Đây mới là sinh vật khổng lồ nhất thế giới nhưng chẳng ai nhìn thấy được

Hàn Linh,
Chia sẻ

Nhìn thấy những con cá voi hay cá nhà táng to lù lù đã thấy đáng sợ, vậy mà còn có loài sinh vật khổng lồ lên đến hàng chục km2.

Ẩn dưới lòng đất của rừng Quốc gia Malheur, miền Đông Oregon (Mỹ), là một loài sinh vật vô cùng bí ẩn. Trong nhiều thế kỷ qua, để chạy kịp với guồng quay của sự sống trên Trái đất, nó từng chút một vươn những "cánh tay" của mình "ôm" lấy từng gốc cây trong khu rừng. Để cho đến nay, nó đã trở thành loài sinh vật khổng lồ nhất được nhân loại biết đến.

Đây mới là sinh vật khổng lồ nhất thế giới nhưng chẳng ai nhìn thấy được - Ảnh 1.

Nhìn như thế này liệu bạn có nhận ra đây là loài sinh vật gì không?

Loài sinh vật khổng lồ nhất đang được nhắc đến này thuộc họ nhà nấm có tên khoa học là Armillaria solidipes, hay còn có cái tên khác là Humongous Fungus. 

Đây mới là sinh vật khổng lồ nhất thế giới nhưng chẳng ai nhìn thấy được - Ảnh 2.

Đó chính là loài nấm Armillaria solidipes. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là sao những cây nấm bé xíu này lại có thể là sinh vật khổng lồ nhất thế giới?

Câu hỏi đặt ra là sao những cây nấm bé xíu này lại có thể là sinh vật khổng lồ nhất thế giới?

Trong suốt nhiều thế kỷ qua, mùa đông trôi qua, mùa xuân đến rồi chạy qua mùa hè, nó vẫn nằm trải mình dưới lòng đất nâu, không lộ diện. Chỉ khi cảm nhận được hơi gió mát của mùa thu nó mới "gửi" mấy cọng nấm nâu chồi lên khỏi mặt đất, trải dàn dưới những gốc cây mà nó ôm lấy. Có lẽ những cây nấm mà người ta gọi là "nấm mật ong" này là phần duy nhất có thể nhìn thấy được của Armillaria.

Loài nấm này sống ký sinh trên rễ của các cây cổ thụ, chúng sinh sôi rất nhanh bằng cách hấp thụ hết các chất dinh dưỡng từ thân cây cho đến khi cây khô héo và chết.

Armillaria theo quan sát bên ngoài là một mạng lưới có cấu trúc sợi liên kết với nhau giống như những loài nấm dạng rễ. Các rễ của loài sinh vật này có một màu đen đặc, phần lớn "cơ thể" của nó ẩn dưới lòng đất khiến người ta không phát hiện ra.

Những nhánh rễ của Armillaria có thể vươn dài trong một khu đất có diện tích tới hàng chục km2. Theo phát hiện của các nhà khoa học, mẫu Armillaria tìm được trong rừng Quốc gia Malheur trải tới 8,9km2. Còn một mẫu khác được phát hiện tại khu rừng thuộc Upper Peninsula, Michigan bao phủ một khoảnh đất rộng 0,15km2.

Đây mới là sinh vật khổng lồ nhất thế giới nhưng chẳng ai nhìn thấy được - Ảnh 3.

Đây mới là sinh vật khổng lồ nhất thế giới nhưng chẳng ai nhìn thấy được - Ảnh 4.

Đây mới là sinh vật khổng lồ nhất thế giới nhưng chẳng ai nhìn thấy được - Ảnh 5.

Rễ của nấm Armillaria liên kết rất chặt chẽ với nhau tạo thành một cơ thể đồng nhất.

Armillaria tại Michigan được phát hiện rất tình cờ bởi một nhóm các nhà khoa học khi họ đang tiến hành một đề án nghiên cứu về ảnh hưởng sinh học của sóng vô tuyến điện với tần số thấp lên các loài động vật hoang dã ở Upper Peninsula, Michigan. Tại một khu vực đất của khu rừng, các nhà khoa học đã vô tình phát hiện ra Armillaria khi nhìn thấy một phần rễ của nó bám vào thân của những cây thông. 

Lần theo dấu vết đó, họ nhận thấy rằng những nhánh rễ đen này trải dàn trên một khu vực khá rộng. Họ đã tiến hành lấy mẫu DNA của Armillaria tại các vị trí khác nhau và kết quả thí nghiệm cho thấy tất cả các mẫu DNA mà họ thu thập được đều thuộc cùng một cấu trúc sinh học thống nhất.

Về mặt sinh học, loài nấm này có thể gây bệnh cho cây. Trước khi Armillaria được phát hiện, các nhà bệnh học đã từng kết luận rằng thế giới tồn tại một loại nấm phát triển với kích thước khá lớn, nhưng không ai đoán trước được rằng nó lại lớn tới 0,15km2 hay 8,9 km2 như vậy. 

Khoảng 1 thập kỷ trước, trong nỗ lực điều tra về nguyên nhân gây ra hàng loạt cái chết của một số lượng lớn những cây trong rừng Quốc gia Malheur, Cục Lâm nghiệp Hoa Kỳ đã phát hiện ra một "họ hàng" khác của Armillaria. Không những có kích thước lớn mà theo các nhà khoa học được biết, loài sinh vật này còn có tuổi đời rất cao, ước tính phải từ 2.400 năm đến 8.500 năm.

Đây mới là sinh vật khổng lồ nhất thế giới nhưng chẳng ai nhìn thấy được - Ảnh 6.

Các nhà khoa học và các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể tìm ra nguyên nhân tại sao loài nấm Armillaria lại có thể phát triển lớn và có tuổi đời cao đến như vậy. Thông thường, Armillaria lây lan từ cây chủ này sang cây chủ khác, bất kể cây chủ đó có ở một khoảng cách rất xa, thông qua hệ thống rễ sợi đen. Những sợi rễ này bám lấy rễ của các cây chủ, thường thường, chúng sẽ khiến cây chủ chết do bị hút hết chất dinh dưỡng từ đất.

Mỗi năm, Armillaria phát triển trung bình được xấp xỉ 1m/1năm, cứ thế nhiều thế kỷ trôi qua, nó phát triển được trên một diện tích rất rộng.

Nấm Armillaria không phải là một sinh vật hiếm, người ta có thể tìm thấy nó ở các khu rừng tại Bắc Mỹ, Châu Âu và Châu Á. Vì vậy, có thể sẽ có rất nhiều mẫu Armillaria được tìm thấy nữa trong tương lai.

(Nguồn: Amusingplanet)

Workshop "Ngày thứ 8 của mẹ" là một hoạt động đặc biệt của chiến dịch We Are Family được tổ chức hoàn toàn miễn phí dành cho 100 người phụ nữ được sống với những sở thích, đam mê của bản thân tại Hà Nội (29/07) và Hồ Chí Minh (05/08).

Tại đây, bạn không chỉ có cơ hội được trao đổi, chia sẻ với rất nhiều người phụ nữ đồng điệu mà còn được sở hữu những tấm hình cực kì xinh đẹp bên niềm đam mê của bản thân. Cùng với đó là những trải nghiệm thỏa thích khi được làm những điều mình yêu, học hỏi và gặp gỡ nhiều phụ nữ cùng chung đam mê ở các lĩnh vực: ẩm thực, handmade, homemade, mỹ phẩm organic… với sự hướng dẫn của các chuyên gia nổi tiếng.

Hãy chia sẻ ngay đam mê của bạn tại http://waf.afamily.vn để có cơ hội tham dự workshop "Ngày thứ 8 của mẹ" và mang về nhiều phần quà giá trị ngay bây giờ nhé!

Đây mới là sinh vật khổng lồ nhất thế giới nhưng chẳng ai nhìn thấy được - Ảnh 8.


Chia sẻ