Chủng SARS-CoV-2 mới có thể lây qua không khí và khởi phát bệnh rất nhanh: Chủ động bỏ 5 SAI LẦM để tránh khiến dịch thêm phức tạp

Đậu Đậu,
Chia sẻ

Theo nhận định của Bộ Y tế, vụ dịch bùng phát lần này khó khăn, phức tạp hơn và khác so với đợt dịch tại Đà Nẵng bởi tốc độ lây nhiễm của virus SARS-CoV-2 chủng mới là rất cao.

Biến chủng SARS-CoV-2 mới tại Việt Nam nguy hiểm như thế nào?

Kể từ ngày 27/1 cho đến nay, Việt Nam đã ghi nhận 484 ca mắc COVID-19 trong cộng đồng ở 11 tỉnh thành. Ngày 2/2, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương thông báo đã phát hiện 11 mẫu có giải trình tự gene tương tự chủng virus B117 lần đầu được phát hiện tại Anh vào tháng 12/2020.

Theo nhận định của Bộ Y tế, vụ dịch bùng phát lần này khó khăn, phức tạp hơn và khác so với đợt dịch tại Đà Nẵng bởi tốc độ lây nhiễm của virus SARS-CoV-2 chủng mới là rất cao.

bien-the-moi-cua-covid-19-va-ky-nghi-le-den-toi-tai-anh.jpg

Vậy cụ thể, virus SARS-CoV-2 chủng mới nguy hiểm hơn như thế nào?

- Chu kỳ lây nhiễm ngắn hơn: Theo đại diện Bộ Y tế, ở các đợt dịch trước đây, các chuyên gia tính toán chu kỳ lây nhiễm khoảng 4-5 ngày với chu kỳ lây rất rõ ràng, nhưng với SARS-CoV-2 chủng mới này thì chu kỳ lây chỉ diễn ra trong 1-2 ngày.

- Thời gian khởi phát bệnh rất nhanh: Với SARS-CoV-2 chủng cũ, bệnh nhân phải mất 5-7 ngày ủ bệnh sau đó mới phát triệu chứng sốt, ho, khó thở... thì hiện nay, chỉ tới ngày thứ 2 người bệnh đã xuất hiện virus vùng hầu họng, khả năng nhân lên của virus và đào thải mầm bệnh rất cao. Tuy nhiên ở chủng mới, đa số người bệnh đều không có triệu chứng cụ thể.

- Virus chủng mới có khả năng lây qua không khí: Trong khi trước đây, virus SARS-CoV-2 lây từ người này qua người khác chủ yếu qua giọt bắn đường hô hấp thì hiện tại virus đã có thể lây theo đường không khí.

- Hệ số lây nhiễm cao hơn: Trước đây, chuyên gia tính toán một người có thể lây cho 4-5 người, nhưng giờ một người có thể lây cho hơn 10 người.

Trước khi xuất hiện tại Việt Nam, các ca nhiễm chủng virus B117 đã được phát hiện ở nhiều quốc gia. Trong đó, Anh được coi là quốc gia đầu tiên có ca nhiễm B117 vào 20/9/2020. Theo thủ tướng Anh, Boris Johnson: Biến thể mới B117 "có khả năng lây truyền cao hơn tới 70% so với phiên bản gốc của COVID-19".

113773509gettyimages-1227835316-159773483160424691881.jpg

Nói về chủng virus mới, Tiến sĩ Lê Quốc Hùng (Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM), cho biết: "Virus SARS-CoV-2 chủng mới có sự thay đổi gene và tạo nhiều gai bên ngoài hơn. Những gai này làm tăng khả năng bám dính vật chủ, từ đó khiến mức độ nhiễm bệnh cũng như lây truyền sớm hơn dù người bệnh có tải lượng virus thấp.

Với SARS-CoV-2 chủng cũ, qua 1-2 ngày truy vết các trường hợp tiếp xúc gần đã an toàn. Chủng mới có tốc độ lây lan nhanh nên có thể trong lúc tìm F1 thì F1 đã lây cho F2".

Với những yếu tố trên, thì việc virus chủng mới này nguy hiểm hơn và tăng nhanh hơn tại Việt Nam là có thể giải thích được.

Cần chủ động từ bỏ 5 sai lầm này để không khiến dịch thêm phức tạp

1. Sử dụng và xử lý khẩu trang sai cách

Kể từ khi dịch COVID-19 xuất hiện, Bộ Y tế và WHO đã liên tục đưa ra khuyến cáo đeo khẩu trang đúng cách để phòng ngừa virus. Chủng SARS-CoV-2 mới tuy khả năng lây nhiễm cao nhưng việc đeo khẩu trang vẫn vô cùng cần thiết.

Tuy nhiên, nếu không chú ý, đeo khẩu trang sai cách vừa không phòng được bệnh, vừa gây lãng phí. Bộ Y tế khuyến cáo, khi sử dụng khẩu trang, chúng ta nên đeo mặt xanh ra ngoài, mặt trắng vào trong. Khẩu trang cần che kín cả mũi và cằm.

Ngoài ra, khi tháo cần đảm bảo chỉ cầm vào dây khẩu trang, tránh sờ tay vào bề mặt khẩu trang. Thường xuyên rửa tay sạch trước khi đeo và sau khi tháo khẩu trang.

photo-1-15805198781761226355151.jpg

Chủng SARS-CoV-2 mới tuy khả năng lây nhiễm cao nhưng việc đeo khẩu trang vẫn vô cùng cần thiết.

2. Tụ tập đông người

Trong khuyến cáo "Những thói quen cần thay đổi trong mùa dịch COVID-19", Bộ Y tế đã đặc biệt nhấn mạnh việc: Trước hay giao lưu gặp gỡ, nay KHÔNG MỜI KHÁCH tới nhà và cũng không tới nhà người khác.

Dịp Tết Nguyên đán là thời điểm người dân tụ họp, gặp gỡ và tham gia các lễ hội tại địa phương. Tuy nhiên trong bối cảnh chủng virus SARS-CoV-2 lây nhanh và nhiều như hiện nay thì việc chủ động phòng dịch, đứng cách xa người khác 2m và tránh xa đám đông là vô cùng cần thiết.

3. Trốn cách ly, khai báo thiếu trung thực

Kể từ đầu mùa dịch COVID-10, Việt Nam đã áp dụng khai báo y tế toàn dân, đặc biệt nhấn mạnh những ai đi về từ vùng dịch cần chủ động khai báo. Tuy nhiên, có không ít trường hợp từng khiến dư luận bức xúc vì trốn cách ly, khai báo thiếu.

Trước đây, trường hợp bệnh nhân thứ 17 là một ví dụ. Người này đã đi đến vùng dịch của Ý, nhưng đã không khai báo đầy đủ thông tin dẫn đến lây lan dịch bệnh trong cộng đồng.

Thời gian gần đây, bệnh nhân 2009 cũng là N.T.K.A, ở chung cư The Garden Hill, Mỹ Đình, Hà Nội cũng đã không khai báo y tế dù trước đó có tiếp xúc với f0. Kết quả là người này đã lây bệnh cho con gái và người giúp việc, đồng thời bị xử phạt 15 triệu đồng vì trốn cách ly, khai báo thiếu trung thực.

134450-san_bay.jpg

-san_bay.jp

Các biến chủng virus mới có khả năng lây lan nhanh, nhiều bệnh nhân không có triệu chứng. Chính vì vậy, Bộ Y tế liên tục đưa ra khuyến cáo tuân thủ quy định 5K (Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tụ tập - Khai báo y tế), nhất là trong thời điểm dịp Tết Nguyên đán này.

4. Không dọn dẹp, lau chùi, diệt khuẩn nhà cửa thường xuyên

Nhà cửa là nơi an toàn nhất nhưng cũng là khu vực dễ trở thành "ổ dịch" nếu không được vệ sinh, dọn dẹp thường xuyên.

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, các gia đình cần lau chùi, diệt khuẩn nhà cửa, những nơi như nhà vệ sinh, nhà tắm, phòng ngủ, thảm, phòng bếp thường xuyên để tiêu diệt vi khuẩn, virus lây lan.

kinh-nghiem-don-dep-giup-nha-cua-luon-sach-va-sang-bong.png

5. Không có triệu chứng bệnh thì vẫn thoải mái ra khỏi nhà

Khác với chủng virus cũ, người nhiễm chủng SARS-CoV-2 mới đa số không có triệu chứng cụ thể. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo người dân không nên có tâm lý chủ quan, cần nghiêm chỉnh chấp hành khuyến cáo phòng dịch của Bộ Y tế.

Đặc biệt, nếu là người vừa trở về từ vùng dịch, đã di chuyển tới các địa điểm mà bệnh nhân COVID-19 từng qua, nhận thấy bản thân có những dấu hiệu bệnh đặc biệt như sốt, ho, khó thở, mất vị giác... thì cần liên hệ ngay với cơ quan y tế gần nhất.

Chia sẻ