Công an cảnh báo thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua Zalo khiến nhiều người Việt Nam "sập bẫy", người dùng tuyệt đối không được thực hiện
Thời gian qua, lực lượng Công an và các cơ quan chức năng đã có nhiều cảnh báo về việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng xã hội.
Mặc dù lực lượng Công an và các cơ quan chức năng đã nhiều lần cảnh báo về nguy cơ lừa đảo, chiếm đoạt tài sản qua mạng xã hội và tội phạm công nghệ cao. Tuy nhiên, nhiều người dân vẫn thiếu cảnh giác, tạo cơ hội cho kẻ gian thực hiện hành vi lừa đảo.
Thời gian vừa qua, nhiều người dùng nhận được tin nhắn của người thân/bạn bè về việc tham gia bình chọn cuộc thi hoa hậu trên Zalo, với lời đề nghị quét mã QR để "like" và chia sẻ bình chọn. Không ít người người dùng đã mất cảnh giác, làm theo hướng dẫn của "người bạn" (thực chất đã bị kẻ lừa đảo chiếm quyền kiểm soát tài khoản) qua tin nhắn. Sau khi quyết mã QR, tài khoản Zalo của họ bị chiếm đoạt, kẻ gian sau đó mạo danh chủ tài khoản để nhắn tin vay tiền từ người thân, bạn bè của nạn nhân.
Phương thức của các kẻ gian thường sẽ là: Tạo một Website trên mạng rồi nhắn kèm đường link hoặc mã QR cho các tài khoản Zalo (các đường link, mã QR này được ngụy trang bằng việc nhờ bình chọn trong các cuộc thi qua Zalo), sau đó khi người dùng click vào các đường link hoặc sử dụng Zalo quét mã QR truy cập và điền đầy đủ thông tin cá nhân (số điện thoại, tên đăng nhập, mật khẩu...), các thông tin sẽ được chuyển đến đối tượng, từ đó dễ dàng chiếm đoạt tài khoản Zalo.
Sau khi kiểm soát được tài khoản, kẻ lừa đảo nhanh chóng thay đổi mật khẩu, xóa thông tin xác thực và nghiên cứu các tin nhắn từ bạn bè, người thân. Đặc biệt, chúng còn tạo lập các tài khoản ngân hàng trùng tên với nạn nhân để gửi tin nhắn vay tiền, nhờ chuyển tiền hoặc mua thẻ điện thoại nhằm chiếm đoạt tài sản. Thủ đoạn này đặc biệt nguy hiểm vì lợi dụng xu hướng tổ chức các cuộc thi bình chọn trực tuyến đang rất phổ biến hiện nay.
Thủ đoạn này chính là một dạng tội phạm nắm bắt xu hướng tổ chức các cuộc thi bình chọn trực tuyến đang rất phổ biến hiện nay trên mạng xã hội.
Trước tình hình tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng xã hội ngày càng phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi, Công an Hà Nam khuyến cáo người dân cần nâng cao cảnh giác khi tham gia hoạt động trên không gian mạng, đặc biệt là mạng xã hội Zalo. Người dùng nên thận trọng và không nhập thông tin cá nhân vào các website không đáng tin cậy.
Các đối tượng lừa đảo qua mạng thường có trình độ cao và am hiểu sâu về công nghệ thông tin. Chúng sử dụng các phần mềm và thiết bị chuyên dụng để tấn công vào các tài khoản mạng xã hội như Zalo, chiếm quyền sử dụng nhằm tiếp cận danh sách bạn bè của nạn nhân. Sau đó, chúng nhắn tin với những lý do khẩn cấp như vay tiền hoặc nhờ chuyển tiền để lừa đảo và chiếm đoạt tài sản.
Những tài khoản bị đánh cắp thường có mật khẩu đơn giản, dễ đoán. Sau khi chiếm được quyền sử dụng, các đối tượng lừa đảo thường nghiên cứu kỹ thông tin cá nhân, sở thích, lịch sử trò chuyện và cách giao tiếp của nạn nhân với bạn bè, người thân. Từ đó, chúng mạo danh nạn nhân để thực hiện các hành vi lừa đảo.
Ngoài ra, người dùng mạng xã hội cần lưu ý để tránh bị chiếm đoạt tài khoản mạng xã hội:
- Nêu cao tinh thần cảnh giác khi tham gia hoạt động trên không gian mạng internet, nhất là mạng xã hội Zalo, chú ý không nhập thông tin cá nhân vào các địa chỉ website không tin cậy.
- Tăng cường bảo mật tài khoản Zalo bằng cách thiết lập xác thực hai lớp qua số điện thoại và sử dụng mật khẩu ít nhất 8 ký tự bao gồm chữ, số và ký tự đặc biệt. Khi có người đề nghị vay tiền hoặc chuyển tiền, cần gọi điện thoại trực tiếp để kiểm tra và xác minh thông tin.
- Tuyệt đối không chia sẻ mật khẩu và các thông tin cá nhân như nghề nghiệp, ngày sinh hoặc địa chỉ check-in; không kết bạn với những tài khoản lạ, tài khoản từ người nước ngoài hoặc tài khoản chủ động gửi lời mời kết bạn; không cung cấp thông tin cá nhân hay chuyển tiền khi chưa kiểm tra, xác minh kỹ, chính xác thông tin của người nhận, đặc biệt là trong các giao dịch trực tuyến.
- Khi phát hiện dấu hiệu bị lừa đảo cần nhanh chóng trình báo cơ quan Công an nơi gần nhất để được hỗ trợ.