Cuộc sống địa ngục của hơn 40.000 trẻ em tại các khu mỏ châu Phi

SKYE,
Chia sẻ

Khi đưa vào sản xuất những chiếc xe điện, các nhà sản xuất lớn như Tesla không hề biết rằng để có linh kiện sản xuất xe, nơi đầu nguồn cung ứng là các khu mỏ Cobalt tại Congo, châu Phi, hàng chục nghìn em nhỏ đã phải làm việc quần quật bất kể nắng mưa.

Nhặt từng viên đá bằng đôi tay không, cậu bé gầy gò, đen đúa thở dài với cái nhìn hiu hắt. Tên em là Dorsen. Em là một trong hàng chục đứa trẻ khác đang ngày đêm làm việc tại khu mỏ ô nhiễm, bụi bặm tại Cộng hòa Congo, nơi chất độc phủ đầy những đôi mắt ngây thơ và nguy cơ ung thư da hay phổi luôn rình rập. Với mức lương rẻ mạt, các em phải làm việc vất vả để tìm ra được quặng cobalt - nguyên liệu chính cho các cục pin chạy xe điện.

Nhiều người lo sợ rằng, khi thế giới chuyển qua xu hướng chạy xe điện, sẽ ngày càng có nhiều trẻ em phải làm việc trong những chốn địa ngục như vậy để có thể đáp ứng được nhu cầu trên thế giới.

Cuộc sống địa ngục của hơn 40.000 trẻ em tại các khu mỏ châu Phi - Ảnh 1.

Những đứa trẻ bị đánh đập và hành hạ tại các mỏ Cobalt.

Theo ước tính, có khoảng 40,000 trẻ em đang làm việc mỗi ngày tại các khu mỏ trên khắp cộng hòa Congo. Đổi lại được vài đồng tiền, các em phải chấp nhận nguy cơ suy giảm sức khỏe nghiêm trọng và thậm chí là cái chết.

Hầu hết tất cả các công ty sản xuất xe điện lớn đều nhập cobalt từ các nước nghèo khu vực Trung Phi. Đây là nơi cung ứng cobalt lớn nhất thế giới với khoảng 60% lượng dự trữ của toàn thế giới. Cobalt được khai thác tại đây trước khi chuyển tới châu Á, nơi các công ty sản xuất pin sẽ thực hiện công đoạn chế tạo.

Những đứa trẻ phải đào sâu xuống lòng đất với những công cụ thô sơ và không có đồ bảo hộ hay máy móc hiện đại. Đôi khi, các em bị ép phải chui xuống những khu hầm nhỏ hẹp và chật chội để khai thác với nguy cơ bị sập bất cứ lúc nào.

Cuộc sống địa ngục của hơn 40.000 trẻ em tại các khu mỏ châu Phi - Ảnh 2.

Các em nhỏ, có em mới 4 tuổi, đã phải làm việc vô cùng vất vả tại những khu mỏ nguy hiểm.

Cobalt được coi là một trong những kim loại gây nguy hiểm cho con người. Chưa nói tới việc hấp thụ trực tiếp cobalt vào người, chỉ cần ăn rau trồng trên đất có nhiễm cobalt có thể khiến người ta buồn nôn, bị tiêu chảy, ảnh hưởng đến phổi và đường tiêu hóa.

Không có con số chính xác về số trẻ em đã thiệt mạng tại các khu khai quặng cobalt tại vùng Katanga. Liên Hiệp Quốc ước tính con số này vào khoảng 80 em/năm. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp không được báo tử và thê thảm hơn khi thi thể của các em bị chôn vùi mãi mãi trong các hầm khai thác. Thậm chí, nhiều bé gái mới 9, 10 tuổi đã trở thành nạn nhân của các vụ tấn công tình dục và mang thai khi còn quá nhỏ.

Cuộc sống địa ngục của hơn 40.000 trẻ em tại các khu mỏ châu Phi - Ảnh 3.

Nhiều bé gái còn bị xâm hại tình dục.

Nhiều em nhỏ không có lựa chọn nào khác khi cảnh đời túng quẫn, các em phải lo cho cả gia đình. Dù bị đánh đập, la mắng suốt ngày, Dorsen hay lũ trẻ ở đây cũng không có lựa chọn nào khác. Lũ trẻ đều cho biết, mỗi ngày ở đây đều như địa ngục. Dù Congo cũng có những điều luật để ngăn chặn tình trạng lạm dụng lao động trẻ em nhưng dường như những điều luật đó vẫn ngày ngày bị người ta phớt lờ.

Tổ chức lao động quốc tế của Liên Hiệp Quốc miêu tả những mỏ cobalt tại Congo là "một trong những hình thức bóc lột trẻ em tồi tệ nhất".

Cuộc sống địa ngục của hơn 40.000 trẻ em tại các khu mỏ châu Phi - Ảnh 4.

Tuy nhiên, lũ trẻ không có lựa chọn nào khác...

Chia sẻ