Có 1 quy tắc khi ăn giúp cơ thể giảm cân, ngừa lão hóa, tăng tuổi thọ…

Hà Vũ,
Chia sẻ

Chúng ta đều được nghe qua, ăn no đến 7 phần trong một bữa ăn có lợi lớn cho sức khỏe, vậy nó có những lợi ích gì?

Ăn uống là điều chúng ta phải làm hàng ngày, để cơ thể có nhiều năng lượng giúp duy trì hoạt động bình thường của các chức năng khác nhau trong cơ thể. Với mức sống của người dân ngày càng được nâng cao, hiện nay nhiều người thường nấu những món ăn bản thân yêu thích nên có xu hướng ăn nhiều hơn.

Nhiều người thường có thói quen tiếc đồ ăn thừa, nên cố gắng ăn cho hết, trên thực tế, việc làm này rất bất lợi cho sức khỏe. Chúng ta đều được nghe qua, ăn no đến 7 phần trong một bữa ăn có lợi lớn cho sức khỏe.

Không phải tự nhiên mà quy tắc "ăn no đến 7 phần" lại được tin tưởng và áp dụng rộng rãi. Từ trước đây, nói về kinh nghiệm sống của Khổng Tử, không thể không nhắc đến chuyện này. Khổng Tử chủ trương không ăn quá no, để dạ dày làm việc vừa phải sẽ có sức khỏe tốt. Ăn no 7 phần, để 3 phần đói, miệng còn thòm thèm nhưng bụng đã đủ thỏa mãn rồi.

Cùng quan điểm này, người Nhật cũng có tiêu chuẩn ăn uống là ăn no đến 7 phần. Tiêu chí khi ngừng ăn vào thời điểm này là cơ thể sẽ không cảm thấy đói, lại không cảm thấy khó chịu, đây chính là trạng thái tốt nhất của chế độ ăn uống.

Vậy "ăn no đến 7 phần" có những lợi ích gì?

4 lợi ích lớn đối với sức khỏe nếu bạn chỉ ăn no đến 7 phần trong mỗi bữa ăn

Cơ thể sẽ nhận được những lợi ích bất ngờ như giảm cân, ngừa lão hóa, tăng tuổi thọ… nếu ăn no đến 7 phần - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Giảm cân: Rất nhiều người muốn giảm cân, yêu cầu chỉ ăn no đến 7 phần trong mỗi bữa ăn, điều này có thể đảm bảo rằng cơ thể tiêu hao đủ năng lượng và calo mỗi ngày, và cũng có thể đạt được mục tiêu giảm cân.

Bảo vệ dạ dày và đường ruột: Nếu bạn ăn quá no trong mỗi bữa ăn hàng ngày sẽ tạo thêm gánh nặng cho dạ dày và đường ruột, khiến nhu động đường tiêu hóa giảm mạnh, dễ xảy ra các bệnh về đường tiêu hóa, mỗi bữa ăn no đến 7 phần có thể giảm bớt gánh nặng lớn cho dạ dày và ruột, lưu lại trong đường ruột đủ thời gian cho quá trình tiêu hóa và hấp thụ, dạ dày và ruột sẽ khỏe mạnh hơn.

Bảo vệ não bộ: Nếu thường xuyên ăn quá no sẽ khiến cho một lượng lớn máu tập trung ở ruột và dạ dày để tiêu hóa nên não bộ rất dễ rơi vào tình trạng thiếu oxy, nếu rơi vào trường hợp này sẽ đẩy nhanh quá trình lão hóa não bộ. Vì vậy, chỉ ăn no 7 phần cho mỗi bữa có thể giảm thời gian máu tập trung ở dạ dày, có tác dụng nuôi dưỡng não bộ con người tốt hơn, ngăn ngừa các bệnh tim mạch, mạch máu não.

Cơ thể sẽ nhận được những lợi ích bất ngờ như giảm cân, ngừa lão hóa, tăng tuổi thọ… nếu ăn no đến 7 phần - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Tuổi thọ: Nhiều người luôn tìm cách để kéo dài tuổi thọ, trên thực tế, một cuộc khảo sát đối với nhiều người sống lâu trăm tuổi đã chỉ ra rằng một cách để kéo dài tuổi thọ của họ là ăn đủ 7 phần no mỗi bữa. Bằng cách này có thể giảm bớt gánh nặng cho các cơ quan nội tạng khác nhau của cơ thể, có lợi hơn cho quá trình trao đổi chất của cơ thể, đào thải kịp thời các chất độc và rác trong cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.

Làm sao để luyện tập thói quen ăn no 7 phần?

Con số "7 phần no" mặc dù khá trừu tượng vì đây là một loại cảm giác không hề có chỉ tiêu cụ thể. Tuy nhiên bạn vẫn có thể luyện tập dần để cảm nhận trong quá trình ăn uống. Thông thường, khi đã ăn đạt đến "7 phần no" nghĩa là bạn sẽ cảm thấy trong dạ dày vẫn chưa quá đầy nhưng sự hưng phấn đối với thức ăn đã giảm xuống rõ rệt.

Cơ thể sẽ nhận được những lợi ích bất ngờ như giảm cân, ngừa lão hóa, tăng tuổi thọ… nếu ăn no đến 7 phần - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Mặt khác, nếu bữa ăn trước đó bạn đã đạt đến 7 phần no thì trước khi đến bữa ăn thứ hai sẽ không có cảm giác đói một cách bất thường. Ngược lại, nếu cảm giác của bạn cho thấy mình bị đói quá sớm có nghĩa là cần tăng cường thực phẩm nhiều hơn cho phù hợp với nhu cầu cơ thể.

Ngoài vấn đề kiểm soát lượng thức ăn trong mỗi bữa ăn thì tư thế khi ăn uống cũng rất quan trọng. Lúc ăn cơm, bạn nên ngồi thẳng lưng hơn là khom ngực cong lưng ở trạng thái quá thả lỏng. Tư thế ngồi thẳng lưng ngay ngắn giúp giảm bớt áp lực lên bộ phận dạ dày, thúc đẩy quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi hơn.

Khoảng cách giữa hai bữa ăn chính nên từ 4 đến 6 tiếng đồng hồ. Nếu cách nhau quá lâu sẽ gây cảm giác đói, ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc, vận động. Nhưng nếu hai bữa ăn cách nhau quá gần sẽ khiến cơ quan tiêu hóa không được nghỉ ngơi đầy đủ, làm cho bạn ăn kém ngon và khó tiêu hóa, hấp thu.

Nguồn Sohu

Chia sẻ