Cô gái 20 tuổi qua đời vì ăn uống không kiểm soát

Thảo Thảo,
Chia sẻ

Cô gái trẻ nặng hơn 256 kg đã qua đời khi mới 20 tuổi và trở thành nạn nhân nhỏ tuổi nhất trong cuộc khủng hoảng béo phì hiện nay.

Khi ở độ tuổi thiếu niên, Samantha Packham đã được chăm sóc tại trung tâm dịch vụ xã hội sau khi bố mẹ cô đã hoàn toàn thất bại trong việc kiểm soát chế độ ăn uống của con gái mình.

Cha mẹ cô, Malcolm và Jan, nói rằng đáng lẽ họ đã có thể làm thêm điều gì đó để ngăn chặn cái chết của con gái mình do béo phì nhưng thực sự là đã quá muộn.

Samantha là một trong số 74 trẻ em được đưa vào chăm sóc theo một chế độ ăn uống chuyên biệt trong vòng 5 năm tính đến tháng hai năm 2014.

cô gái béo phì 1
Samantha Packham và bố mẹ.

Dịch vụ xã hội Brighton & Hove cho biết, Samantha đã tham dự một lớp học đặc biệt học về một chế độ ăn uống lành mạnh tại đây, nhưng Malcolm và Jan công khai thừa nhận rằng họ thất bại trong việc thực thi nó cùng với con gái mình.

Khi cô mới 8 tuổi, bố mẹ cô đã nhận ra cô gặp vấn đề với thực phẩm. Nhưng họ nói rằng họ không thể làm gì để ngăn chặn việc ăn uống của cô ở tuổi đó, nếu như họ có can thiệp thì cô bé sẽ tức giận, đập phá đồ đạc và thậm chí là cả chửi thề.

Malcolm và Jan, 48 tuổi, thừa nhận đã quá nuông chiều cô bé. Họ cố gắng để thực thi chế độ ăn uống lành mạnh 6 năm sau đó, nhưng chính họ lại vẫn mua cho cô bé những đồ ăn vặt như khoai tây chiên giòn hay là sô cô la ở các cửa hàng trên đường tới trường của cô.

Sau đó họ đã quyết định đưa Samantha tới trung tâm xã hội để chăm sóc, nhưng việc này cũng không cải thiện được nhiều.

Cuối cùng, Samantha đã được trả lại cho gia đình. Đầu năm nay, cô đã hạ quyết tâm giảm cân và có một chế độ ăn uống lành mạnh với hy vọng theo đuổi ước mơ trở thành chuyên viên tạo mẫu tóc.

Nhưng vào tháng Bảy, Samantha, người đã sống ở Brighton với cha mẹ, phải nhập viện do đột quỵ tim. Lúc đó cô nặng tới hơn 256kg và không qua khỏi. 

Malcolm, mẹ cô bé, cho biết: "Chúng tôi chịu trách nhiệm lớn trong chuyện này. chúng tôi thừa nhận sai lầm. Đáng lẽ ra chúng tôi nên nghiêm ngặt hơn trong việc đã đặt ra giới hạn ăn uống cho con mình, nhưng chúng tôi đã không làm như vậy và bây giờ chúng tôi đã phải cái trả giá tồi tệ nhất".

cô gái béo phì 2
Samantha Packham qua đời do đột quỵ tim.

Một trang Facebook đã được thiết lập để tưởng nhớ Samantha khiến những người có biết cô cảm thấy rất sốc. 

Jan Fossey – một người quen với cô bé viết: “Mọi người sẽ không quên nụ cười đáng yêu của cô gái này đâu”.

Một phát ngôn viên của Trung tâm Brighton & Hove cho biết: "Chúng tôi cam kết luôn tạo điều kiện tốt nhất để mọi đứa trẻ được sống với gia đình chúng. Vì chúng tôi tin rằng gia đình là nền tảng quan trọng trong việc hình thành nên nhân cách của trẻ sau này. Những đứa trẻ có nguy cơ bị bỏ bê hoặc bị tổn hại về sức khỏe hay tinh thần khi sống cùng với cha mẹ đẻ của chúng thì chúng tôi sẽ xem xét điều tra để quyết định có nên đưa chúng về trung tâm chăm sóc hay không. Chúng tôi có nhiệm vụ làm theo luật định để sử dụng tất cả các quyền hạn pháp lý của chúng tôi để bảo vệ trẻ em, những trường hợp mà chúng tôi thấy có nguy cơ gặp nguy hiểm tới sức khỏe thậm chí là cả tính mạng".

Nguy cơ do béo phì gây ra

1. Tăng nguy cơ bị bệnh tim

Béo phì gây biến chứng cho tim bao gồm: 

- Mỡ bọc kín tim, khiến tim khó co bóp.

- Mỡ tích tụ quá nhiều làm tăng dung lượng máu tuần hoàn, tăng gánh nặng cho tim.

- Đường huyết và mỡ trong máu tăng cao, làm tăng độ dính của máu, giảm khả năng tải oxy của tế bào hồng cầu, cung cấp không đủ oxy cho tế bào tim.

- Xơ cứng động mạch, tích tụ mỡ ở tế bào tim, làm dày thành tim.

- Giảm tuần hoàn nhánh động mạch vành, từ đó làm giảm khả năng bù đắp của tim.

2. Bệnh huyết áp

Bệnh huyết áp cao ở người béo phì cao hơn rất nhiều người bình thường bởi vì mô mỡ trong cơ thể người bệnh béo phì tăng lên nhiều, khiến lượng tuần hoàn máu tăng tương ứng, làm tăng lực cản ngoại vi vủa động mạch nhỏ, buộc tim phải làm việc nhiều, tăng nhịp đập của tim để bảo đảm cung cấp máu cho cơ thể; lâu dần sẽ dẫn đến xơ cứng động mạch nhỏ xảy ra huyết áp cao. Cộng thêm lượng nattri nhất định tích tụ trong cơ thể người bệnh béo phì, càng làm tăng lượng tuần hoàn máu, huyết áp cao thêm.

3. Ảnh hưởng đến não

Việc trao đổi đường, mỡ trong cơ thể người béo phì trở nên khác thường làm tăng nguy cơ xơ cứng mạch máu não và bám dính mỡ ở thành mạch máu cộng thêm ảnh hưởng của huyết áp cao đối với động lực học máu, dẫn đến tỉ lệ mắc bệnh tắc nghẽn hoặc vỡ mạch máu não ở người béo phì cao hơn người bình thường.

4. Ảnh hưởng đến sinh sản

Béo phì được coi là một trong những nguyên nhân dẫn đến rối loạn cương dương ở nam giới. Tình trạng béo phì cũng khiến phụ nữ đáp ứng kém với các kỹ thuật điều trị hiếm muộn, làm tăng tỉ lệ sảy thai, đề kháng insulin…

Không phải tất cả phụ nữ béo phì đều bị hiếm muộn. Tuy nhiên, tình trạng béo phì càng nặng thì khả năng sinh sản càng bị ảnh hưởng và nguy cơ hiếm muộn sẽ cao hơn.


(Nguồn: Dailymail)
Chia sẻ