Dễ hẹp vòi trứng vì nhiễm khuẩn
Phụ nữ quan hệ với nhiều bạn tình hay với bạn tình đã từng nhiễm lậu có thể là nguyên nhân của ít nhất 50% trường hợp viêm tiểu khung.
Vòi trứng vốn rất nhỏ nhưng khi bị chít hẹp thì sẽ nhỏ hơn nữa do dính với các cơ quan lân cận hay do hậu quả viêm vòi trứng.
Lây truyền chính qua đường tình dục
Chít hẹp vòi trứng có thể do dị tật bẩm sinh (mặc dù rất hiếm gặp), gây thiếu hụt một phần hay cả vòi trứng. Tuy nhiên, nguyên nhân chính gây nên tình trạng này là do nhiễm khuẩn, phổ biến nhất là vi khuẩn lậu - ngòi nổ đầu tiên bắt nguồn từ nhiễm khuẩn ở âm đạo, cổ tử cung.
Tử cung, buồng trứng và cả vùng tiểu khung đều có thể bị nhiễm khuẩn ở những mức độ khác nhau. Theo thống kê, phụ nữ quan hệ với nhiều bạn tình hay với bạn tình đã từng nhiễm lậu… đều có thể là nguyên nhân của ít nhất 50% trường hợp viêm tiểu khung. 15% phụ nữ bị nhiễm khuẩn lậu ở cổ tử cung tuy không thể hiện triệu chứng nhưng đã phát triển thành viêm vòi trứng cấp. Ngoài ra, những phụ nữ không quan tâm đúng mức đến vệ sinh hằng ngày, bị nhiễm khuẩn ở đường tiết niệu… cũng dễ gặp tình trạng chít hẹp vòi trứng.
Vòi trứng bình thường chỉ gần bằng đầu nhỏ của chiếc đũa ăn cơm nhưng khi nhiễm khuẩn thì to hơn ngón chân cái và chứa mủ. Viêm vòi trứng cấp có thể xuất hiện các triệu chứng và dấu hiệu như sốt, đau hay cảm giác căng đầy vùng bụng dưới; đau lan xuống hai chi dưới, dịch âm đạo có mủ, nhức đầu, buồn nôn hay nôn. Hậu quả của viêm vòi trứng cấp là chít hẹp hay tắc vòi trứng.
Dễ nhiễm khuẩn khi hành kinh
Cổ tử cung đóng vai trò như bộ phận ngăn cản nhiễm khuẩn do bài tiết chất niêm dịch chảy vào âm đạo. Chất niêm dịch này chứa các enzyme có khả năng phân hủy vi khuẩn nhưng khi sẩy thai, nạo thai, sinh đẻ, đặt dụng cụ tử cung hay làm phẫu thuật ở cổ tử cung… thì sự nhiễm khuẩn có điều kiện thuận lợi để vượt qua hàng rào ngăn cản này.
Sau khi sinh con, nguy cơ phụ nữ bị viêm tiểu khung là 2% nhưng có thể tăng lên đến 10% ở những phụ nữ có bệnh lây truyền qua đường tình dục nhưng không được phát hiện.
Ngay cả khi sự nhiễm khuẩn lan tràn cả tử cung, hai vòi trứng và hai buồng trứng gây ra viêm tiểu khung cũng do sự nhiễm khuẩn ngược dòng đi lên, bắt đầu từ viêm âm đạo và lan qua ống cổ tử cung. Trong một số ít trường hợp, nhiễm khuẩn hai vòi trứng có thể xảy ra do viêm ruột thừa hoặc do nhiễm khuẩn huyết nặng chứ không phải do lây truyền qua đường tình dục.
Sự nhiễm khuẩn tiểu khung chủ yếu diễn ra theo đường đi lên, vi khuẩn đi theo tinh trùng khi quan hệ tình dục, đi vào tử cung và lan lên hai vòi trứng. Những co bóp khi khoái cực cũng có thể tạo thuận lợi cho sự nhiễm khuẩn đi vào tử cung. Khi hành kinh, sự nhiễm khuẩn ở cổ tử cung dễ lan tràn vì lúc này lỗ trong của ống cổ tử cung mở.
Tử cung, buồng trứng và cả vùng tiểu khung đều có thể nhiễm khuẩn ở những mức độ khác nhau. Vì thế, phát hiện và điều trị sớm các nhiễm khuẩn ở đường sinh dục như viêm âm đạo - cổ tử cung, viêm niệu đạo là có thể phòng ngừa được sự phát triển thành viêm vòi trứng, viêm tiểu khung.
Dễ tắc vòi trứng vì nhiễm khuẩn
Nhiễm khuẩn ở cổ tử cung và vòi trứng là một trong những nguyên nhân gây hiếm muộn. Vòi trứng bị nhiễm khuẩn có thể để lại sẹo và tắc vòi nên nhiều khi trứng đã gặp tinh trùng ở vòi trứng nhưng không thể di chuyển về tử cung để làm tổ mà phát triển ngay tại vòi trứng, gây mang thai ngoài tử cung. Tuy nhiên, vòi trứng không phải là nơi thích hợp để thai phát triển, không thể dãn to theo sự tăng trưởng của thai, vì thế gây cảm giác đau và có thể vỡ. Nếu vỡ vòi trứng sẽ gây chảy máu nghiêm trọng, dễ dẫn đến tử vong nếu không được truyền máu và phẫu thuật kịp thời.
Lây truyền chính qua đường tình dục
Chít hẹp vòi trứng có thể do dị tật bẩm sinh (mặc dù rất hiếm gặp), gây thiếu hụt một phần hay cả vòi trứng. Tuy nhiên, nguyên nhân chính gây nên tình trạng này là do nhiễm khuẩn, phổ biến nhất là vi khuẩn lậu - ngòi nổ đầu tiên bắt nguồn từ nhiễm khuẩn ở âm đạo, cổ tử cung.
Tử cung, buồng trứng và cả vùng tiểu khung đều có thể bị nhiễm khuẩn ở những mức độ khác nhau. Theo thống kê, phụ nữ quan hệ với nhiều bạn tình hay với bạn tình đã từng nhiễm lậu… đều có thể là nguyên nhân của ít nhất 50% trường hợp viêm tiểu khung. 15% phụ nữ bị nhiễm khuẩn lậu ở cổ tử cung tuy không thể hiện triệu chứng nhưng đã phát triển thành viêm vòi trứng cấp. Ngoài ra, những phụ nữ không quan tâm đúng mức đến vệ sinh hằng ngày, bị nhiễm khuẩn ở đường tiết niệu… cũng dễ gặp tình trạng chít hẹp vòi trứng.
Tư vấn cho thai phụ tại Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản TPHCM (ảnh chỉ có tính minh họa). Ảnh: Anh Thư
Vòi trứng bình thường chỉ gần bằng đầu nhỏ của chiếc đũa ăn cơm nhưng khi nhiễm khuẩn thì to hơn ngón chân cái và chứa mủ. Viêm vòi trứng cấp có thể xuất hiện các triệu chứng và dấu hiệu như sốt, đau hay cảm giác căng đầy vùng bụng dưới; đau lan xuống hai chi dưới, dịch âm đạo có mủ, nhức đầu, buồn nôn hay nôn. Hậu quả của viêm vòi trứng cấp là chít hẹp hay tắc vòi trứng.
Dễ nhiễm khuẩn khi hành kinh
Cổ tử cung đóng vai trò như bộ phận ngăn cản nhiễm khuẩn do bài tiết chất niêm dịch chảy vào âm đạo. Chất niêm dịch này chứa các enzyme có khả năng phân hủy vi khuẩn nhưng khi sẩy thai, nạo thai, sinh đẻ, đặt dụng cụ tử cung hay làm phẫu thuật ở cổ tử cung… thì sự nhiễm khuẩn có điều kiện thuận lợi để vượt qua hàng rào ngăn cản này.
Sau khi sinh con, nguy cơ phụ nữ bị viêm tiểu khung là 2% nhưng có thể tăng lên đến 10% ở những phụ nữ có bệnh lây truyền qua đường tình dục nhưng không được phát hiện.
Ngay cả khi sự nhiễm khuẩn lan tràn cả tử cung, hai vòi trứng và hai buồng trứng gây ra viêm tiểu khung cũng do sự nhiễm khuẩn ngược dòng đi lên, bắt đầu từ viêm âm đạo và lan qua ống cổ tử cung. Trong một số ít trường hợp, nhiễm khuẩn hai vòi trứng có thể xảy ra do viêm ruột thừa hoặc do nhiễm khuẩn huyết nặng chứ không phải do lây truyền qua đường tình dục.
Sự nhiễm khuẩn tiểu khung chủ yếu diễn ra theo đường đi lên, vi khuẩn đi theo tinh trùng khi quan hệ tình dục, đi vào tử cung và lan lên hai vòi trứng. Những co bóp khi khoái cực cũng có thể tạo thuận lợi cho sự nhiễm khuẩn đi vào tử cung. Khi hành kinh, sự nhiễm khuẩn ở cổ tử cung dễ lan tràn vì lúc này lỗ trong của ống cổ tử cung mở.
Tử cung, buồng trứng và cả vùng tiểu khung đều có thể nhiễm khuẩn ở những mức độ khác nhau. Vì thế, phát hiện và điều trị sớm các nhiễm khuẩn ở đường sinh dục như viêm âm đạo - cổ tử cung, viêm niệu đạo là có thể phòng ngừa được sự phát triển thành viêm vòi trứng, viêm tiểu khung.
Dễ tắc vòi trứng vì nhiễm khuẩn
Nhiễm khuẩn ở cổ tử cung và vòi trứng là một trong những nguyên nhân gây hiếm muộn. Vòi trứng bị nhiễm khuẩn có thể để lại sẹo và tắc vòi nên nhiều khi trứng đã gặp tinh trùng ở vòi trứng nhưng không thể di chuyển về tử cung để làm tổ mà phát triển ngay tại vòi trứng, gây mang thai ngoài tử cung. Tuy nhiên, vòi trứng không phải là nơi thích hợp để thai phát triển, không thể dãn to theo sự tăng trưởng của thai, vì thế gây cảm giác đau và có thể vỡ. Nếu vỡ vòi trứng sẽ gây chảy máu nghiêm trọng, dễ dẫn đến tử vong nếu không được truyền máu và phẫu thuật kịp thời.