Chuyện ngược đời: Người ở nông thôn còn dễ béo phì hơn cả thành thị

KHUÊ TRẦN,
Chia sẻ

Song song với sự đô thị hóa ngày nay là tình trạng thừa cân, béo phì đang ngày càng tăng lên. Thậm chí, nhiều nhà khoa học còn cho rằng béo phì giống như một bệnh dịch, vì nó "lây lan" quá nhanh trên phạm vi toàn cầu.

Chúng ta vô hình chung coi lối sống đô thị là nguyên nhân khiến con người thời hiện đại tăng cân. Nhưng quan niệm này có vẻ cũng không còn đúng nữa, bởi vì tình trạng thừa cân cũng xảy ra ngay chính tại những người sống ở nông thôn, thậm chí với tốc độ tăng còn nhanh hơn. Đó là kết quả của một nghiên cứu lớn kéo dài từ năm 1985 đến tận năm 2017.

Mazid Ezzati – chuyên gia sức khỏe công cộng tại ĐH Imperial London, Anh cùng cộng sự đã phân tích tổng hợp hơn 2000 nghiên cứu trên 112 triệu người ở độ tuổi trưởng thành đến từ cả nông thôn và thành phố trên toàn thế giới. Họ lập ra mối tương quan giữa chỉ số BMI với nơi ở của các đối tượng nghiên cứu trên.

Chuyện ngược đời: Người ở nông thôn còn dễ béo phì hơn cả thành thị - Ảnh 1.

Có tỉ lệ 55% người tăng chỉ số BMI là đang sống tại nông thôn, bao gồm cả nam và nữ giới. Trong đó, hơn 80% đến từ vùng có thu nhập thấp hoặc trung bình.

Với những con số trên thì các nhà nghiên cứu đã có thể kết luận rằng giờ đây, lối sống của con người ở nông thôn không còn được gọi là lành mạnh nữa khi tỷ lệ béo phì tại đây đang ngày càng cao, cao hơn hẳn với thành phố. Đáng chú ý nhất là ở các nước như Chile, Malaysia và Thổ Nhĩ Kỳ, ngoại trừ một trường hợp tại Hạ Sahara của châu Phi.

Có vấn đề gì với lối sống "nông thôn" thời hiện đại này vậy?

Để giải thích cho sự chuyển hướng gia tăng đột ngột này thì không phức tạp. Cùng với sự đi lên của nền kinh tế, nông thôn tại các nước đang phát triển chắc chắn cũng có những đổi mới đi theo nó.

Hàng triệu con người hiện nay đã được tiếp cận với nước vòi (nước được cung cấp qua ống dẫn nước) và năng lượng để đáp ứng các nhu cầu thường ngày, kể cả phương tiện đi lại. Thế nên việc phải lao động thể chất nặng nhọc từ gánh nước đến đốn củi như trước giờ không còn nhiều nữa.

Chuyện ngược đời: Người ở nông thôn còn dễ béo phì hơn cả thành thị - Ảnh 2.

Còn ở các nước công nghiệp như Mỹ hay các nước châu Âu chẳng hạn, thì xu hướng tăng chỉ số BMI tại nông thôn có thể giải thích bằng cơ sở hạ tầng, thực phẩm và lối sống. Ví dụ như ở đây, họ sử dụng ôtô ngày càng nhiều hơn, nhưng lại không được tiếp cận mấy với các điều kiện thể dục thể thao.

Hay có thể nói theo một cách khác là họ đang ngày càng "lười" hơn trong việc hoạt động thể chất. Bên cạnh đó, thực phẩm tươi và rẻ hơn hóa ra lại dễ tìm ở trung tâm thành phố, thay vì là nông thôn.

Chuyện ngược đời: Người ở nông thôn còn dễ béo phì hơn cả thành thị - Ảnh 3.

Giá thực phẩm tại nông thôn chưa chắc đã rẻ như thành phố

Theo như báo cáo "Thực trạng béo phì 2018: chính sách đúng đắn cho một nước Mỹ khỏe mạnh hơn" thì việc thiếu kiến thức về sức khỏe dinh dưỡng, thiếu hoạt động về thể chất là điều rất nhiều người mắc phải gây ra những thói xấu trong lối sống và cuối cùng là dẫn đến béo phì.

Còn với châu Phi Hạ Sahara - một hình ảnh "đại diện" cho các nước ngoại lệ, đi ngược lại với xu hướng hiện tại thì sao? Có thể hiểu đơn giản là ở đây, nông thôn còn nghèo, nguồn nhiên liệu chính vẫn là củi, cộng thêm việc chưa được tiếp cận với nước vòi. Điều này đòi hỏi các công việc lao động chân tay phải diễn ra hằng ngày hơn nữa là chất lượng thực phẩm tại nông thôn lại hơn hẳn các trung tâm thành phố.

Chuyện ngược đời: Người ở nông thôn còn dễ béo phì hơn cả thành thị - Ảnh 4.

Ngay cả khi các nhà nghiên cứu chỉ tập trung vào tỷ lệ gia tăng thay vì là một con số cụ thể thì họ vẫn có thể thấy rằng tại những cường quốc trên thế giới lượng người béo phì sống ngoài thành phố là cao hơn nội thành.

Các tác giả nghiên cứu cho biết họ hy vọng rằng phát hiện này sẽ giúp ích cho chính phủ các nước trong việc đưa ra chính sách ngăn chặn tình trạng béo phì, thứ hiện đang ngày càng gia tăng.

Tham khảo: Zmescience
Chia sẻ