Chuyện nhỏ đằng sau gánh bún riêu vỉa hè 59 năm "xin gì cũng cho" ngay trung tâm Sài Gòn
“Cứ bao la đi, ai xin gì tui cũng cho hết, tính toán với nhau làm gì cho mệt”...
Đó là gánh bún riêu của dì Sang (71 tuổi), nằm trên đường Cao Thắng, bên hông của Trung tâm giáo dục Trung Tâm giáo dục thường xuyên Q.Phú Nhuận. Dì Sang bán bún riêu ở đây ngót đã hơn nửa thế kỉ, có bao nhiêu thế hệ người Sài Gòn ở khu vực quanh này đã lớn lên cùng hương vị món này.
Gánh bún “xin gì cũng cho”
Dì Sang tên thật là Nguyễn Thị Sang, vốn là người gốc Hải Phòng, theo mẹ
di cư vào miền Nam từ những năm 1954. Dì năm nay đã 71 tuổi, da nhăn, mái tóc
pha sương, giọng nói đã pha chất điệu miền Nam. Hỏi về thời gian mưu sinh, dì Sang rành mạch
nói: “Tôi còn nhớ rất rõ, ngày đầu tiên tôi bán bún riêu tại vị trí này là ngày
23/6/1957. Tôi không ngờ tôi có thể tồn tại với cái nghề này đã hơn nửa thế kỷ”.
Khi mới vào Sài Gòn, dì Sang cùng mẹ mưu sinh với gánh hàng rong, mẹ dì bán bánh cuốn còn bà bán bún riêu. Suốt gần 60 năm qua, bún riêu của dì vẫn mang
tính đặc trưng miền bắc. Dì cho biết, dì nấu toàn bằng cua đồng còn tươi nguyên
mà hàng ngày mối lái đem đến giao. Trong nồi nước bún không hề có thịt hay
xương vì thịt làm mất mùi cua ...
Và hầu hết thực khách, khi đến ăn tại quán của dì đều công nhận bún riêu
của dì rất ngon và đậm đà. Có những khách đã gắn bó hàng chục năm chỉ chở đến
sáng sớm để được thưởng thức bún riêu dì Sang nấu. Không chỉ bún ngon mà nhiều
người còn quý dì Sang vì cái tính cách rộng rãi trong cái cách bán buôn.
Dì Sang bán tô bún giá chỉ 15 ngàn/tô thôi mà đầy đủ riêu cua, huyết heo,
đậu, cà chua… Điều đặc biệt khách có thể thoải mái xin thêm bao nhiêu riêu cua,
huyết, rau… tùy sở thích mà không bị tính thêm đồng nào. “Nước lèo nấu hoàn
toàn bằng cua đồng mà cua thì khá mắc nhưng ai xin bà cũng hào phóng cho. Như
tôi hôm nay xin thêm ít huyết, bà còn cẩn thận để riêng ra tô cho dễ ăn. Tính
bà rộng rãi từ trước giờ rồi”, chị Trần Thị Thúy Lan (Q.Tân Bình) chia sẻ.
Hỏi dì sao không thu thêm tiền, dì Sang cười: “Cứ bao la đi, ai xin gì
tui cũng cho hết, tính toán với nhau làm gì cho mệt”. Rồi dì giải thích thêm: “Có
những khi khách đến trước xin thêm riêu cua, huyết, rau… nhiều quá khiến những
người ăn sau sẽ thiệt thì mình lại giảm cho họ tiền. Tôi không sợ lỗ, chỉ cần
thấy người ta ăn ngon, vui vẻ là được rồi”.
Cũng có những người bán vé số, ăn xin ghé lại quán dì. Họ yêu cầu dì bán
cho một tô 5000 đồng, 10.000 đồng dì vẫn bán nhưng không phải ít tiền mà tô bún vơi đi.
“Thì tô vẫn đầy bún cho họ ăn no nhưng có thể các gia vị khác sẽ giảm đi một tẹo.
Mà có khi thấy họ đói quá tôi cho luôn. Như tháng trước, có anh nào ở miền Tây
lên đây chẳng may hết tiền mới xin tôi tô bún. Không những cho anh ta ăn no mà
tôi còn vận động bà con trong chợ gom góp vài trăm về quê”, dì Sang hiền hậu
nói.
Giá nó rẻ như thế nhưng chất lượng lại ngon. Bà con vùng ngày cho biết,
quán của dì Sang không phải chỉ có người nghèo mà ngược lại thường xuyên có nhiều
khách sang trọng đến ngồi ăn.
Chị Thư (34 tuổi), suốt 5 năm nay hầu như ngày nào cũng từ Dĩ An (Bình
Dương) đi công việc đều tiện ghé ăn bún. Thấy quán đông khách, chị còn xắn tay
vào phụ bưng bê, dọn dẹp. Chị nhận xét: “Bà không những rộng rãi mà cũng tốt bụng
lắm, cứ 1 tháng là bà lại rủ tôi đi gom góp quần áo cũ, dành dụm tiền để mua
quà làm từ thiện, giúp đỡ những người khó khăn”.
Chật vật nuôi mẹ già 91 tuổi
Hay giúp đỡ người khác, ấy vậy mà dì Sang vẫn có một cuộc sống khá chật
vật. Một ngày của quán bún riêu bắt đầu từ 3h30 sáng cho đến trưa. Giờ này dì bắt đầu làm
cua, nấu bún rồi em trai bà chở bà và người em gái đến địa điểm dọn hàng. Nhà
bà ở chung cư Nguyễn Kiệm, cách nơi bán khoảng 5km. “Nếu như chưa giải tỏa thì tôi vẫn ở nhà cũ chỉ
cách nơi bán vài bước chân thì cũng bớt vất vả được phần nào”,dì nói.
Duyên phận không tới nên dì Sang không lập gia đình, cả người em gái 64
tuổi của dì cũng như vậy. Căn nhà chung cư của bà có 10 người sinh sống, ai
cũng bận chăm lo gia đình nên chỉ còn dì và người em gái đã ngoài 60 ngày ngày
lầm lũi mưu sinh vừa lo cho bản thân vừa nuôi nấng mẹ già 91 tuổi nay yếu, mai
đau.
Người em gái dì Sang bán vé số ngay cạnh gánh bún riêu để tiện phụ giúp
chị bưng bê, dọn dẹp. Cứ thế mà bà quần quật đến 3h chiều. Mỗi ngày bán hết 8kg bún cho một ngày
bán cũng đủ cho gia đình bà vượt qua những khó khăn nhất định.
Dưới ánh đèn đường, gánh bún riêu dì dọn ra. Dì và người em gái cặm cụi làm
cua, rửa rau… Tất cả mọi việc xong cũng vừa kịp nồi nước lèo đã sôi...