Chùa Phúc Khánh khác lạ trong lễ cầu an rằm tháng Giêng

NGÔ NHUNG/VTC NEWS,
Chia sẻ

Tối 23/2 (ngày 14 tháng Giêng), khác với nhiều năm trước, năm nay lễ cầu an tại chùa Phúc Khánh (Hà Nội) không còn tình trạng người ngồi tràn ra lòng đường vái vọng.

Chùa Phúc Khánh khác lạ trong lễ cầu an rằm tháng Giêng - Ảnh 1.

Chùa Phúc Khánh (hay còn gọi Tổ đình Phúc Khánh) là một ngôi chùa cổ thuộc phường Thịnh Quang (quận Đống Đa, TP Hà Nội). Nhiều năm nay, ngôi chùa được xây từ thời Hậu Lê luôn đón hàng nghìn người dân, phật tử về cầu an mỗi dịp rằm tháng Giêng.

Ghi nhận của PV, khác với những năm trước, năm nay, không còn cảnh người dân chen chúc, ngồi tràn ra đường cầu an, vái vọng. Thay vào đó, hàng trăm người dân đến đây đều vào trong sân khuôn viên chùa làm lễ cầu an.

Chùa Phúc Khánh khác lạ trong lễ cầu an rằm tháng Giêng - Ảnh 3.

Theo thông báo của chùa Phúc Khánh, năm nay, các khóa lễ cầu bình an được cử hành từ 19h ngày mùng 6 đến rằm tháng Giêng. Người dân khi đăng ký khóa lễ nhận được thông báo hoan hỷ đến vào ngày được ghi trong phiếu để dự lễ, sớ của người dân đã được nhà chùa dâng lên Tam Bảo. "Sau rằm tháng Giêng, chùa tiếp tục nhận đăng ký cầu bình an, cầu siêu. Từ tháng 2 Âm lịch trở đi, các khóa lễ tổ chức như thường niên", thông báo nhà chùa cho hay.

Chùa Phúc Khánh khác lạ trong lễ cầu an rằm tháng Giêng - Ảnh 4.

Dù 19h bắt đầu khoá lễ cầu an, nhưng khuôn viên của chùa vẫn trống.

Chùa Phúc Khánh khác lạ trong lễ cầu an rằm tháng Giêng - Ảnh 5.

Chị Nguyễn Thị Minh Hoa (37 tuổi, quận Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết, từ khi chị còn nhỏ, gia đình chị đều đi làm lễ cầu an vào rằm tháng Giêng tại nhiều ngôi chùa ở Hà Nội. Khoảng 5 năm trở lại đây chị chọn chùa Phúc Khánh để cầu an cho gia đình với mong ước gia đình bình an, mạnh khỏe.

Chùa Phúc Khánh khác lạ trong lễ cầu an rằm tháng Giêng - Ảnh 6.

Mỗi người đến đây đều được phát một quyển sách Kinh phổ môn để đọc.

Chùa Phúc Khánh khác lạ trong lễ cầu an rằm tháng Giêng - Ảnh 8.

Nhiều người tin rằng ngày rằm tháng Giêng, Đức Phật giáng lâm tại các chùa nên dịp này mọi người thường đi chùa cầu an, cầu may... Hay đơn giản hơn, rằm tháng Giêng là ngày rằm đầu tiên của một năm mới, ai cũng cầu mong cho mọi điều tốt đẹp sẽ đến với bản thân và gia đình mình.

Từ người trẻ tới người già đều kính cẩn chắp tay hành lễ theo tiếng tụng kinh gõ mõ của sư thầy.

Chùa Phúc Khánh khác lạ trong lễ cầu an rằm tháng Giêng - Ảnh 10.

Một số người dân tranh thủ ngồi bên ngoài để chờ vào khu vực bên trong làm lễ.

Chùa Phúc Khánh khác lạ trong lễ cầu an rằm tháng Giêng - Ảnh 11.

Khu vực bên ngoài chùa, lực lượng chức năng phân luồng giao thông đảm bảo thuận lợi cho người dân đi lại.

Chia sẻ