Nụ hôn kéo dài 2800 năm khiến người nhìn "mắt tròn mắt dẹt": Tận cùng của mồ sâu vẫn bên nhau không rời
Năm 1972, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra một ngôi mộ cổ đại, tư thế của hai bộ xương khá khó tin...
Thời xưa, tình yêu nam nữ thật sự rất ít, hầu hết bị ảnh hưởng bởi hệ thống lễ giáo phong kiến, các cuộc hôn nhân đều được sắp đặt. Thậm chí đến đêm tân hôn, họ mới biết mặt nhau. Đối với phụ nữ, dù có tình cảm từ trước hay không đều không quan trọng, bởi tình cảm có thể vun đắp về sau. Nhưng ở đâu đó vẫn có những trường hợp ngoại lệ, các chuyên gia đã tìm thấy cặp đôi hôn nhau không rời trong ngôi mộ cổ. Một nụ hôn kéo dài 2800 năm, cho chúng ta chứng kiến một tình yêu đích thực thời cổ đại.
Chế độ hôn nhân ở Trung Quốc thời xưa là chế độ đa thê, tức là chỉ có chính thất, còn lại là thê thiếp, con cái sinh ra cũng là cũng chỉ là con của thê thiếp. Hoàng đế lại càng không chỉ có 1 Hoàng hậu. Còn như triều đại Bắc Chu Hoàng đế Huyền Lí với 5 vị Hoàng hậu như vậy, chúng ta có thể tạm thời bỏ qua vì đó là một câu chuyện tuyệt vời.
Nhưng dù nhìn theo cách nào đi chăng nữa thì phụ nữ với chồng cũng chỉ là thêu hoa trên gấm, đồng thời phải chia sẻ tình cảm của chồng mình với nhiều người khác. Trong trường hợp này, rất ít tình yêu thực sự. Đối với đàn ông thời bấy giờ, phụ nữ cũng giống như tài sản riêng của họ, đàn ông càng giàu có thì thê thiếp càng nhiều.
Vì vậy, thời đại ấy rất khó để nảy sinh tình yêu, tuy có vài câu chuyện tình cảm động nhưng rất ít. Đặc biệt là đạo lý "tam tòng, tứ đức" của người phụ nữ xuất phát từ Nho giáo. Những chuẩn mực kiểm soát chặt chẽ, trở thành tiêu chuẩn duy nhất để đánh giá một cuộc hôn nhân thời cổ đại.
Thời cổ đại rất ít khi có tình yêu, điều này chắc chắn rất bất công với phụ nữ, nhưng số phận bi thảm của phụ nữ còn hơn thế nữa. Nếu họ sống trong những nhà giàu có, thậm chí là thành viên của Hoàng tộc thì nhiều người phải chấp nhận việc mai táng theo chồng. Họ bị chôn sống và không có sự lựa chọn.
Năm 1972, tại khu khai quật khảo cổ Teppe Hasanlu, thung lũng Solduz, tỉnh Tây Azerbaijan, Iran, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra một ngôi mộ cổ đại, tư thế của hai bộ xương khá khó tin, đang nằm hướng về nhau như thể đang trao cho nhau nụ hôn vĩnh cửu. Đây là hai bộ xương ôm lấy nhau, một xương gối lên cánh tay xương kia, cánh tay xương này gối lên má xương kia.
Khu vực này trước kia được phỏng đoán là đã bị thiêu đốt sau cuộc tấn công của quân đội. Người tham chiến của cả hai bên đã bị giết trong vụ hỏa hoạn, lan nhanh và bất ngờ trên toàn thành phố.
Hai bộ xương được tìm thấy trong một thùng chứa ngũ cốc bằng thạch cao, được cho là thi thể của một cặp đôi đã chui vào đây để trốn quân địch nhưng bị chết ngạt. Vết thương ở đầu thi thể bộ xương nam giới là do quá trình khai quật chứ không phải tổn thương trước khi qua đời.
Mặc dù nhiều nguồn tin khẳng định rằng hai bộ xương này là của hai người đàn ông, theo cuốn sách "Văn hóa và thể chế xã hội tại Iran cổ đại" của các tác giả Muhammad A. Dandamaev, Vladimir G. Lukonin, Philip L. Kohl, công bố bởi đại học Cambridge, hai bộ xương này là của một cặp đôi nam nữ (người phụ nữ bên phải).
Bức ảnh nguyên gốc chụp lại hai bộ xương này đặt tại bảo tàng Penn với tên gọi "Cặp đôi". Phần miêu tả tại bảo tàng có ghi:
"The Lovers", chụp năm 1972 tại Hasanlu.
Hasanlu là một điểm khai quật khảo cổ tại thung lũng Solduz, tỉnh Tây Azerbaijan, Iran. Những bộ xương này được tìm thấy trong một thùng rỗng và không có gì xung quanh. Thứ duy nhất còn sót lại ngoài hai bộ xương là một phiến đá dưới đầu bộ xương bên trái.
Một nụ hôn kéo dài 2800 năm cho chúng ta biết rằng, tình yêu vĩnh cửu luôn tồn tại ở bất kì thời đại nào, dẫu đối mặt với cái chết, họ vẫn sẽ không buông tay.
Theo Dayday new