DEET là gì và những điều cần biết về loại hợp chất có trong sản phẩm chống muỗi

Nhung Mai,
Chia sẻ

DEET là một loại hóa chất được dùng rất phổ biến trong các sản phẩm này. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, chúng có khả năng xua đuổi côn trùng mạnh mẽ và tồn tại lâu trong không khí.

Trong những năm gần đây, các vết côn trùng cắn gây ngứa ngáy, khó chịu và ngày càng nguy hiểm hơn bao giờ hết. Theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), số người mắc bệnh do muỗi, bọ chét và bọ ve cắn tăng gấp ba lần từ năm 2004 đến năm 2016.

Các chuyên gia suy đoán biến đổi khí hậu có liên quan lớn đến tình trạng này. Mùa đông ngắn, mùa hè nóng và ngày càng kéo dài tạo điều kiện cho những sinh vật mang theo mầm bệnh phát triển. Để bảo vệ bản thân khỏi bệnh tật, rất nhiều người lựa chọn mua thuốc diệt muỗi hay thuốc xịt côn trùng.

Các sản phẩm diệt muỗi chứa chất này liệu có an toàn? - Ảnh 1.

DEET là một loại hóa chất được dùng rất phổ biến trong các sản phẩm này. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, chúng có khả năng xua đuổi côn trùng mạnh mẽ và tồn tại lâu trong không khí. Tuy nhiên, chính điều này lại làm dấy lên lo ngại về mức độ an toàn DEET đối với sức khỏe con người.

DEET thực sự là gì?

DEET, tên khoa học là N, N-diethyl-m-toluamide, là thành phần diệt muỗi chủ yếu trong nhiều loại thuốc xịt và thuốc chống côn trùng. Trên thực tế, Ashish Sharma, chuyên gia y khoa, bác sĩ nội khoa tại Trung tâm Y tế Yuma ở Arizona cho biết, hóa chất này thực sự không có khả năng diệt bọ và chỉ làm suy yếu khứu giác của côn trùng, cản trở chúng phát hiện ra hơi thở và mùi mồ hôi của con người.

Trong một số trường hợp, DEET thực sự có hiệu quả xua đuổi ngay khi côn trùng tiếp xúc với hóa chất này. Do đó, rất nhiều người lựa chọn mua thuốc xịt để bảo vệ bản thân khỏi các bệnh do muỗi lây truyền như sốt rét hay sốt xuất huyết.

Các sản phẩm diệt muỗi chứa chất này liệu có an toàn? - Ảnh 3.

DEET, tên khoa học là N, N-diethyl-m-toluamide, là thành phần diệt muỗi chủ yếu trong nhiều loại thuốc xịt và thuốc chống côn trùng.

DEET an toàn đến mức nào?

Mối lo ngại về mức độ an toàn của DEET đã có từ những năm 1980 khi một số chuyên gia cho rằng chất này liên quan đến các tổn thương não hay chứng động kinh, đặc biệt là ở trẻ em. Tuy nhiên, nhận định này đến hiện nay vẫn chưa được chứng minh.

Kích ứng da cũng là mối quan tâm của nhiều người. Theo bác sĩ Sharma, nếu tiếp xúc nhiều với chất này, bạn có thể gặp các phản ứng da như nổi mẩn đỏ, phồng rộp và kích ứng da. Do đó hãy tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu nếu cơ thể bạn bị ảnh hưởng bởi thuốc xịt chống côn trùng. Người vô tình ăn phải DEET có thể bị co giật hoặc chóng mặt và mắc một số triệu chứng nguy hiểm khác.

Bạn nên để thuốc xịt côn trùng ra khỏi tầm với của trẻ dưới 6 tháng tuổi vì sẽ rất nguy hiểm nếu trẻ nuốt phải hóa chất.

Các sản phẩm diệt muỗi chứa chất này liệu có an toàn? - Ảnh 4.

Nếu tiếp xúc nhiều với chất này, bạn có thể gặp các phản ứng da như nổi mẩn đỏ, phồng rộp và kích ứng da.

Có mối liên hệ nào giữa DEET và ung thư không?

Trên thực tế, DEET có thể được coi như một hóa chất có khả năng gây ung thư, chủ yếu là vì chúng có khả năng tiêu diệt côn trùng. Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào chỉ ra mối liên hệ rõ ràng giữa ung thư và sản phẩm diệt côn trùng. Hiện tại, theo Rocio Salas-Whalen, chuyên gia y khoa, nhà nội tiết học tại thành phố New York, DEET không nằm trong nhóm các chất gây ung thư.

Theo CDC, thí nghiệm trên động vật không tìm thấy dấu hiệu phát triển khối u ở các đối tượng nghiên cứu được cho uống hoặc bôi DEET lên da.

Cách sử dụng bình xịt côn trùng an toàn nhất

Điều quan trọng nhất mọi người cần lưu ý là chỉ xịt sản phẩm này lên quần áo và những vùng da tiếp xúc trực tiếp với không khí. Bác sĩ Sharma khuyến cáo, đừng bao giờ xịt lên mặt để tránh nguy cơ nuốt phải hóa chất.

Các sản phẩm diệt muỗi chứa chất này liệu có an toàn? - Ảnh 6.

DEET có thể tương tác với kem chống nắng nếu bạn dùng hai sản phẩm này cùng một lúc

DEET cũng có thể tương tác với kem chống nắng nếu bạn dùng hai sản phẩm này cùng một lúc. Các hóa chất có thể dễ dàng hấp thụ vào trong cơ thể. Do đó, bạn nên đợi 30 phút sau khi thoa kem chống nắng để xịt thuốc xịt côn trùng.

Đối với những người không chịu được mùi của DEET hay bị kích ứng da, e ngại tiếp xúc với hóa chất có thể lựa chọn sản phẩm khác. Picaridin là một hợp chất nhân tạo làm từ hạt tiêu đen. Tuy không hoàn toàn làm từ tự nhiên, chất này vừa ít gây mùi và cảm giác nhờn trên da vừa có hiệu quả tương tự DEET.

(Nguồn: Womenshealthmag)

Chia sẻ