Cốc Cocacola chứa chì và catmi nguy hiểm như thế nào?
Hãng Coca- cola vừa thu hồi hàng chục ngàn chiếc cốc chứa hàm lượng chì cao gấp 1000 lần giới hạn cho phép có nguy cơ gây ung thư.
Hãng Coca-Cola tại Mỹ vừa thu hồi 88.000 chiếc cốc xuất xứ Trung Quốc vì chứa hàm lượng chì cao gấp 1.000 lần giới hạn cho phép và một loạt lô cốc khác có chứa catmi, một chất còn độc hơn chì, có trong hình minh họa in trên cốc.
Theo ông Đỗ Gia Phan, Phó chủ tịch Hiệp hội Bảo vệ người tiêu dùng, catmi là một kim loại nặng đứng thứ 7 trong 275 chất cực độc, thường được dùng để sơn phủ lên đồ nữ trang để đồ nữ trang trở nên óng ánh, đẹp hơn.
Giống như chì, thủy gân, mangan, catmi cũng là chất luỹ tích. Khi người dùng cầm nắm sản phẩm, chất độc này sẽ dính lên da tay, rồi qua quá trình ăn uống sẽ đi vào cơ thể.
Chì được biết là chất gây hại cho não bộ, gây ung thư. Còn catmi được xem độc hơn chì vì chúng tác động đến cả hệ xương và khớp, nhất là sau quá trình sử dụng lâu dài.
Cả chì và catmi, khi vào cơ thể, được hấp thụ một lượng nhất định, sẽ không thể loại bỏ ra khỏi cơ thể và lắng lại ở gan, gây ảnh hưởng bất lợi lên các tế bào gan. Đồng thời, khi ăn thức ăn chứa quá nhiều sắt, catmi sẽ khiến cơ thể không được hấp thụ hết, gây ung thư ruột thừa.
Hiện nay trên thị trường có nhiều sản phẩm cốc thủy tinh vẽ nhiều hình minh họa bắt mắt. Những sản phẩm độc hại này đã được cơ quan chức năng Việt Nam phối hợp đi kiểm tra cách đây ít tháng và đã có khuyến cáo với người tiêu dùng. Tuy nhiên, mức độ nguy hại như thế nào với con người thì đến nay vẫn chưa có cơ quan nào chính thức vào cuộc.
Ông Nguyễn Văn Nhiên, Chánh thanh tra Cục an toàn vệ sinh thực phẩm, Bộ Y tế cho biết, cốc, chén, bát đũa nằm trong nhóm đồ gia dụng nên cần phải xem xét cẩn thận và Cục sẽ vào cuộc khi có Cục quản lý thị trường yêu cầu.
Còn một lãnh đạo Chi cục quản lý thị trường Hà Nội lại cho biết, Cục chưa được nghe thông tin có liên quan đến những chiếc cốc độc này. Do đó, việc những sản phẩm độc hại đang lưu hành trên thị trường vẫn đang bị thả nổi.
Theo ông Đỗ Gia Phan, Phó chủ tịch Hiệp hội Bảo vệ người tiêu dùng, catmi là một kim loại nặng đứng thứ 7 trong 275 chất cực độc, thường được dùng để sơn phủ lên đồ nữ trang để đồ nữ trang trở nên óng ánh, đẹp hơn.
Giống như chì, thủy gân, mangan, catmi cũng là chất luỹ tích. Khi người dùng cầm nắm sản phẩm, chất độc này sẽ dính lên da tay, rồi qua quá trình ăn uống sẽ đi vào cơ thể.
Chì được biết là chất gây hại cho não bộ, gây ung thư. Còn catmi được xem độc hơn chì vì chúng tác động đến cả hệ xương và khớp, nhất là sau quá trình sử dụng lâu dài.
Cả chì và catmi, khi vào cơ thể, được hấp thụ một lượng nhất định, sẽ không thể loại bỏ ra khỏi cơ thể và lắng lại ở gan, gây ảnh hưởng bất lợi lên các tế bào gan. Đồng thời, khi ăn thức ăn chứa quá nhiều sắt, catmi sẽ khiến cơ thể không được hấp thụ hết, gây ung thư ruột thừa.
Hiện nay trên thị trường có nhiều sản phẩm cốc thủy tinh vẽ nhiều hình minh họa bắt mắt. Những sản phẩm độc hại này đã được cơ quan chức năng Việt Nam phối hợp đi kiểm tra cách đây ít tháng và đã có khuyến cáo với người tiêu dùng. Tuy nhiên, mức độ nguy hại như thế nào với con người thì đến nay vẫn chưa có cơ quan nào chính thức vào cuộc.
Ông Nguyễn Văn Nhiên, Chánh thanh tra Cục an toàn vệ sinh thực phẩm, Bộ Y tế cho biết, cốc, chén, bát đũa nằm trong nhóm đồ gia dụng nên cần phải xem xét cẩn thận và Cục sẽ vào cuộc khi có Cục quản lý thị trường yêu cầu.
Còn một lãnh đạo Chi cục quản lý thị trường Hà Nội lại cho biết, Cục chưa được nghe thông tin có liên quan đến những chiếc cốc độc này. Do đó, việc những sản phẩm độc hại đang lưu hành trên thị trường vẫn đang bị thả nổi.