Chiêm nghiệm của một cụ già 70 tuổi: Dù có thân thiết đến đâu cũng nên học cách nói "không" với 3 kiểu người này trong gia đình
Lời chiêm nghiệm sâu sắc của cụ ông 70 tuổi về cuộc đời khiến nhiều người phải suy ngẫm.
Người xưa có câu: tử tế với người khác là tử tế với chính mình. Tuy nhiên, tử tế quá mức chính là tự hại bản thân mình. Điều này không chỉ đúng với người ngoài, mà ngay cả đối với những người thân trong gia đình. Nếu chúng ta lúc nào cũng sẵn sàng giúp đỡ những người trong gia đình, thì chính lòng tốt đó lại được xem là lẽ đương nhiên, là trách nhiệm mà bạn phải làm cho họ.
Tôi năm nay đã 70 tuổi. Từ thời còn trẻ, tôi luôn đặt ra cho bản thân một châm ngôn sống là: luôn sống tử tế và làm việc tốt mỗi ngày, chỉ mong nửa đời còn lại có thể an hưởng tuổi già, để đức cho con cháu. Thế nhưng, đi qua nửa đời người, cho đến hôm nay, tôi chợt nhận ra không phải mình tử tế với ai thì đó cũng là điều đúng đắn. Mọi người nói tôi có trái tim nhân hậu, là người tốt bụng, hiền lành nhất nhà. Nhưng ngoài những lời khen đó, tôi chẳng có gì ngoài sự tổn thương chính bản thân mình.
Sống gần hết cuộc đời, giờ tôi mới hiểu được điều này: con người có thể tử tế, nhưng nhất định phải có giới hạn, nếu ai đó chạm đến giới hạn của bản thân thì đừng bao giờ chấp nhận rồi lại làm hại chính bản thân mình. Dù có nhân hậu đến đâu, bạn cũng phải nhẫn tâm nói "KHÔNG" với những loại người này. Cả nể một chút, sớm muộn bản thân cũng sẽ chịu thiệt thòi.
Làm người phải có nguyên tắc và lập trường, nếu ai đó làm tổn thương bạn, đừng chọn cách bao dung với họ chỉ người khác xem bạn là người hiền lành, nhân hậu.
Có 3 kiểu người dù là họ hàng thân thiết đến cách mấy cũng nên học cách “tàn nhẫn” với họ:
Người ưa thích xu nịnh, giả tạo, nịnh nọt khi thấy người khác có thể mang lại lợi ích cho mình
Đời này không khó để có thể tìm thấy những người thích nịnh nọt, lợi dụng người khác. Hãy cẩn thận với những kiểu người đối xử tử tế khi chúng ta đang thành công hoặc giàu có, để rồi khi thất bại hoặc nghèo khó, họ sẽ quay lưng lại với bạn. Họ sẽ bám lấy bạn, nhờ bạn giúp đỡ rất nhiều điều, lợi dụng tình anh em để trông cậy tất cả vào bạn. Thế nhưng, đối với những kiểu người này, cho dù có thân thiết đến mấy, hãy mở rộng tầm mắt, dùng trí tuệ để ứng xử, tránh xa kẻ tiểu nhân. Chỉ có vậy, bản thân mới tránh được những tai ương không đáng có.
Nếu là người thân, có thể bạn sẽ không thể tránh mặt nhưng bạn phải quyết tâm học cách nói “không”, học cách từ chối. Nếu chỉ vì danh nghĩa người thân trong nhà mà sẵn sàng giúp đỡ bất cứ lúc nào, thì họ sẽ lợi dụng lòng tốt đó của bạn. Cuối cùng, chỉ mình bạn thiệt thòi.
Người hay thất hứa, vay tiền không trả, không giữ chữ tín
Loại người này có một điểm chung là ham mê những lợi ích nhỏ nhặt và sống vô ơn. Nếu bạn luôn tử tế với ai đó và cho đi vô điều kiện - đặc biệt là với người thân trong gia đình thì họ sẽ mặc định đó là trách nhiệm của bạn phải làm cho họ, và họ sẽ không bao giờ biết ơn bạn.
Người không biết đủ, bạn hết lần này đến lần khác cho họ, giúp đỡ họ nhưng chỉ một lần không cho, họ lập tức sẽ khó chịu với bạn. Việc gì bạn cũng nhận lời với họ, một lần từ chối họ sẽ oán hận cả đời.
Nhất là với người đã quá thân thiết thì điều này càng dễ xảy ra: sự lương thiện của bạn, họ xem thành nhu nhược. Lòng tốt của bạn, họ chẳng hề cảm kích. Tất cả những việc bạn làm, họ xem như là điều hiển nhiên.
Lúc này, có một nguyên tắc cần nhớ: hãy giúp họ nếu trong trường hợp khẩn cấp, đừng giúp họ vì thấy họ nghèo.
Người xem nhẹ tình anh em, bất hiếu với cha mẹ
Người xưa có câu: Trong mọi việc thiện, lòng hiếu thảo với cha mẹ là việc thiện đầu tiên. Người sống tử tế trước tiên phải đối xử tốt với cha mẹ mình. Nếu một người con bất hiếu với cha mẹ thì tình anh em làm sao họ biết trân quý và xem trọng? Một người xem nhẹ tình cảm gia đình, sống ích kỷ cho bản thân mình thì dù cho bạn có tốt với họ bao nhiêu, họ cũng chẳng nhớ đến. Giúp đỡ những người này chỉ khiến bạn thiệt thòi hơn mà thôi.
Chính vì thế, từ nay về sau, hãy nhìn người cho thật kỹ, muốn giúp ai cũng nên đánh giá một chút xem người đó có đáng để bạn giúp hay không. Bạn có thể giúp đỡ những người thân trong gia đình, giúp họ cải thiện phần nào hoàn cảnh khó khăn. Nhưng với những kẻ nghèo nàn về tâm hồn, tốt nhất là hãy tránh xa, bởi bạn sẽ không thể thay đổi được hiện trạng của họ.
Sau tất cả, để có thể làm một người tốt, bạn nhất định không được nhu nhược, nếu không điều đó sẽ chỉ gây rắc rối cho chính bạn. Không giúp đỡ người thân không phải ích kỷ, không tử tế. Điều quan trọng là bạn phải nhận biết lòng tốt của bạn có thực sự giúp đỡ được họ hay không.