Con dâu "khẩu nghiệp" khinh mẹ chồng nhặt ve chai, đến khi tận mắt thấy bà nằm co giữa nhà, hai mắt ậc nước cô mới ôm mặt hối hận

Hải Hương,
Chia sẻ

Sống cùng mẹ chồng, My ngày càng ức chế, mỗi lần đến cơ quan lại ngặt cổ "khẩu nghiệp" với bạn cho đỡ tức...

"Khổ lắm, nếu mẹ thiếu tiền thì bảo con đưa, sao lại cứ đi nhặt mấy thứ chai lọ rác rưởi này làm gì", giật lấy túi nilon trên tay mẹ chồng, My dắt bà vào nhà. Cô về phòng nằm vật xuống giường thở dài gọi Kiên: "Em mệt mỏi với mẹ anh lắm rồi, sung sướng không biết hưởng suốt ngày cứ lẩn thẩn tìm rác bới, ngượng hết cả mặt với hàng xóm láng giềng. Kia kìa, sau lưng họ toàn bảo sao con dâu con trai giàu có mà bắt mẹ đi nhặt rác đó".

Chẳng đợi chồng nói lại, My tắt phụt máy úp mặt vào gối hét ầm cho thỏa cơn bực tức trong lòng.

012T13111-2

Ảnh minh họa

Mấy tháng nay cuộc sống của My bị đảo lộn 180 độ vì chồng cô đón mẹ lên sống cùng. Bà ngoài 80 tuổi, tuy còn khỏe nhưng thần trí thì không được tỉnh táo, cứ lúc nhớ lúc quên. Khổ nhất là con dâu cho bao nhiều tiền bà đều cất đi rồi hàng ngày lang thang mang bao, mang túi đi dọc phố bới rác bán đồng nát. Nói nhiều cũng chẳng được, cứ đợi con dâu ra khỏi nhà là bà lại mở cửa ra ngoài bới tung thùng rác nhà hàng xóm. Không biết bao lần cô bị người ta gọi ra mắng xơi xơi vào mặt. Đã vậy thời gian này Kiên lại đi công tác nước ngoài, thành thử mọi chuyện mình My gánh hết.

Ức quá My bảo chồng đưa bà về quê thuê người chăm mà anh không chịu. "Chính vì thần trí của mẹ không còn minh mẫn nên anh mới phải đón mẹ lên ở cùng để mình tiện chăm sóc. Mẹ chỉ còn có anh là con, nếu anh không chăm mẹ thì ai chăm đây", Kiên giải thích.

My bất lực chấp nhận sống chung với mẹ chồng. Thật lòng cô cũng chẳng ghét bỏ gì bà nhưng cái kiểu dớ dẩn, nhớ nhớ quên quên của bà đúng là nhiều lúc làm cô phát điên. Nhiều hôm vừa ăn cơm xong, hàng xóm sang chơi cụ lại bô bô kể: "Từ sáng tới giờ chúng nó có cho tôi ăn gì đâu".

May My đi ngang qua nghe thấy mới vội vàng giải thích, nhưng có phải lúc nào cô cũng theo sau sửa lời mẹ chồng mãi được. Thành thử My ngày càng ức chế, mỗi lần đến cơ quan lại ngặt cổ "khẩu nghiệp" với đồng nghiệp cho đỡ tức: "Không biết mẹ chồng còn hành em đến bao giờ nữa. Đang yên đang lành lại phải nuôi bà già điên điên khùng trong nhà đúng là khổ hơn đi đày".

Chiều ấy, My đang nấu cơm trong bếp thì thấy hàng xóm gọi ầm: "Cô sang gọi mẹ chồng về ngay. Thùng rác nhà người ta đang gọn gàng thì vào lục tung, vương vãi tung tóe hết cả ra. Giàu thế còn tham, bắt mẹ già đi nhặt rác".

Tiếng lẩm bẩm của ông hàng xóm làm My vừa bực vừa xấu hổ. Mẹ Kiên mặt vẫn cúi gằm, hai mắt đăm chiêu đếm từng cái chai trong túi.

Bà toan quay bước đi tiếp liền bị con dâu kéo giật trở lại. Đưa mẹ chồng về phòng rồi, My mang chổi, hót rác ra ngõ dọn "chiến trường" bà gây ra. Xong việc My quay về định sẽ nói chuyện thẳng thắn với bà, nếu bà không thay đổi nhất quyết cô sẽ cho bà về quê. Ngờ đâu My vừa mở cửa đi vào đã thấy cụ nằm co cắp dưới nền nhà, hai mắt ngấn nước. Nghĩ mẹ chồng giận dỗi với mình, My nói như mếu: "Giời ạ, mẹ lại làm sao nữa. Rốt cuộc mẹ còn muốn hành con tới mức nào mới vừa lòng đây?".

56

Ảnh minh họa

Mắt mẹ Kiên vẫn nhắm nghiền, những lời con dâu nói bà chẳng để vào tai, miệng lẩm bẩm: "Mẹ phải nhặt thật nhiều vỏ chai... nhặt thêm nữa".

Nản quá, My về phòng gọi điện cho Kiên kể đầu đuôi mọi chuyện. Nghe xong anh thở dài bảo: "Ngày trước nhà anh nghèo lắm, bố mất sớm, mẹ phải đi lượm vỏ chai nuôi 2 đứa con. Anh trai anh mắc bệnh nặng, vì không đủ tiền chạy chữa mới qua đời. Từ đó mẹ luôn tự dằn vặt bản thân. Bà suy nghĩ nhiều quá, về già mới đãng trí lẩn thẩn như vậy. Đầu óc bà lúc nào cũng nhớ về quá khứ đau lòng ấy mới suốt ngày đi nhặt chai nghĩ là để nuôi con. Vì đó là câu chuyện buồn nên anh không muốn kể ra, nay anh chia sẻ để em biết, mong em hiểu và đừng giận mẹ vợ nhé".

My đứng chôn chân hóa đá, cô nhận ra những ngày qua mình đã quá vô tâm với mẹ chồng, chưa bao giờ cô hối hận và thương bà tới vậy. Lẳng lặng đến bên mẹ chồng, My cúi xuống ôm chặt lấy bà rồi thủ thỉ vỗ về: "Từ mai con sẽ kiếm thật nhiều vỏ chai về cho mẹ".

Thế là từ đó, mỗi ngày đi làm My đều mang vài vỏ chai sạch về cho mẹ chồng. Nhìn nụ cười hạnh phúc và sự mong ngóng của bà, My thấy lòng mình ấm áp đến lạ.

banner chan bai Thu thach 7 ngay khong khau nghiep

Chia sẻ