Chúng ta luôn tìm cách sắp xếp thời gian cho hợp lý mà quên đi rằng quản lý năng lượng của bản thân mới là điều quan trọng

JJJ,
Chia sẻ

Thời gian của mỗi người là hữu hạn, còn năng lượng của bản thân lại là câu chuyện hoàn toàn khác.

Quả thật, dù là đại lượng vô hạn và khó nắm bắt, thời gian của mỗi người lại hữu hạn.

Ví dụ, mỗi người chỉ có 24 tiếng mỗi ngày, trong đó cố lắm cũng chỉ có thể làm việc liên tục 10 - 12 tiếng. Chúng ta thường nhắc nhau rằng cần phải biết quản lý thời gian, tuy nhiên, đáp án lại nằm ở việc quản lý năng lượng của mỗi cá nhân.

Chúng ta luôn tìm cách sắp xếp thời gian cho hợp lý mà quên đi rằng quản lý năng lượng của bản thân mới là điều quan trọng - Ảnh 1.

Nếu thời gian của ai cũng như nhau, vậy làm thế nào để tôi quản lý năng lượng của bản thân?

Năng lượng của mỗi người bắt nguồn từ cơ thể. Do đó, hãy tập trung vào thể chất. Không đủ dinh dưỡng, ít vận động, thiếu ngủ... có thể làm vơi năng lượng "cơ bản" của con người, cũng như khả năng quản lý cảm xúc và tập trung bị giảm sút.

Gary Faro, Phó chủ tịch của ngân hàng Wachovia tại Mỹ, bị thừa cân, ăn uống rất vớ vẩn, lười vận động, làm việc nhiều giờ liền và gần như không được ngủ quá 5 hoặc 6 tiếng mỗi đêm.

Faro bắt đầu thay đổi bản thân bằng cách đi ngủ đúng giờ, ngủ lâu hơn. Tiếp theo, ông thay đổi thói quen ăn 2 bữa và ăn rất nhiều thành các bữa ăn ít hơn, xen kẽ là bữa ăn nhẹ cách nhau mỗi 3 tiếng. Mục đích chính là giúp ổn định nồng độ đường huyết. Nhờ thế, Faro giảm cân đáng kể nhưng vẫn cảm thấy tỉnh táo, khỏe mạnh.

Chúng ta luôn tìm cách sắp xếp thời gian cho hợp lý mà quên đi rằng quản lý năng lượng của bản thân mới là điều quan trọng - Ảnh 2.

Một thói quen khác mà Faro áp dụng là những khoảng nghỉ giải lao ngắn và đều đặn.

Điều này cũng thuận theo chu trình sinh học của con người. Sau thời gian tràn đầy năng lượng từ 90 - 120 phút thì cơ thể chúng ta chậm lại và chuyển từ trạng thái dồi dào năng lượng sang trạng thái uể oải, muốn được nghỉ ngơi. Dấu hiệu chính là ngáp, đói và khó tập trung nhưng thường bị chúng ta hay phớt lờ và tiếp tục làm việc.

Hệ quả là năng lượng còn lại của chúng ta càng sụt giảm về cuối ngày. Nếu cảm thấy mệt mỏi và bế tắc - hãy đứng dậy vận động hoặc đi bộ vài vòng.

Năng lượng là thứ quyết định cảm xúc nên tuyệt đối không được xem nhẹ

Khi con người có thể kiểm soát cảm xúc, họ có thể cải thiện năng lượng dù cho có phải đối mặt với áp lực bên ngoài.

Để làm được điều này, chúng ta cần ý thức rõ hơn về cách mà bản thân cảm nhận thế giới xung quanh. Với hầu hết chúng ta, có tâm trạng tốt nghĩa là khả năng xử lý, năng suất làm việc sẽ tăng lên đáng kể.

The-Power-in-our-Hands-Recharge-your-Spiritual-Energy-through-your-Hands

Tuy nhiên, việc liên tục phải đối mặt với nhiều thách thức thường khiến chúng ta có xu hướng sa vào cảm xúc tiêu cực, thậm chí là giải quyết vấn đề theo kiểu chống đối. Biểu hiện bao gồm những trạng thái như giận dữ, mất kiên nhẫn, lo âu hoặc bất an - chúng có khả năng khiến năng lượng trong bạn tiêu tan, khó có thể tư duy sáng suốt.

Một thói quen đơn giản để hóa giải các cảm xúc tiêu cực là tập thở. Hít thật sâu, sau đó thở ra trong khoảng 5 - 6 giây sẽ giúp bạn thư giãn và tạm nguôi đi những cảm xúc tiêu cực.

Tập trung và phân bổ năng lượng một cách hợp lý thay vì việc gì cũng muốn làm

da5b1522-51cd-11e5-8642-453585f2cfcd

Người trẻ ngày nay xem việc đa nhiệm (multi-tasking) là điều cần thiết vì họ có quá nhiều yêu cầu phải đáp ứng trong công việc.

Thế nhưng, đa nhiệm hay ôm đồm nhiều thứ một lúc lại khiến bạn kiệt sức rất nhanh. Việc phải chuyển đổi sự chú ý và tập trung liên tục từ việc này qua việc khác, ví dụ đang trả lời email thì quay sang nghe điện thoại chẳng hạn - theo ước tính của HBR, đa nhiệm thường làm tăng thời gian cần thiết để xử lý một công việc lên 25%.

Nên làm thế nào? Tập trung tuyệt đối cho một việc nào đó trong 90 - 120 phút rồi nghỉ giải lao, sao đó nghiêm túc tập trung cho việc kế tiếp. Cách làm này sẽ mang lại hiệu quả cao hơn trong công việc, đơn giản vì phân bổ thời gian như vậy khá giống với cách mà đồng hồ sinh học của con người hoạt động: Làm hết sức khi cơ thể đang ở trong trạng thái hưng phấn - nghỉ ngơi khi cảm thấy mệt mỏi.

Quả thực, chúng ta có thể rèn thói quen để giảm những gián đoạn khi cần tập trung. Ví dụ, hãy tắt chuông điện thoại, tránh xa nơi ồn ào khi có gì đó quan trọng cần xử lý ngay. Hoặc, thay đổi thói quen kiểm tra email mỗi khi có thông báo thành kiểm tra 2 lần/ngày.

Muốn có năng lượng tích cực, thứ cần chú trọng là ý nghĩa và mục đích của việc bạn sẽ làm

Con người lao động để làm gì? Kiếm tiền, sinh tồn và nhiều thứ khác nữa.

Thường thì, chúng ta chỉ tận dụng được năng lượng tích cực khi công việc và các hoạt động khác trong ngày không mâu thuẫn với nhau, cũng như mang lại cảm giác sống có ý nghĩa.

Nếu việc đang làm thật sự có ý nghĩa cho bản thân, tự khắc bạn sẽ cảm thấy tích cực, tập trung hơn và thậm chí là kiên trì hơn. Đáng tiếc là, yêu cầu xử lý công việc và các vấn đề trong cuộc sống ngày một chóng mặt hơn - khiến chúng ta không thể nhận ra ý nghĩa trong công việc chính là một nguồn năng lượng rất mạnh mẽ.

Khi gặp bế tắc trong bất cứ phương diện nào của cuộc sống, hãy suy nghĩ và hành động chậm lại. Tự đánh giá xem hiện tại mình có năng lượng và động lực đến từ mục đích tích cực hay không?

Tham khảo HBR

Chia sẻ