Dân công sở phải nhớ: Thông minh chưa chắc đã có hạnh phúc, dùng "não" sai cách chỉ tự hại chính mình!

Old Fashioned,
Chia sẻ

Hạnh phúc và thông minh dẫu có liên quan nhưng chưa chắc tỉ lệ thuận với nhau. Thậm chí đôi khi chúng còn đối nghịch: Càng thông minh, càng không có được hạnh phúc! Dân công sở đã biết hay chưa?

Thông minh là một loại đại trí tuệ phàm làm người ai ai cũng mong muốn có được. Riêng trong môi trường văn phòng, thông minh không chỉ giúp dân công sở hoàn thành xuất sắc mọi việc được giao mà còn là thứ “vũ khí” lợi hại hỗ trợ họ rất nhiều trên con đường sự nghiệp và đưa họ đến thành công nhanh hơn bất kỳ ai khác.

Tuy nhiên, đáng tiếc rằng phần đông dân công sở hay nhầm lẫn rằng, có trí thông minh, có được sự nghiệp thành công rực rỡ hay vinh hoa phú quý là có được cuộc sống hạnh phúc bình an. Thật sự mà nói, hạnh phúc và thông minh dẫu có liên quan nhưng chưa chắc tỉ lệ thuận với nhau. Thậm chí đôi khi chúng còn đối nghịch: Càng thông minh, càng không có được hạnh phúc.

Dân công sở phải nhớ: Thông minh chưa chắc đã có hạnh phúc, dùng "não" sai cách chỉ tự mình hại mình! - Ảnh 1.

Khái niệm nghe có vẻ kỳ lạ này xưa kia đã được cổ nhân gói gọn trong một câu nói “thông minh quá tật bị thông minh hại”, dân công sở đã nghe đến chưa? Nếu chưa nghe, chưa tin hoặc chưa hiểu, xin mời xem 4 hành vi phổ biến chứng minh dưới đây:

Thông minh sinh háu thắng, khắt khe với bản thân

Dân công sở thông minh đa phần đều có tố chất hơn người trên con đường sự nghiệp, do đó không tránh khỏi nhiều khi họ nảy sinh lòng tham vọng, háu thắng muốn đi thật nhanh, để có những thứ mà “người thường” hiếm ai có được. Thế là họ đặt mục tiêu thật cao và cố gắng phấn đấu hết sức mình đạt được mục tiêu đó.

Dân công sở phải nhớ: Thông minh chưa chắc đã có hạnh phúc, dùng "não" sai cách chỉ tự mình hại mình! - Ảnh 2.

Tiếc rằng, người tính không bằng trời tính, thông minh cỡ nào cũng không tránh khỏi những lúc gặp bất trắc khó khăn. Khi xui xẻo thất bại, dân công sở thông minh tự trách chính mình, rồi sinh ra tự ti, chán nản, hạnh phúc mãi xa tầm tay. Sau đó không ít người còn tự kỷ luật với bản thân, gò ép và khắt khe với chính mình hơn bao giờ hết, cứ như thế, một giấc ngủ an lành còn không có thì huống gì hai từ bình an.

Thông minh sinh kiểm soát, chấp niệm bắt bớ đồng nghiệp

Dân công sở thông minh  chắc có lẽ khỏi phải bàn, họ luôn là nhân tố tài giỏi trong công ty, làm việc gì cũng nhanh chóng với kết quả thật tốt. Tuy nhiên, lắm khi thông minh quá lại khiến họ mắc căn bệnh “bắt bớ đồng nghiệp”: Vì mình thông tuệ và tài giỏi nên mình muốn mọi người xung quanh ai cũng phải thông tuệ và tài giỏi như mình.

Dân công sở phải nhớ: Thông minh chưa chắc đã có hạnh phúc, dùng "não" sai cách chỉ tự mình hại mình! - Ảnh 3.

Và rồi từ đây, hội công sở thông minh luôn tìm cách kiểm soát đồng nghiệp, bắt đồng nghiệp phải làm theo mình, chỗ này không đúng nên sửa lại ngay, chỗ kia sai rồi làm lại từ đầu,... Đáng tiếc, mỗi người mỗi tố chất, khi nhận ra sự thật là rất hiếm có đồng nghiệp nào đáp ứng được tiêu chuẩn thông minh của bản thân, các dân công sở “phi phàm” này bắt đầu hụt hẫng, oán giận, dễ bực bội và thường xuyên nổi cáu. Hạnh phúc cứ thế tiêu tan!

Thông minh sinh phức tạp, tâm lý suy diễn lung tung

Dân công sở thông minh lúc nào cũng rất giỏi phân tích vấn đề và từ đó nhanh chóng tìm ra hướng giải quyết công việc một cách hoàn hảo nhất. Ấy vậy mà cũng chính từ tài năng giỏi phân tích vấn đề này nhiều lúc lại khiến họ trở nên cầu toàn thái quá và phức tạp hóa mọi vấn đề, từ to cho tới nhỏ. Họ nghĩ ngợi, nghi ngờ, lo sợ, dè dặt,... rồi vô tình làm cho bản thân đánh mất sự tự tin vốn có.

Dân công sở phải nhớ: Thông minh chưa chắc đã có hạnh phúc, dùng "não" sai cách chỉ tự mình hại mình! - Ảnh 4.

Thông minh quá kiểu này, thật sự chỉ có tự hại chính mình, đưa bản thân vào tâm bệnh và những trận stress không hồi kết về công việc. Ăn cũng phải suy nghĩ, ngủ cũng phải suy nghĩ, làm việc gì cũng phải tìm ra hàng chục con đường mới dám bước chân đi. Kiểu này hoài thì, hạnh phúc và thư thái tâm hồn từ đâu ra?

Thông minh sinh lao lực, sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng

Dân công sở thông minh luôn hết mình với công việc, họ chăm chỉ và tuyệt đối chú tâm vào mọi việc được giao để rồi sau đó, họ mang việc về nhà làm, chẳng thiết tha gì chuyện ăn uống tập luyện thể thao hay ra ngoài vui chơi với bạn bè hoặc đi du lịch hít thở không khí trong lành. Ngày này qua tháng nọ đều như thế và rồi vô tình đẩy cơ thể rơi vào kiệt quệ, hết tâm bệnh đến thân bệnh rủ nhau ghé thăm thường xuyên.

Dân công sở phải nhớ: Thông minh chưa chắc đã có hạnh phúc, dùng "não" sai cách chỉ tự mình hại mình! - Ảnh 5.

Một số nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, người thông minh quá xem trọng công việc thường có xu hướng mắc phải nhiều bệnh tật hơn người khác như các vấn đề về tim mạch, hệ tiêu hóa, thần kinh,... Chưa kể để giảm stress họ thường dùng các chất kích thích có tác dụng tức thời nhưng vô cùng độc hại như thuốc lá, cà phê và cả rượu bia.

Toàn thân mang bệnh, sẽ tới một lúc nào đó dân công sở thông minh sẽ nhận ra rằng, hạnh phúc chưa bao giờ kề cận bên mình…

Dân công sở phải nhớ: Thông minh chưa chắc đã có hạnh phúc, dùng "não" sai cách chỉ tự mình hại mình! - Ảnh 6.

Quả thật, qua 4 ví dụ điển hình bên trên chúng ta đã có thể hình dung được rõ hơn về câu nói tưởng cao siêu nhưng lại vô cùng gần gũi: “Thông minh quá ắt bị thông minh hại”. Nói thế không phải là để dân công sở xem nhẹ trí tuệ của bản thân và chuyển sang sống cuộc đời vô lo vô nghĩ.

Thông minh về bản chất là một tố chất cực kỳ tốt lành, cực kỳ may mắn, tuy nhiên hãy biết vận dụng nó một cách đúng đắn, đừng để nó điều khiển mình và nảy sinh tâm lý tiêu cực, cũng đừng khiến nó vô tình “cướp” mất hạnh phúc của bản thân. Phàm dân công sở cũng là người, mà đã là người thì hạnh phúc trong đời mới chính là chân ái.

Giàu có, thành công, phú quý với trí tuệ siêu phàm mà không có hạnh phúc, cuộc đời như thế âu cũng chỉ vô nghĩa mà thôi!

Dân công sở phải nhớ: Thông minh chưa chắc đã có hạnh phúc, dùng "não" sai cách chỉ tự mình hại mình! - Ảnh 7.

Chia sẻ