Có 1 kiểu hôn nhân: Nồng cháy trên giường nhưng "tàn trận" ai về phòng nấy - Đây mới là cách giải quyết hoàn hảo không phải ai cũng biết làm!

VV,
Chia sẻ

Về mặt tâm lý mà nói, ban đêm là lúc con người nhạy cảm và dễ bị tổn thương nhất.

Những kiểu "tháo gỡ" của hôn nhân hiện đại

Kết hôn nhưng không ngủ chung – Đây là hình thức hôn nhân được nhiều người lựa chọn. Nghe qua thì có vẻ nhạt nhẽo, điên rồ nhưng lý do khiến nhiều cặp đôi áp dụng chỉ vì 3 lý do:

1. Giấc ngủ tự do và chất lượng

"Anh yêu em nhưng chúng ta không cần thiết phải ngủ cùng nhau" là quan điểm của khá nhiều ông chồng và ngược lại.

Thời gian làm việc, nghỉ ngơi, tư thế ngủ không phù hợp, hay nghiến răng, ngáy to… đã phá hỏng sự gần gũi của nhiều cặp đôi.

a - Ảnh 1.

Tranh minh họa

1 cô vợ lên mạng than thở: "Chồng tôi thường đi làm về muộn. Mỗi lần về nhà, anh ấy vô cùng ồn ào, lúc ấy mẹ con tôi đều đã đi ngủ rồi. Chồng tôi vào giường muộn nhưng lướt điện thoại cả tiếng mới ngủ, nằm hay gác chân, ngủ dậy cũng lười gấp chăn màn". Và cuối cùng cô ấy chọn cách 2 vợ chồng ngủ riêng, chuyện yêu vẫn diễn ra bình thường nhưng xong xuôi lại ai về phòng nấy. Cô ấy thừa nhận cách này rất hiệu quả, thậm chí nó còn khiến tình cảm vợ chồng đi lên.

2. Duy trì một khoảng cách thích hợp có thể làm tăng sự tươi mới của hôn nhân

Có một định luật trong tâm lý học nói rằng khi một người được trải qua một cú kích thích mạnh, lần sau sẽ trở nên bình thường với người đó.

Bạn có nhớ khoảnh khắc tuyệt vời nhất khi ở bên người mình yêu không?

Hầu hết câu trả lời là: lần đầu tiên nắm tay, lần đầu tiên ôm, lần đầu tiên hôn... Ít ai nghĩ đến lần thứ hai, thứ ba.

Hai người ở bên nhau đã lâu, nụ hôn nồng cháy ban đầu theo thời gian trôi qua đã trở thành một thói quen thường ngày.

Ban đầu, có thể chỉ cần nhìn nhau đã bị hấp dẫn, khiến tim đập nhanh hơn nhưng dần dần lại biến thành trần trụi, có khi là chẳng còn hứng thú.

Trong trường hợp này, thỉnh thoảng các cặp vợ chồng cần ngủ giường riêng để tạo khoảng cách cần thiết cho sự nhớ nhung trỗi dậy.

3. Thỏa mãn nhu cầu ở một mình và tránh xung đột

Cặp vợ chồng người Nhật Tanmi và Kiyotori đã áp dụng kiểu cùng nhà, khác giường này rất thành công.

Hai người kết hôn vào năm 2019, sau khi kết hôn thì bắt đầu "ly thân" và chỉ sống với nhau được khoảng nửa tuần.

a - Ảnh 2.

Tranh minh họa

Điều này là do cả hai đều cảm thấy "thời gian ở một mình rất cần thiết".

Tanmi tiết lộ vì chồng cô là một họa sĩ vẽ tranh biếm họa nên anh ấy cần làm việc trong một môi trường yên tĩnh và không bị quấy rầy.

Nếu hai người sống cùng nhau, nhất định sẽ cần anh ấy làm cái này cái kia hàng ngày, như vậy sẽ ảnh hưởng đến cảm xúc sáng tác của Kiyotori.

Cả hai không ai muốn vì chuyện này mà rạn nứt nên quyết chọn cách ngủ riêng.

Sự 2 mặt của 1 vấn đề và chọn cách giải quyết tạm thời chỉ mang lại tác dụng ngắn hạn

Mặc dù ngủ giường riêng có lợi nhưng không có nghĩa là các cặp vợ chồng có thể ngủ riêng trong một thời gian dài, cái gọi là hôn nhân ly thân không áp dụng cho tất cả mọi người.

Chúng ta cũng cần suy tính đến các trường hợp khác xảy ra. Bởi đằng sau sự xa cách trên giường trong thời gian dài, nó phản ánh sự thiếu hụt khả năng yêu. Rất nhiều cặp vợ chồng dùng cách này nhưng kết quả lại ly hôn.

Một chuyên gia tâm lý học Trung Quốc chỉ ra: Vì một số lý do đặc biệt như mất ngủ, ốm đau thì việc ngủ riêng của cả hai vợ chồng là điều có thể chấp nhận được, nhưng tuyệt đối không nên tách giường trong thời gian dài.

Việc tách giường trong thời gian dài sẽ mang lại 3 tác hại lớn: mất kết nối, trở nên tồi tệ hơn và vòng luẩn quẩn trong cuộc sống cá nhân.

Nhà văn, triết gia người Pháp Voltaire đã từng nói: Không phải những ngọn núi ở xa khiến bạn mệt mỏi mà là hạt cát trong đôi giày của bạn.

Tương tự, sự sụp đổ của "lâu đài hôn nhân" thường là những lý do rất nhỏ nhặt.

Xét cho cùng, dù là hôn nhân ly thân hay hôn nhân chung giường, hình thức hôn nhân này đều có ngưỡng và không nên áp dụng máy móc.

Việc tách giường trong thời gian ngắn có thể mang lại lợi ích nhất định cho cả đôi bên nhưng để quá lâu sẽ tạo nên những xa cách khá nguy hiểm.

a - Ảnh 3.

Tranh minh họa

Vậy giải pháp là gì?

1. Cố gắng đồng bộ hóa thời gian ngủ

Nói cách khác, tốt nhất là bạn nên ngủ cùng một lúc và dậy cùng một lúc. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thời gian ngủ càng đồng bộ thì mức độ hài lòng của phụ nữ trong quan hệ hôn nhân càng cao.

Đối với nam giới, sự đồng bộ về thời gian ngủ càng tốt thì sự phụ thuộc vào phụ nữ càng cao.

2. Dành 10 phút để nói về những điều tầm thường xung quanh bạn trước khi đi ngủ

Về mặt tâm lý mà nói, ban đêm là lúc con người nhạy cảm và dễ bị tổn thương nhất. Nếu ngay lúc đó, bạn có thể chia sẻ không gian với người khác thật gần, chia sẻ tâm tư tình cảm, trao đổi thân mật những điều vụn vặt trong cuộc sống sẽ có lợi hơn cho sự bền vững của tình cảm vợ chồng.

3. Dù cuộc sống thực tế có mệt mỏi thế nào, hãy ôm nhau trước khi đi ngủ

Nhà nhân chủng học nổi tiếng người Mỹ, Tiến sĩ Edward Ho, đã chia ra 4 loại khoảng cách tâm lý và mỗi khoảng cách tương ứng với một mối quan hệ khác nhau giữa hai bên.

Trong số đó, khoảng cách thân mật nhất là cộng hoặc trừ 15cm và bạn có thể cảm nhận được nhiệt độ cơ thể, mùi hương, hơi thở của đối phương.

Sự gần gũi về thể xác không chỉ khiến đối phương cảm thấy được yêu thương mãnh liệt mà còn giúp cải thiện sự thỏa mãn trong tình dục và cải thiện chất lượng giấc ngủ.

4. Nên tạo thói quen từ những điều nhỏ nhặt nhất

Chất bảo quản tốt nhất cho hôn nhân là gì? - "Chào buổi tối trước khi đi ngủ mỗi ngày", 1 cặp vợ chồng già chia sẻ bí quyết.

Họ giải thích: "Muốn cuộc hôn nhân kéo dài thì chúng tôi phải nỗ lực làm mọi việc, dù chỉ là việc nhỏ. Vì vậy, chúng tôi đã thực hiện thói quen nói lời chúc ngủ ngon với nhau mỗi ngày".

a - Ảnh 4.

Tranh minh họa

Thực chất, tình yêu nếu không được tồn tại trong hiện thực từ việc ăn uống, sinh hoạt, ngủ nghỉ thì không dễ gì tồn tại mãi mãi. Hôn nhân là một hành trình dài của cảm xúc được dệt nên bởi những điều tầm thường này.

Tất nhiên, lý do khiến nhiều phụ nữ chọn ngủ giường riêng với chồng không phải vì mối quan hệ của họ đã phai nhạt hoặc có mâu thuẫn không thể hòa giải với chồng mà vì họ cảm thấy mất tự tin về hàng loạt thay đổi trên cơ thể, ngoại hình sau khi sinh nở.

Trên đời này không có lời phê bình nào mạnh hơn sự tự phê bình và không có người phán xét nào nghiêm khắc hơn chính chúng ta.

Nhưng sự thiếu tự tin lâu dài không phải là nguyên nhân khiến bản thân ngày càng tốt hơn, mà là sự xích mích nội tâm ngày càng gia tăng, khiến người ta ngày càng không thể giữ vững mối quan hệ thân mật.

Vì vậy, những giải pháp tạm thời chỉ mang tính ngắn hạn, gốc rễ của vấn đề vẫn cần bạn giải quyết triệt để.

Chia sẻ