Công sở: Người nhấp nhổm "nhảy việc", kẻ lo lắng mất "miếng ăn"
Ra Tết là một thời điểm khá đặc biệt của công sở khi người thì nhấp nhổm tìm "chỗ" mới, kẻ lại ngay ngáy lo mất việc làm.
Trăm nghìn lý do để ‘nhảy’ việc
Mỗi người có một lý do riêng để quyết định lựa chọn cho mình một công việc mới. Lương, thưởng, địa điểm, môi trường làm việc là những lý do phổ biến nhất. Tuy vậy, cũng có nhiều lý do khá bất ngờ và độc đáo.
Đầu năm, nhiều người tìm công việc mới.
Chị Mai Loan (nhân viên hành chính) cho biết: “Mình bắt chồng rục rịch tìm chỗ làm mới từ trước Tết. Có chỗ nào tạm ổn một chút là phải ‘nhảy’ ngay. Lương thấp hơn một chút không vấn đề gì. Chứ cứ ở mãi công ty này, mình chỉ sợ gần mực thì đen. Phòng thiết kế có 6 người thì 3 người có bồ thường xuyên, 2 người thỉnh thoảng ‘bóc bánh trả tiền’. Chẳng yên tâm chút nào khi để chồng mình thường xuyên tiếp xúc thân thiết với những người như thế. Tính tốt thì khó học chứ thói xấu lây lan nhanh lắm”.
Tương tự như chồng chị Loan, anh Mạnh Cường (kỹ sư xây dựng) cũng bị vợ bắt đổi việc vì không thích môi trường làm việc của chồng. Anh chia sẻ:
“Văn phòng mình một tuần 3 bữa nhậu. Trước thì vợ cũng chỉ hơi khó chịu chút thôi nhưng từ khi một anh đồng nghiệp mới ngoài 40 tuổi phát hiện ra bệnh ung thư gan giai đoạn cuối và một hai người khác cũng có vấn đề về gan thì bà xã mới phát sốt lên như thế. Bà xã sợ nhậu nhẹt nhiều không tốt, muốn tìm môi trường làm việc ‘trong lành’ hơn. Mặc dù rất quý các anh em đồng nghiệp nhưng thấy ý kiến của vợ cũng hợp lý nên làm theo thôi”.
Đa số những người ‘nhảy việc’ là những người trẻ, còn nhiều thời gian để ‘phiêu lưu’ và phấn đấu. Hồng Anh (một sinh viên mới ra trường) cho biết:
“Em vừa xin nghỉ làm ở một vị trí khá ổn mà nhiều bạn sinh viên mới ra trường như em đều mơ ước. Không phải em ngông nghênh, chơi trội hay tìm được công việc quá tốt nào khác. Thậm chí giờ em cũng chưa biết mình sẽ làm ở đâu. Nhưng cứ thất nghiệp ắt phải quyết tâm tìm việc. Em thích được thay đổi, được thử sức, được đặt mình vào những vị trí khác nhau, làm thử những công việc mình đam mê và cho là có khả năng. Em đã xin bố mẹ 2 năm đầu để bay nhảy và được bố mẹ đồng ý. Nếu có thiếu thốn về kinh tế bố mẹ sẽ ủng hộ phần nào”.
Thuận lợi đủ đường
Ra Tết được coi là thời điểm ‘thuận lợi đủ đường’ để bắt đầu một công việc mới. Nhiều người đã ‘nung nấu’ ý định ‘nhảy việc’ từ lâu nhưng phải chờ đến thời điểm này mới thực hiện. Lý do chủ yếu là: tiền thưởng Tết. Anh Hoàng Tuấn (kiến trúc sư) cười nói:
“Từ năm ngoái, ở công ty mình cũng nhiều người có ý định bỏ việc nhưng ai cũng cố gắng bám trụ. Đơn giản vì đi làm, hàng tháng bọn mình chỉ có tiền lương. Các khoản thưởng đều dành đến Tết âm lịch mới quyết toán và quy vào thưởng Tết. Ai bỏ sớm coi như bao công sức cả năm làm lụng đổ xuống sông xuống biển. Chỉ có cơ hội nào tốt quá, buộc phải nắm bắt ngay thì mới chấp nhận bỏ ngang tiền thưởng cuối năm thôi. Còn bình thường, ra giêng một cái là mọi người ‘tếch’ ngay. Mình cũng đã ướm được một công việc khá phù hợp ở một công ty mới”.
Không chỉ liên quan đến tiền thưởng Tết năm cũ mà việc đổi chỗ làm ngay đầu năm cũng tạo một tiền đề rất tốt cho thưởng Tết của năm mới. Chị Thanh Hương (nhân viên marketing) chia sẻ:
“Có công ty tính thưởng bằng mốc 6 tháng. Ai làm dưới 6 tháng tính ½ tiền thưởng mức trung bình. Ai làm trên 6 tháng được tính cả 100%. Nhưng cũng có công ty tính thưởng trung bình chia 12 tháng rồi nhân số tháng, hoặc tính theo mốc 1 năm = 12 tháng. Bởi vậy, đây là thời điểm thuận lợi nhất để bắt đầu. Mình đã phỏng vấn một công việc mới từ trước Tết và mùng 8 âm lịch vừa rồi đã đi làm ngày đầu tiên ở công ty mới rồi”.
Rục rịch tăng lương và hứa tăng lương
Biết trước tình trạng ‘nhảy việc’ sau Tết của rất nhiều dân công sở, nhiều đơn vị, công ty rục rịch tăng lương và hứa tăng lương để giữ chân người 'hiền tài'.
Chị Thu An (nhân viên kế toán) băn khoăn: “Mình đang định nghỉ việc thì sếp thông báo sắp tăng lương cho mình. Như vậy mức lương nhận được sẽ chỉ kém mức lương ở công ty mới mình định chuyển khoảng 1 triệu đồng. Đang băn khoăn quá, số tiền chênh lệch không quá nhiều. Công việc ở đây mình đã quen rồi nên sẽ nhàn, không phải bắt đầu lại. Sếp lại khá dễ tính và mình rất quý. Nhưng bên công ty kia lại có điều kiện để phát triển hơn. Mấy hôm nay đau hết cả đầu”.
Tương tự như chị An, anh Tuấn Khang (kỹ sư phần mềm) cũng đang bối rối giữa việc đi hay ở: “Thấy được sự thay đổi của mình, hình như sếp đã đoán ra nên hẹn tháng sau sẽ tăng lương. Rồi như cảm thấy lương chưa đủ để xoay chuyển, sếp còn rủ đi café, nhậu nhẹt để hàn huyên về 'những ngày khó khăn của anh em mình', nhắc lại những kỷ niệm vui buồn, sự thân thiết. Chiêu tâm lý này khiến mình bị choáng nặng và phân vân vô cùng”.
Ngay ngáy nỗi lo mất việc
Bên cạnh những người đang 'nhấp nhổm' tìm cho mình công việc mới thì cũng có rất nhiều người khác đang vừa làm... vừa lo mất việc.
Chị Phương Quyên (nhân viên bán hàng) thở dài cho biết: "Nghe nói kinh tế năm 2012 sẽ khó khăn hơn cả năm 2011. Chỗ mình mọi người cũng đang đồn đại chuyện sắp sa thải một phần nhân viên. Mình lo lắm. Vì có gì bộ phận mình sẽ là bộ phận bị giảm tải đầu tiên. Thời buổi khó khăn này, biết tìm đâu ra công việc mới trong khi trình độ mình lại không cao".
Tháng giêng là tháng ăn chơi. Với nhiều cơ quan, doanh nghiệp đây là thời điểm nhàn nhã nhất. Nhưng cũng có nhiều người từ ra Tết đến giờ đang gồng mình làm việc để "chứng minh năng lực với sếp". Anh Phạm Quang (kỹ sư điện máy) chia sẻ:
"Năm nay công ty mình sẽ giảm số lượng nhân viên. Mình thật sự sốt ruột vì không biết phải làm thế nào. Ngành nghề mình tìm việc cũng chẳng phải dễ dàng gì. Năm nay vợ lại có bầu nên không thể có chuyện nghỉ việc một thời gian rồi tính. Suốt từ ra Tết đến giờ mình đều phải gồng mình làm việc, cố chứng minh năng lực mong sếp nhận thấy".
Mỗi người có một lý do riêng để quyết định lựa chọn cho mình một công việc mới. Lương, thưởng, địa điểm, môi trường làm việc là những lý do phổ biến nhất. Tuy vậy, cũng có nhiều lý do khá bất ngờ và độc đáo.
Đầu năm, nhiều người tìm công việc mới.
Chị Mai Loan (nhân viên hành chính) cho biết: “Mình bắt chồng rục rịch tìm chỗ làm mới từ trước Tết. Có chỗ nào tạm ổn một chút là phải ‘nhảy’ ngay. Lương thấp hơn một chút không vấn đề gì. Chứ cứ ở mãi công ty này, mình chỉ sợ gần mực thì đen. Phòng thiết kế có 6 người thì 3 người có bồ thường xuyên, 2 người thỉnh thoảng ‘bóc bánh trả tiền’. Chẳng yên tâm chút nào khi để chồng mình thường xuyên tiếp xúc thân thiết với những người như thế. Tính tốt thì khó học chứ thói xấu lây lan nhanh lắm”.
Tương tự như chồng chị Loan, anh Mạnh Cường (kỹ sư xây dựng) cũng bị vợ bắt đổi việc vì không thích môi trường làm việc của chồng. Anh chia sẻ:
“Văn phòng mình một tuần 3 bữa nhậu. Trước thì vợ cũng chỉ hơi khó chịu chút thôi nhưng từ khi một anh đồng nghiệp mới ngoài 40 tuổi phát hiện ra bệnh ung thư gan giai đoạn cuối và một hai người khác cũng có vấn đề về gan thì bà xã mới phát sốt lên như thế. Bà xã sợ nhậu nhẹt nhiều không tốt, muốn tìm môi trường làm việc ‘trong lành’ hơn. Mặc dù rất quý các anh em đồng nghiệp nhưng thấy ý kiến của vợ cũng hợp lý nên làm theo thôi”.
Đa số những người ‘nhảy việc’ là những người trẻ, còn nhiều thời gian để ‘phiêu lưu’ và phấn đấu. Hồng Anh (một sinh viên mới ra trường) cho biết:
“Em vừa xin nghỉ làm ở một vị trí khá ổn mà nhiều bạn sinh viên mới ra trường như em đều mơ ước. Không phải em ngông nghênh, chơi trội hay tìm được công việc quá tốt nào khác. Thậm chí giờ em cũng chưa biết mình sẽ làm ở đâu. Nhưng cứ thất nghiệp ắt phải quyết tâm tìm việc. Em thích được thay đổi, được thử sức, được đặt mình vào những vị trí khác nhau, làm thử những công việc mình đam mê và cho là có khả năng. Em đã xin bố mẹ 2 năm đầu để bay nhảy và được bố mẹ đồng ý. Nếu có thiếu thốn về kinh tế bố mẹ sẽ ủng hộ phần nào”.
Thuận lợi đủ đường
Ra Tết được coi là thời điểm ‘thuận lợi đủ đường’ để bắt đầu một công việc mới. Nhiều người đã ‘nung nấu’ ý định ‘nhảy việc’ từ lâu nhưng phải chờ đến thời điểm này mới thực hiện. Lý do chủ yếu là: tiền thưởng Tết. Anh Hoàng Tuấn (kiến trúc sư) cười nói:
“Từ năm ngoái, ở công ty mình cũng nhiều người có ý định bỏ việc nhưng ai cũng cố gắng bám trụ. Đơn giản vì đi làm, hàng tháng bọn mình chỉ có tiền lương. Các khoản thưởng đều dành đến Tết âm lịch mới quyết toán và quy vào thưởng Tết. Ai bỏ sớm coi như bao công sức cả năm làm lụng đổ xuống sông xuống biển. Chỉ có cơ hội nào tốt quá, buộc phải nắm bắt ngay thì mới chấp nhận bỏ ngang tiền thưởng cuối năm thôi. Còn bình thường, ra giêng một cái là mọi người ‘tếch’ ngay. Mình cũng đã ướm được một công việc khá phù hợp ở một công ty mới”.
Không chỉ liên quan đến tiền thưởng Tết năm cũ mà việc đổi chỗ làm ngay đầu năm cũng tạo một tiền đề rất tốt cho thưởng Tết của năm mới. Chị Thanh Hương (nhân viên marketing) chia sẻ:
“Có công ty tính thưởng bằng mốc 6 tháng. Ai làm dưới 6 tháng tính ½ tiền thưởng mức trung bình. Ai làm trên 6 tháng được tính cả 100%. Nhưng cũng có công ty tính thưởng trung bình chia 12 tháng rồi nhân số tháng, hoặc tính theo mốc 1 năm = 12 tháng. Bởi vậy, đây là thời điểm thuận lợi nhất để bắt đầu. Mình đã phỏng vấn một công việc mới từ trước Tết và mùng 8 âm lịch vừa rồi đã đi làm ngày đầu tiên ở công ty mới rồi”.
Rục rịch tăng lương và hứa tăng lương
Biết trước tình trạng ‘nhảy việc’ sau Tết của rất nhiều dân công sở, nhiều đơn vị, công ty rục rịch tăng lương và hứa tăng lương để giữ chân người 'hiền tài'.
Chị Thu An (nhân viên kế toán) băn khoăn: “Mình đang định nghỉ việc thì sếp thông báo sắp tăng lương cho mình. Như vậy mức lương nhận được sẽ chỉ kém mức lương ở công ty mới mình định chuyển khoảng 1 triệu đồng. Đang băn khoăn quá, số tiền chênh lệch không quá nhiều. Công việc ở đây mình đã quen rồi nên sẽ nhàn, không phải bắt đầu lại. Sếp lại khá dễ tính và mình rất quý. Nhưng bên công ty kia lại có điều kiện để phát triển hơn. Mấy hôm nay đau hết cả đầu”.
Tương tự như chị An, anh Tuấn Khang (kỹ sư phần mềm) cũng đang bối rối giữa việc đi hay ở: “Thấy được sự thay đổi của mình, hình như sếp đã đoán ra nên hẹn tháng sau sẽ tăng lương. Rồi như cảm thấy lương chưa đủ để xoay chuyển, sếp còn rủ đi café, nhậu nhẹt để hàn huyên về 'những ngày khó khăn của anh em mình', nhắc lại những kỷ niệm vui buồn, sự thân thiết. Chiêu tâm lý này khiến mình bị choáng nặng và phân vân vô cùng”.
Ngay ngáy nỗi lo mất việc
Bên cạnh những người đang 'nhấp nhổm' tìm cho mình công việc mới thì cũng có rất nhiều người khác đang vừa làm... vừa lo mất việc.
Chị Phương Quyên (nhân viên bán hàng) thở dài cho biết: "Nghe nói kinh tế năm 2012 sẽ khó khăn hơn cả năm 2011. Chỗ mình mọi người cũng đang đồn đại chuyện sắp sa thải một phần nhân viên. Mình lo lắm. Vì có gì bộ phận mình sẽ là bộ phận bị giảm tải đầu tiên. Thời buổi khó khăn này, biết tìm đâu ra công việc mới trong khi trình độ mình lại không cao".
Tháng giêng là tháng ăn chơi. Với nhiều cơ quan, doanh nghiệp đây là thời điểm nhàn nhã nhất. Nhưng cũng có nhiều người từ ra Tết đến giờ đang gồng mình làm việc để "chứng minh năng lực với sếp". Anh Phạm Quang (kỹ sư điện máy) chia sẻ:
"Năm nay công ty mình sẽ giảm số lượng nhân viên. Mình thật sự sốt ruột vì không biết phải làm thế nào. Ngành nghề mình tìm việc cũng chẳng phải dễ dàng gì. Năm nay vợ lại có bầu nên không thể có chuyện nghỉ việc một thời gian rồi tính. Suốt từ ra Tết đến giờ mình đều phải gồng mình làm việc, cố chứng minh năng lực mong sếp nhận thấy".