Chỉ với 2 năm kinh nghiệm làm vườn, mẹ đảm ở Đồng Nai đã biến sân thượng 50m² thành "trang trại" thu nhỏ

Nhật Ánh,
Chia sẻ

Không gian sân thượng rộng khoảng 50m² nhưng tại đây, nhờ bí quyết trộn đất, cách chăm sóc khéo léo cùng tình yêu thiên nhiên giúp các loại rau quả luôn tươi tốt, hái mỏi tay không kịp.

Tổng diện tích khu vườn trên sân thượng của chị Mỹ Liên (sinh năm 1976) rộng 50m². Khoảng diện tích ấy đủ để chị thỏa mãn tình yêu thiên nhiên, niềm đam mê làm vườn, trồng rau.

Hàng ngày, chị Liên khá bận rộn với công việc làm kế toán cho một công ty nước ngoài. Về nhà, chị luôn chu toàn chăm sóc các thành viên trong gia đình. Vì thế, tình yêu trồng rau, làm vườn được chị thu xếp sau khi đã hoàn thành công việc chính.

Mỗi sáng, chị thường thức dậy từ lúc 5 giờ để lên vườn thu hoạch, bắt sâu, tưới cây, chuẩn bị đồ ăn sáng, dọn dẹp và đi làm. Ông xã sẽ giúp chị đưa các con đi học. Buổi chiều sau khi đi làm về, chị chuẩn bị cơm tối. Ông xã phụ chị tưới cây và đưa đón con đi học.

Chị Liên bắt đầu trồng rau trên sân thượng vào đầu năm 2018. Khi ấy, chị vô tình xem được video vườn rau trên mạng nên cảm thấy vô cùng ngưỡng mộ, thích thú. Từ đó, chị bắt đầu ấp ủ dự định trồng rau trên khoảng sân thượng nhà mình.

Công thức trộn đất giúp sân thượng 50m² tốt tươi rau xanh và quả ngọt của người phụ nữ đảm ở Biên Hòa - Ảnh 1.

Chị Mỹ Liên bên thành quả sớm khuya của mình.

Sân thượng - Ảnh 2.

Ổi trồng trên sân thượng.

Sân thượng - Ảnh 3.

Một góc sân thượng.

Công thức trộn đất giúp sân thượng 50m² tốt tươi rau xanh và quả ngọt của người phụ nữ đảm ở Biên Hòa - Ảnh 4.

Giàn bí đỏ sai quả.

Sân thượng - Ảnh 4.

Góc trồng rau xanh mát.

Chủ nhân của khu vườn tâm sự: "Khi bắt tay vào làm, mình cũng gặp rất nhiều khó khăn do thiếu kinh nghiệm nên gieo hạt không lên, nếu có lên thì cây còi cọc chậm lớn. Mình cũng không vì thế mà từ bỏ, chỉ quyết tâm để làm tốt hơn. Mình lại dành thời gian mày mò tìm hiểu kiến thức trồng và chăm cây trên mạng.

Sau một thời gian, mình cũng tích lũy được nhiều kinh nghiệm. Khoảng 2 – 3 tháng sau, mình rất vui vì cũng có rau để ăn nhưng không đủ. Mình tiếp tục mua thêm thùng xốp, đất thịt, tro trấu, phân gà về trộn… Sau khoảng 5 tháng thì mình không phải mua rau chợ và có dư cho người thân và hàng xóm".

Sau một thời gian trồng rau, chị Liên thấy trồng thùng xốp nước sẽ rỉ ra sàn, thùng bị vỡ nên quyết định thay toàn bộ thùng xốp bằng thùng phi nhựa 200L và 500L cắt đôi. Thùng to có khá nhiều ưu thế như chứa được nhiều đất, độ ẩm giữ được tốt hơn… Chị cũng khoan 1 lỗ thoát nước cách đáy khoảng 10cm để giữ nước cũng như phân không chảy ra sàn.

Đồng thời, chị sử dụng phi nhựa khi xới đất, phơi trộn, ủ đất cũng dễ dàng hơn thùng xốp. Sau mỗi lần thu hoạch xong, chị nhặt bỏ gốc và lá già, sau đó xới đều đất và rắc vôi lên, tiếp theo là phơi đất khoảng 5 – 7 ngày cho hết nấm bệnh.

Sân thượng - Ảnh 5.

Thu hoạch mướp.

Sân thượng - Ảnh 6.

Xà lách.

Sân thượng - Ảnh 7.

Củ cải đỏ.

Rau củ quả trồng trên sân thượng.

Đối với khay trồng rau ăn lá, chị trộn tro, trấu, phân gà, phân trùn mỗi thứ một ít và một muỗng canh nấm Tricodema, trộn đều sau 3 – 5 ngày thì gieo hạt hoặc trồng cây con. Đối với các thùng phi to, chị thường cho một lớp đất phía dưới khoảng 1 gang tay.

Sau đó, chị cho ruột cá, bã đậu, rác nhà bếp, vỏ chuối, vỏ trứng, rắc tiếp một ít nấm Tricodema và thêm một lớp đất khoảng 1 gang tay phía trên. Tất cả hỗn hợp này được ủ trong 2 tuần trở lên. Khi bắt đầu trồng cây, chị trộn thêm phân gà và Tricodema sau đó mới trồng cây.

Ngoài trồng rau sạch, chị Liên còn trồng nhiều loại cây ăn quả như đu đủ, mận, ổi, dưa lê, dưa hấu. Sắp tới, chị dự định trồng thêm táo và dưa lưới. Cũng vì trồng để phục vụ cho mọi người trong gia đình nên chị Liên phòng sâu bệnh bằng cách ngâm gừng, tỏi, ớt, thuốc lào, Enzyme để phun định kỳ nhằm phòng bệnh cho khu vườn.

Sân thượng - Ảnh 9.

Đu đủ trồng bên cạnh ổi.

Sân thượng - Ảnh 10.

Đậu đũa.

Sân thượng - Ảnh 11.

Sân thượng - Ảnh 12.

Chị Liên tạo công thức trộn đất để tự tin trồng rau sạch.

"Trồng rau trên sân thượng tuy vất vả và mất nhiều thời gian nhưng mỗi khi nhìn thấy vườn cây tươi tốt, mình lại quên hết mệt mỏi. Vườn sân thượng còn là nơi thư giãn của cả gia đình.

Nhờ chồng ủng hộ phụ giúp bê đất, tưới rau, làm giàn, làm kệ nên vườn sân thượng trên tầng 3 luôn xanh ngắt. Các thành viên trong nhà được ăn rau quả sạch cũng thích hơn, mình cũng thấy yên tâm hơn", chị Liên cho hay.

Sân thượng - Ảnh 14.

Mồng tơi.

Sân thượng - Ảnh 15.

Dưa.

Chị Liên coi sân thượng vừa là nơi trồng rau, vừa là nơi thư giãn của mọi người trong nhà.

Nguồn ảnh: NVCC

Chia sẻ