Chia sẻ của nàng dâu hậu đậu 7 năm vui đón Tết nhà chồng
Mình thấy xưa nay Việt Nam vẫn coi ngày Tết là ngày sum họp gia đình. Con cái ở xa cũng cố gắng về báo hiếu bố mẹ, ông bà tổ tiên. Vì thế, hãy tự tìm cho mình niềm vui trong những công việc chuẩn bị đón Tết và ăn Tết ở nhà chồng.
Gửi bạn Nguyệt Anh với bài viết "Hầu hết phụ nữ đều ghét về quê chồng ăn Tết"!
Mình xin giới thiệu với độc giả mục Tâm sự, mình năm nay 32 tuổi đã làm dâu được 7 năm. Mình xin có vài ý kiến về bài tâm sự của bạn Nguyệt Anh cùng nhiều bạn trẻ hiện nay.
Mình đồng ý với bạn là sự khác biệt vùng miền làm cho mỗi người không dễ thích nghi với những lối sống khác nhau, thói quen khác nhau. Dù là như thế thì bạn đừng dùng từ hầu hết ở đây. Đọc bài của bạn, mình nhận thấy hình như nhà bạn chỉ có bạn và mẹ chồng chuẩn bị đón Tết, những người còn lại thì không thấy đâu.
Mình nghĩ thật đơn giản, hãy tìm niềm vui trong những việc bạn làm thì tự nhiên mọi chuyện sẽ khác. Mình thấy gia đình bạn không biết bố trí công việc cho không khí ngày Tết hay biết chuẩn bị nhộn nhịp cùng cả nhà vui xuân đầm ấm nhất.
Người ta mặc quần áo đi giầy đi bốt đẹp, làm đầu tóc nhưng mình thì phải ăn vận phù hợp cho việc làm cỗ cúng và còn rửa bát nữa. Nhưng mình thấy đâu có tủi thân gì đâu.
Mình vốn là một nàng dâu hậu đậu và rất vụng về trong chuyện bếp núc. Thế nhưng khi về làm dâu, được bố mẹ chồng hướng dẫn cộng thêm việc mình đi học nấu ăn nên bây giờ cũng không đến lỗi nào. Làm gì cũng có hai vợ chồng nên Tết mình không bao giờ ngồi khóc tủi thân cả.
Thậm chí bố chồng mình còn là con út trong gia đình. Trước bố chồng còn có hai bác trai nữa. Vì thế mẹ chồng suốt ngày kêu ca bởi tại sao các bác không cúng ở nhà thờ mà luôn là nhà mình? Nhưng mình thấy như thế chưa chắc đã là chuyện buồn.
Mình luôn nói với bố mẹ chồng rằng: "Con thấy như thế là nhà mình có phúc đấy chứ. Đáng lẽ ra nếu là con út thì trên con hai bác và gia đình hai bác còn hàng tá các anh tài giỏi giàu có. Như thế còn lâu các cụ mới cho nhà mình được cúng".
Nhưng đằng này mình có cơ hội thờ cúng tổ tiên nhà chồng và thấy hạnh phúc lắm. Người ta mặc quần áo đi giầy đi bốt đẹp, làm đầu tóc nhưng mình thì phải ăn vận phù hợp cho việc làm cỗ cúng và còn rửa bát nữa. Nhưng mình thấy đâu có tủi thân gì đâu. Chồng nhìn mình và thấy rất thương vợ. Anh bao giờ cũng tất bật phụ vợ và phải đợi cho vợ xong việc mới đi cùng vợ đi đâu thì đi.
Có năm chồng mình bị cảm đúng 30 Tết. Nhưng vì thương vợ nên cố gắng dậy để loanh quanh phụ giúp. Mình thấy thật thương chồng quá. Mặc cho mẹ chồng có tỏ thái độ không đồng ý (vì chồng mình còn đang ốm mà cứ loay hoay trong bếp với vợ), chồng mình vẫn một mực phải giúp vợ.
Khi ăn xong, thấy mình cặm cụi rửa bát, các chị các em dù chỉ đến chơi không ăn nhưng mỗi người một tay một chân đều giúp mình cho nhanh để cùng đi chơi. Mình tự thấy cũng không tủi thân lắm mà còn thấy yêu quý mọi người hơn.
Mình thấy xưa nay Việt Nam vẫn coi ngày Tết là ngày sum họp gia đình. Con cái ở xa cũng cố gắng về báo hiếu bố mẹ, ông bà tổ tiên.
Mình nghĩ bạn hãy tự tìm cho mình những niềm vui trong những công việc chuẩn bị đón Tết và ăn Tết nhà chồng. Cứ đừng nghĩ tiêu cực vì như thế khi làm sẽ không vui được, Tết xong có khi lại bị stress.
Mình cũng thấy một điều nữa, tuy là mỗi người một quan điểm. Mình thấy bạn nghĩ: "Tết là gì? Là ngày để ăn chơi, nghỉ ngơi xả láng sau cả năm vục mặt làm việc", có thể đấy là suy nghĩ của ai đó nhưng bạn đừng viết nó như một định nghĩa tất nhiên thế.
Mình thấy xưa nay Việt Nam vẫn coi ngày Tết là ngày sum họp gia đình. Con cái ở xa cũng cố gắng về báo hiếu bố mẹ, ông bà tổ tiên.
Chúc bạn tìm thấy trong mỗi công việc là một niềm vui ngày Tết.