Đi bộ là "liều thuốc trường sinh" tốt nhất: Nếu 40 tuổi có 7 đặc điểm này khi đi bộ, coi chừng tuổi thọ ngắn

Bảo Nam,
Chia sẻ

Những người 30 hay 40 tuổi thường khá khỏe mạnh, tuy nhiên ngay cả việc đi bộ mà bạn cũng thấy có vài dấu hiệu dưới đây thì hãy cảnh giác.

Vì sao đi bộ lại là "tấm gương phản chiếu" tuổi thọ?

Tất cả chúng ta đều tin rằng tuổi thọ có liên quan mật thiết đến công việc, sự nghỉ ngơi và chế độ ăn uống. Nhưng trên thực tế, chúng ta thường bỏ qua 1 thứ có liên quan mật thiết đến tuổi thọ, đó là đi bộ.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng người đi bộ càng nhanh thì tuổi thọ sẽ càng dài. 

Đại học Leicester ở Anh đã tiến hành theo dõi và nghiên cứu trong 7 năm, thực hiện trên 475.000 người. Cuối cùng họ nhận ra tốc độ đi bộ có ảnh hưởng đến chỉ số khối cơ thể, đặc biệt đi bộ nhanh có thể sống lâu hơn 15-20 năm so với những người đi chậm.

chuong-trinh-tap-luyen-cardio-giam-can-tot-cho-he-tim-mach.jpg

Hình minh họa.

Việc đi bộ nhìn có vẻ rất đơn giản nhưng thực ra đây là hành động đòi hỏi phải huy động 60% đến 70% nhóm cơ của cơ thể. Bao gồm sự phối hợp hoàn hảo của bộ xương, cơ, dây thần kinh và các hệ thống khác để hoạt động nhịp nhàng, tiêu tốn rất nhiều năng lượng. 

Do đó, những ai khỏe mạnh thường đi bộ nhanh nhẹn hơn, trong khi những người sức khỏe yếu, mắc bệnh nền thì không thể đi nhanh và vững vàng.

di-bo-co-tac-dung-gi(1).jpg

Hình minh họa.

Có thể thấy, đi bộ chính là "thước đo" hay "tấm gương" phản chiếu tình trạng sức khỏe và tuổi thọ. Vì thế nếu bạn muốn dự đoán về tuổi thọ của mình, hãy kiểm tra xem bản thân có 7 dấu hiệu bên dưới đây hay không.

Nếu 40 tuổi đã có 7 đặc điểm này khi đi bộ coi chừng bạn là người có tuổi thọ ngắn

Những người 30 hay 40 tuổi thường khá khỏe mạnh, tuy nhiên ngay cả việc đi bộ mà bạn cũng thấy có vài dấu hiệu dưới đây thì hãy cảnh giác. 

1. Đau lòng bàn chân khi đi bộ: Cảnh giác với cơn đau thắt ngực

Đau như kim châm ở lòng bàn chân cũng là một trong những triệu chứng của cơn đau thắt ngực. Mặc dù triệu chứng này ít phổ biến hơn nhưng không nên bỏ qua.

2. Nếu bạn bị đau răng khi đi bộ: Cảnh giác với bệnh nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim có thể biểu hiện dưới dạng đau răng. Khi hệ thống tim mạch bị tổn thương, các dây thần kinh này có thể bị kích thích rồi truyền tín hiệu đau, do đó, một số người bị đau răng.

Cơn đau răng này liên quan đến chuyển động của cơ thể - người bệnh không cảm thấy đau khi ở trạng thái nghỉ ngơi nhưng khi cử động sẽ cảm thấy đau rõ rệt.

3. Đi bộ không thể vung tay tự nhiên: Cảnh giác với hội chứng Parkinson

Nếu đột nhiên khi đi lại, một tay vung bình thường nhưng tay kia không thể vung tự nhiên, tư thế đi không cân xứng này có thể là một trong những triệu chứng của hội chứng Parkinson.

di-bo-vao-ngay-nang-nong-nhu-the-nao-de-an-toan-suc-khoe-202405101540332981.jpg

4. Đi như say rượu: Coi chừng teo tiểu não

Chức năng chính của tiểu não là duy trì sự cân bằng của cơ thể, điều chỉnh sức mạnh và tư thế của bàn chân, giúp việc đi lại ổn định hơn.

Khi có tổn thương ở tiểu não, sức mạnh, tốc độ và khoảng cách của hai chân có thể không bình thường, khiến chân trở nên yếu ớt khi đi lại giống như người say rượu.

5. Chóng mặt và nhức đầu khi đi bộ: Cảnh giác với đột quỵ

Nếu bạn luôn cảm thấy chóng mặt và đau đầu khi đi bộ mà không phải do bị cảm, sốt thì có thể bạn đã gặp vấn đề về mạch máu não, nếu không chú ý, bạn có thể bị đột quỵ.

6. Đầu gối phát ra tiếng khi đi bộ: Coi chừng bệnh viêm khớp gối

Cứ đi bộ là đầu gối phát ra tiếng kêu, bạn nên đi khám chuyên khoa xương khớp vì rất có thể đã bị viêm khớp gối.

7. Khó thở và ho khi đi bộ: Bệnh giãn phế quản, hen suyễn

Trong quá trình đi bộ hàng ngày, nếu bạn bị khó thở và ho sau khi đi bộ thì bạn nên chú ý, đó có thể là dấu hiệu phổi có vấn đề như giãn phế quản, hen suyễn,… Đồng thời có thể xảy ra hiện tượng khó thở, tốt nhất bạn nên đi kiểm tra để không ảnh hưởng đến tuổi thọ.

Chia sẻ