Đặt lịch cho tuần trăng mật, đôi vợ chồng mới cưới điếng người với khoản phát sinh gần 20 triệu đồng
Chỉ vì một lỗi nho nhỏ, đôi vợ chồng mới cưới choáng váng khi tốn kém mất 1/3 chi phí du lịch dù chưa bắt đầu chuyến đi.
Đi du lịch ai mà chẳng muốn mọi chuyện thuận lợi. Nếu như đó là chuyến tuần trăng mật thì lại càng muốn nó hoàn hảo từ đầu đến cuối. Tuy nhiên, chúng ta làm sao lường trước được mọi việc phát sinh.
Một người phụ nữ đã công khai lên án công ty du lịch sau khi bị tính phí 698,5 bảng Anh (gần 20 triệu đồng) để thay đổi họ của mình khi đặt phòng cho tuần trăng mật của cô và chồng mới cưới.
Sharon Berrett, đến từ Sunderland, nước Anh và chồng sau khi tổ chức hôn lễ đã dự định có tuần trăng mật tại New York (Mỹ). Cô đã thành công đặt vé sau khi được một công ty du lịch liên lạc. Lịch bay của họ cho chuyến đi này là vào ngày 9 tháng 12.
Được biết, khi cô đăng ký hộ chiếu với công ty du lịch, Sharon phát hiện ra hộ chiếu được cấp với tên ngày còn trẻ của cô nhưng cái đó đã bị mất. Cô sau đó phải đăng ký một hộ chiếu mới được cấp dưới họ của chồng vì dù sao cô cũng đã kết hôn rồi. Một bản sao của hộ chiếu mới này đã được gửi cho công ty du lịch.
Sharon nói: "Tôi đã đánh mất hộ chiếu cũ của mình nhưng tôi muốn lấy lại nó. Khi tôi đến đại lý và trình bày với họ mong muốn đó, họ đã phản hồi rằng tôi sẽ phải trả 55 bảng Anh (khoảng 1,5 triệu đồng). Tôi cảm thấy chi phí đó rất ổn và ngay lập tức đồng ý với họ".
Nhưng ba ngày sau, đại lý du lịch đã liên lạc lại cho cô và thông báo rằng chi phí bổ sung phải trả là 698,5 bảng Anh (gần 20 triệu đồng) nếu muốn đổi họ của mình. Hoặc không, cô sẽ mất 99% chi phí tuần lễ đã đặt lịch ngay trước khi nó diễn ra. Vì kỳ nghỉ đã đến rất gần, cô không còn lựa chọn nào ngoài việc trả số tiền đó. Cô không hiểu lí do vì sao chỉ đổi tên trên tấm vé máy bay và nơi đặt phòng lại phải tốn đến khoản tiền lớn như vậy.
"Trao đổi qua lại giữa đại lý du lịch với Air France (một hãng hàng không của Pháp), những điều họ nói với tôi hoàn toàn không đồng nhất. Phía đại lý giải thích chi phí đó sản sinh là do vé của tôi đã được in. Nhưng Air France cho rằng đó là vé kỹ thuật số và tôi hoàn toàn có thể thay đổi họ của mình, thậm chí là thay đổi người đặt vé trong vòng 72 giờ trước khi chuyến bay khởi hành", Sharon bức xúc.
Cô nói thêm: "Phía công ty nói rằng họ sẽ sớm gửi tôi bảng phân tích chi phí nhưng mãi họ vẫn không gửi mặc dù tôi đã hỏi rất nhiều lần. Cuối cùng thì tôi vẫn không hiểu nổi những khoản phí tôi phải trả là gì".
Theo Sharon, vợ chồng cô đã tính toán cho chuyến đi và họ đã dự trù khoảng 2.200 bảng Anh (hơn 62 triệu đồng). Nhưng khi chuyến bay chưa bắt đầu thì họ đã phải bỏ ra khoảng 20 triệu đồng, tức gần 1/3 số tiền đó cho khoản phí mà họ còn không biết đó là gì. Sharon cho rằng cô đã cảm thấy "khốn đốn" và cách xử lý vấn đề của đại lý du lịch chẳng khác nào đang "bóp cổ" cô.
Được biết, ngay từ đầu, phía công ty du lịch đã liên lạc với Sharon nhưng 2 bên không làm việc trực tiếp với nhau. Khoản chi phí đó cũng được thông báo qua điện thoại mà không có bất kỳ một loại giấy tờ hay điều khoản nào cho giao dịch giữa họ.
Có lẽ vì lí do này mà khi sự cố xảy đến, Sharon đã hoàn toàn bất lực và phải trả khoản chi phí vô lí đó, chi phí của chuyến tuần trăng mật bị đội lên vô lý. Đây cũng chính là bài học cho nhiều người. Khi muốn thực hiện một giao dịch hay bất cứ điều gì liên quan đến các công ty và đại lý, tốt nhất hãy đến tận nơi hoặc ít nhất nên có một bản hợp đồng giữa hai bên.
Một chuyến tuần trăng mật cứ ngỡ sẽ ngọt ngào lại trở nên trắc trở ngay khi máy bay chưa cất cánh. Cái chính ở đây là việc tâm trạng của cô dâu chú rể tệ hơn rất nhiều vì vướng phải những điều không đáng có như trên.