Đắng lòng phận trẻ mồ côi tật nguyền
Nép mình ở một góc núi Ba Vì, Trung tâm Nuôi dưỡng Người già và Trẻ tàn tật Hà Nội là tổ ấm của nhiều trẻ em tật nguyền, bị bỏ rơi, luôn khát thèm hơi ấm tình thương.
Nhói lòng tiếng khóc mồ côi
Phòng sơ sinh của Trung tâm Nuôi dưỡng Người già và Trẻ tàn tật Hà Nội (Thụy An, Ba Vì) vừa tiếp nhận thêm một thành viên đặc biệt: bé Nguyễn Hồng Mai. Cô bé bị rối loạn bẩm sinh, vùng da nơi hốc mắt không tách ra thành mí mà dính liền lại.
Khắc khoải những đứa trẻ không có… tuổi
Tại những phòng trẻ khác trong Trung tâm, tiếng nói cười bi bô được thay bằng những tiếng ú ớ không thành lời. Đó là nơi chăm sóc trẻ có khiếm khuyết nặng, hầu hết bị bại não.
Phòng sơ sinh của Trung tâm Nuôi dưỡng Người già và Trẻ tàn tật Hà Nội (Thụy An, Ba Vì) vừa tiếp nhận thêm một thành viên đặc biệt: bé Nguyễn Hồng Mai. Cô bé bị rối loạn bẩm sinh, vùng da nơi hốc mắt không tách ra thành mí mà dính liền lại.
Dưới lớp da dính liền là đôi mắt chờ được đón ánh mặt trời
Hơn một tháng trước, cô bé bị bỏ rơi ở cửa nhà một đôi vợ chồng già ở phố Hồng Mai (Hoàng Mai, Hà Nội). Họ đã đưa em bé sơ sinh này vào bệnh viện Nhi, rồi sau đó chuyển về Trung tâm. Trung tâm đã đặt tên cho bé là Hồng Mai, theo tên con phố nơi bé bị bỏ rơi.Ngái ngủ…
Ông Đỗ Đức Hồng, Giám đốc Trung tâm cho biết: “Trung tâm chúng tôi đã tiếp nhận nhiều trường hợp không có mắt do bại não, hầu hết các cháu đều không có cơ hội nhìn thấy. Trường hợp của cháu Hồng Mai thì khác. Bác sĩ nói Mai có khả năng nhìn được vì dưới lớp da vẫn có tròng mắt, hai nhãn cầu cũng biết di chuyển qua lại, có những phản ứng như nhíu mày, nheo mắt khi ngáp hoặc khi có ánh sáng mạnh.” Khóc nhè vì bị giật mình
“Khi mới được đón về Trung tâm, bé Mai rất nhẹ cân, bù lại, con rất ngoan, ít quấy khóc, đêm ngủ cũng sâu giấc. Hiện giờ con ăn khá tốt, mỗi lần ăn được 100 ml sữa, bế cũng thấy cứng cáp hơn.” – chị Giang, người phụ trách chăm sóc bé Hồng Mai cho hay.
Bé tập thể dục
Nếu được làm phẫu thuật tách mi kịp thời, khả năng nhìn bình thường của bé Hồng Mai là rất cao
Cùng phòng với Hồng Mai là 28 bé khác từ sơ sinh đến 2 – 3 tuổi, một số bé bị tật nguyền, còn phần lớn là những đứa trẻ khỏe mạnh bình thường. Nếu may mắn, các bé sẽ được nhận làm con nuôi, nếu không, chúng sẽ sống mãi ở Trung tâm.Giấc trưa
“Nhớ mẹ quá, mút tay tạm vậy!”
Chẳng ai dạy, nhưng có lẽ cùng phận mồ côi bồ cút, bọn trẻ tự biết cách hòa thuận với nhau. Chúng cùng ăn, cùng ngủ, cùng chơi, có khi cùng… ốm. Hết sữa rồi mà vẫn thòm thèm
Chúng cũng “lây” nhau cả nỗi khát thèm tình cảm nữa. Cứ thấy người, bất kể người lạ hay quen, chúng đều nhao nhao đòi được bế vào lòng, rồi ôm ghì lấy cổ người lớn mà thơm lên má, tựa đầu vào vai như hít hà hơi ấm của tình thương. “Con không thích ở trong cũi đâu!”
Chẳng ai, kể cả các mẹ ở Trung tâm biết đích xác ngày sinh của các bé. Ngày vào ở Trung tâm sẽ được coi là ngày sinh nhật. Những kẻ “đào tẩu”
Cân nặng, chiều cao của các bé cũng chỉ được áng chừng, vì như một mẹ tâm sự, “lo được cho lũ trẻ ăn no, khỏe mạnh, không ốm vặt là đủ mệt nhoài rồi, chẳng ai còn thời gian cân đo cho chúng nữa”. “Ngáo ộp đây!”
Thói quen, sở thích của các bé, các chị thuộc nằm lòng. Đứa nào hay leo trèo, đứa nào háu ăn, đứa nào lém lỉnh… các chị đọc vanh vách. Các mẹ nhớ tính nết của từng đứa con
Bọn trẻ ở đây đều có những cái tên rất “kêu” như Hồng Phúc, Hy Vọng, Tuấn Anh… chứa đựng những lời chúc, mong muốn các bé sẽ có một cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc sau này.Khắc khoải những đứa trẻ không có… tuổi
Tại những phòng trẻ khác trong Trung tâm, tiếng nói cười bi bô được thay bằng những tiếng ú ớ không thành lời. Đó là nơi chăm sóc trẻ có khiếm khuyết nặng, hầu hết bị bại não.
Những em bé đang ngồi chờ đến lượt mình được ăn
Mỗi đứa bé nằm trong một ngăn cũi, ngơ ngác huơ huơ đôi cẳng tay gầy nhẳng, để lộ nét xanh xao của làn da cớm nắng. Thi thoảng, có đứa hềnh hệch cười thất thần, nom ngây ngô đến lạ. Tất cả đều được đóng khố tự chế từ những mảnh chăn đã sờn mòn hoặc quần áo cũ. Có những bé “bình thường” hơn biết giúp các mẹ chăm em…
… hoặc tha thẩn chơi trong sân
Chị Hoa – một người phụ trách phòng trẻ này cho hay, các bé đều không có khả năng nhận thức, không thể làm được việc gì, tất cả phụ thuộc vào người chăm sóc. Do không tự chủ được hành động và cảm xúc nên hầu hết số trẻ này rất bướng bỉnh và thường hành động theo bản năng bộc phát. Đằng sau cánh cửa này, có tương lai nào đang chờ?
“Chúng chẳng biết gì đâu, có đứa mười mấy tuổi mà chẳng khác gì trẻ hai, ba tuổi. Rèn lắm chúng mới chịu ngồi yên trên ghế để các cô xúc cơm cho ăn đấy. Có một số cháu bị động kinh, phải nằm cách ly, những khi lên cơn thường la hét, cắn cấu các bạn khác, có đứa còn trèo tường, trốn ra ngoài nữa” – một hộ lý làm việc ở Trung tâm kể. Những “cửa sổ tâm hồn” đóng khép
Chẳng ai rõ chúng bao nhiêu tuổi…
Những đứa trẻ bị bại não được chăm sóc ở Trung tâm Nuôi dưỡng Người già và Trẻ tàn tật Hà Nội thường “sống đời” với sự chăm sóc của các mẹ. Chúng là những đứa trẻ “không có tuổi”, sống những tháng ngày đếm lùi…