Chuyện "con ốc sên" nơi công sở
Gần như ở chốn công sở nào cũng tồn tại đôi ba "con ốc sên" – một loại động vật chuyên “leo bằng mồm”.
“Mồm miệng đỡ chân tay”
Có một sự thật ở công sở rằng những người thành công và được ưu ái nhất chưa chắc đã là những người có năng lực nhất. Thậm chí, đôi khi đó còn là những người không hề giỏi. Nhưng nhờ “mồm miệng đỡ chân tay”, họ vẫn dễ dàng có được những điều mà nhiều người phải bỏ nhiều công để phấn đấu.
“Nói ngọt lọt đến xương”. Bất kỳ ai cũng thích những lời dịu dàng dễ nghe. Dù bản thân có khó tính, khắt khe và nghiêm túc đến đâu thì một lời khen ngợi vẫn có thể khiến người ta mềm lòng. Nắm được tâm lý chung này, nhiều người đã tận dụng khả năng ăn nói của mình để “thăng tiến”.
Chị Hương Giang (nhân viên kinh doanh) chia sẻ: “Vừa rồi phòng mình bổ nhiệm phó phòng mới. Ai cũng tưởng là cậu K sẽ được, vì năm rồi cậu ấy đem về cho công ty mấy hợp đồng lớn, làm việc nhiệt tình, có trách nhiệm. Vậy mà cuối cùng người lên chức lại là cậu B. Lý do cậu K bị loại là vì cái sai lầm nhỏ xíu trong một hợp đồng cũng nhỏ của cậu ấy 2 năm về trước. Còn B thì chả có năng lực gì, được một cái khéo ăn khéo nói, chứ làm việc thì chán chết. Sếp bảo khéo léo là phẩm chất của nhà lãnh đạo”.
Không đến mức được thăng chức như anh B ở công ty chị Giang, nhưng nhờ cái tài khéo mồm mà chị H ở công ty anh Quốc Minh cũng luôn tránh được “tai họa”. Anh Minh cho biết:
“Bộ phận hành chính là bộ phận làm ăn chán nhất ở công ty mình, nhầm nhọt thiếu sót linh tinh cả. Nhưng H thì không bao giờ bị trách cứ trong khi từ trưởng phòng đến phó phòng đều đã từng bị đem ra đe nẹt, thậm chí kiểm điểm. Có chuyện gì xảy ra, nếu không liên quan đến mình, việc đầu tiên H làm là đi mách sếp tườm tận sự việc, không quên thêm nếm rằng mình đã nhắc nhở mà họ không nghe. Còn nếu chuyện liên quan đến H, ngay lập tức cô ấy sụt sùi kể lể và đổ lỗi cho hoàn cảnh. Chưa nghe thấy lời đã thấy nước mắt nên sếp chẳng bao giờ… lỡ trách”.
Nói xấu sau lưng, nịnh nọt trước mặt
Đây là tình trạng phổ biến ở đa số công sở. Khó có sếp nào được lòng tất cả các nhân viên của mình mọi lúc mọi nơi. Vậy nên chuyện nói xấu sếp đã trở thành “chuyện thường ngày ở huyện”. Tuy vậy, nói xấu sau lưng, ca ngợi trước mặt lại là chuyện hoàn toàn khác.
Anh Việt Dũng (công ty trách nhiệm hữu hạn X) chia sẻ: “Thẳng thắn mà nói thì chuyện nói xấu sau lưng sếp là chuyện bình thường. Khó ai có thể nói: ‘từ ngày đi làm tôi chưa từng mở miệng nói xấu sếp’. Nhưng đằng sau nói xấu, còn trước mặt lại tâng bốc lên tận mây xanh là chuyện tôi vô cùng ghét. Cơ quan tôi có một chị luôn là người đứng đầu, khởi xướng trào lưu nói xấu sếp. Nhưng nhác thấy sếp vừa xuất hiện là chị ta đổi giọng luôn, khen ngợi không tiếc lời. Khi thì vồn vã trực tiếp, khi thì cố tình nói cho sếp nghe được. Người như thế thực sự đáng sợ”.
Người giống như anh Dũng vừa kể ở công sở không hề thiếu. Thậm chí chị Hà Dung (công ty kinh doanh máy tính) còn cho biết ở văn phòng chị 2/3 số nhân viên đều thuộc dạng này. Chị cho biết: “Tính mình thẳng thắn thật thà nên thường thua thiệt. Chẳng hiểu sao mình chưa bao giờ cất nổi mồm nói một câu nịnh nọt sếp. Nếu sếp có cái áo, cái quần đẹp, mình có thể khen và hỏi chỗ mua vì mình thật sự cảm thấy nó đẹp. Chứ văn phòng mình thì nhan nhản những người sau lưng chê sếp ăn mặc ‘như dở hơi’, ‘vừa quê vừa xấu’ nhưng trước mặt lại tâng lên đến tận trời”.
Những "con ốc sên" dễ ngã
Ốc sên là loại động vật di chuyển rất chậm, dù cái miệng của nó có khéo đến đâu. Không chỉ thế, chỉ một lực tác động nhẹ cũng có thể khiến nó bị rơi khỏi bức tường mà nó cố công leo trèo. Ở chốn công sở cũng vậy, những người chỉ có duy nhất tài ăn nói thì có khéo đến đâu cũng chỉ leo đến một mức độ nhất định, và chỉ cần một sóng gió có thể sẽ lại đưa họ trở về điểm xuất phát.
3 lần nói xấu sau lưng sếp thì ít nhất sẽ có một lần bị sếp nghe thấy. Và như vậy thì công ăn nói khéo léo trước nay sẽ đổ xuống sông xuống bể cả. Chị Hoài Anh (nhân viên hành chính) hào hứng kể lại chuyện một nhân viên trong phòng mình bị “ngã ngựa”: “Đúng hôm Q đang bô bô nói sếp đã già, đã lỗi thời, chính sách không phù hợp, người thì xấu lại ăn mặc rườm rà thì sếp xuất hiện. Sếp hầm hầm chả nói câu gì quay ngoắt về phòng. Và sau đó, chức quản lý bộ phận tưởng như đã ở trong tầm tay Q lại được dành cho người khác. Trừ Q thì cả văn phòng ai cũng hỉ hả về chuyện này”.
Anh Tuấn Anh (trưởng phòng nhân sự tại một công ty xây dựng) cũng chia sẻ: “Nói ngọt thì ai cũng thích. Nhưng là người quản lý mình phải tỉnh táo. Lựa chọn những người không phù hợp sẽ chỉ khiến cho việc làm của chính mình bị lung lay mà thôi”
Có một sự thật ở công sở rằng những người thành công và được ưu ái nhất chưa chắc đã là những người có năng lực nhất. Thậm chí, đôi khi đó còn là những người không hề giỏi. Nhưng nhờ “mồm miệng đỡ chân tay”, họ vẫn dễ dàng có được những điều mà nhiều người phải bỏ nhiều công để phấn đấu.
Nịnh sếp là cách nhiều người chọn để phấn đấu sự nghiệp.
“Nói ngọt lọt đến xương”. Bất kỳ ai cũng thích những lời dịu dàng dễ nghe. Dù bản thân có khó tính, khắt khe và nghiêm túc đến đâu thì một lời khen ngợi vẫn có thể khiến người ta mềm lòng. Nắm được tâm lý chung này, nhiều người đã tận dụng khả năng ăn nói của mình để “thăng tiến”.
Chị Hương Giang (nhân viên kinh doanh) chia sẻ: “Vừa rồi phòng mình bổ nhiệm phó phòng mới. Ai cũng tưởng là cậu K sẽ được, vì năm rồi cậu ấy đem về cho công ty mấy hợp đồng lớn, làm việc nhiệt tình, có trách nhiệm. Vậy mà cuối cùng người lên chức lại là cậu B. Lý do cậu K bị loại là vì cái sai lầm nhỏ xíu trong một hợp đồng cũng nhỏ của cậu ấy 2 năm về trước. Còn B thì chả có năng lực gì, được một cái khéo ăn khéo nói, chứ làm việc thì chán chết. Sếp bảo khéo léo là phẩm chất của nhà lãnh đạo”.
Không đến mức được thăng chức như anh B ở công ty chị Giang, nhưng nhờ cái tài khéo mồm mà chị H ở công ty anh Quốc Minh cũng luôn tránh được “tai họa”. Anh Minh cho biết:
“Bộ phận hành chính là bộ phận làm ăn chán nhất ở công ty mình, nhầm nhọt thiếu sót linh tinh cả. Nhưng H thì không bao giờ bị trách cứ trong khi từ trưởng phòng đến phó phòng đều đã từng bị đem ra đe nẹt, thậm chí kiểm điểm. Có chuyện gì xảy ra, nếu không liên quan đến mình, việc đầu tiên H làm là đi mách sếp tườm tận sự việc, không quên thêm nếm rằng mình đã nhắc nhở mà họ không nghe. Còn nếu chuyện liên quan đến H, ngay lập tức cô ấy sụt sùi kể lể và đổ lỗi cho hoàn cảnh. Chưa nghe thấy lời đã thấy nước mắt nên sếp chẳng bao giờ… lỡ trách”.
Nói xấu sau lưng, nịnh nọt trước mặt
Đây là tình trạng phổ biến ở đa số công sở. Khó có sếp nào được lòng tất cả các nhân viên của mình mọi lúc mọi nơi. Vậy nên chuyện nói xấu sếp đã trở thành “chuyện thường ngày ở huyện”. Tuy vậy, nói xấu sau lưng, ca ngợi trước mặt lại là chuyện hoàn toàn khác.
Anh Việt Dũng (công ty trách nhiệm hữu hạn X) chia sẻ: “Thẳng thắn mà nói thì chuyện nói xấu sau lưng sếp là chuyện bình thường. Khó ai có thể nói: ‘từ ngày đi làm tôi chưa từng mở miệng nói xấu sếp’. Nhưng đằng sau nói xấu, còn trước mặt lại tâng bốc lên tận mây xanh là chuyện tôi vô cùng ghét. Cơ quan tôi có một chị luôn là người đứng đầu, khởi xướng trào lưu nói xấu sếp. Nhưng nhác thấy sếp vừa xuất hiện là chị ta đổi giọng luôn, khen ngợi không tiếc lời. Khi thì vồn vã trực tiếp, khi thì cố tình nói cho sếp nghe được. Người như thế thực sự đáng sợ”.
Người giống như anh Dũng vừa kể ở công sở không hề thiếu. Thậm chí chị Hà Dung (công ty kinh doanh máy tính) còn cho biết ở văn phòng chị 2/3 số nhân viên đều thuộc dạng này. Chị cho biết: “Tính mình thẳng thắn thật thà nên thường thua thiệt. Chẳng hiểu sao mình chưa bao giờ cất nổi mồm nói một câu nịnh nọt sếp. Nếu sếp có cái áo, cái quần đẹp, mình có thể khen và hỏi chỗ mua vì mình thật sự cảm thấy nó đẹp. Chứ văn phòng mình thì nhan nhản những người sau lưng chê sếp ăn mặc ‘như dở hơi’, ‘vừa quê vừa xấu’ nhưng trước mặt lại tâng lên đến tận trời”.
Những "con ốc sên" dễ ngã
Ốc sên là loại động vật di chuyển rất chậm, dù cái miệng của nó có khéo đến đâu. Không chỉ thế, chỉ một lực tác động nhẹ cũng có thể khiến nó bị rơi khỏi bức tường mà nó cố công leo trèo. Ở chốn công sở cũng vậy, những người chỉ có duy nhất tài ăn nói thì có khéo đến đâu cũng chỉ leo đến một mức độ nhất định, và chỉ cần một sóng gió có thể sẽ lại đưa họ trở về điểm xuất phát.
3 lần nói xấu sau lưng sếp thì ít nhất sẽ có một lần bị sếp nghe thấy. Và như vậy thì công ăn nói khéo léo trước nay sẽ đổ xuống sông xuống bể cả. Chị Hoài Anh (nhân viên hành chính) hào hứng kể lại chuyện một nhân viên trong phòng mình bị “ngã ngựa”: “Đúng hôm Q đang bô bô nói sếp đã già, đã lỗi thời, chính sách không phù hợp, người thì xấu lại ăn mặc rườm rà thì sếp xuất hiện. Sếp hầm hầm chả nói câu gì quay ngoắt về phòng. Và sau đó, chức quản lý bộ phận tưởng như đã ở trong tầm tay Q lại được dành cho người khác. Trừ Q thì cả văn phòng ai cũng hỉ hả về chuyện này”.
Anh Tuấn Anh (trưởng phòng nhân sự tại một công ty xây dựng) cũng chia sẻ: “Nói ngọt thì ai cũng thích. Nhưng là người quản lý mình phải tỉnh táo. Lựa chọn những người không phù hợp sẽ chỉ khiến cho việc làm của chính mình bị lung lay mà thôi”