Chi tiết lịch kiểm tra sức khỏe định kì cho từng bộ phận cơ thể

TT,
Chia sẻ

Có thể bạn không bao giờ quên lịch đi cắt tóc, làm móng... nhưng lại không hề nhớ mốc thời gian kiểm tra sức khỏe định kỳ. Rõ ràng điều này không có lợi cho sức khỏe của bạn.

Các nhà nghiên cứu của Mayo Clinic đã xem xét hồ sơ 68 bệnh nhân bị huyết áp cao và 372 bệnh nhân không bị huyết áp cao. Khi tìm hiểu biên bản mỗi cuộc thăm khám, họ phát hiện 111 chẩn đoán nhầm lẫn cho những người không bị huyết áp cao. Như vậy, nếu không đi khám, rất khó để nói bạn có bị bệnh hay không.

Chi tiết lịch kiểm tra sức khỏe định kì cho từng bộ phận cơ thể - Ảnh 1.

Theo bác sĩ Donnica Moore, tác giả cuốn sách Women’s health for life", chính bạn và bác sĩ của bạn mới đưa ra quyết định tốt nhất về việc lên lịch cho việc thăm khám, xét nghiệm. Việc lên lịch cho lần hẹn tái khám tiếp theo sẽ dựa trên hướng dẫn cơ bản nhưng đồng thời cũng tính tới các yếu tố như lịch sử sức khỏe cá nhân bạn, lịch sử gia đình, lối sống và những lựa chọn thuộc về hành vi... Và bà cũng đồng tình với chi tiết lịch kiểm tra sức khỏe định kì cho từng bộ phận cơ thể như sau:

Chi tiết lịch kiểm tra sức khỏe định kì cho từng bộ phận cơ thể - Ảnh 2.

Chi tiết lịch kiểm tra sức khỏe định kì cho từng bộ phận cơ thể.

1. Tự kiểm tra da: Hiệp hội Ung thư Da thực sự khuyến nghị mọi người nên tự kiểm tra cơ thể mình 1 lần/tháng để phát hiện bất cứ nốt, vết nào mới hoặc bất thường. Chỉ cần nhớ quy tắc sau: không đối xứng, bờ (đường viền) không đều, không đồng màu, đường kính lớn hơn 6mm và hình dáng, kích cỡ có sự biến đổi.

2. Tự kiểm tra ngực 1 lần/tháng: Xem xét hai bầu ngực để phát hiện bất cứ khối u, cục hay u cục bất thường nào mỗi tháng. Thời điểm tốt nhất để tự kiểm tra ngực là vài ngày sau khi kỳ nguyệt san kết thúc.

Chi tiết lịch kiểm tra sức khỏe định kì cho từng bộ phận cơ thể - Ảnh 3.

Thời điểm tốt nhất để tự kiểm tra ngực là vài ngày sau khi kỳ nguyệt san kết thúc.

3. Kiểm tra răng miệng 6 tháng/lần: Đảm bảo rằng bạn ghé thăm nha sĩ 2 lần/năm để làm sạch và thực hiện các biện pháp bảo dưỡng mang tính phòng ngừa khác. Tuy nhiên, bạn chỉ nên chụp X-quang nha khoa nếu cần thiết để tránh tiếp xúc không cần thiết với phóng xạ - theo khuyến nghị của Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ.

4. Kiểm tra sức khỏe toàn diện 1 năm/lần: Theo đó, bạn sẽ được đo chiều cao, cân nặng, kiểm tra huyết áp, xét nghiệm vú lâm sàng, xét nghiệm máu theo chỉ định của bác sĩ. Có thể bao gồm xét nghiệm đường huyết, số lượng huyết cầu, lượng hormone và một số chỉ dấu quan trọng khác.

Chi tiết lịch kiểm tra sức khỏe định kì cho từng bộ phận cơ thể - Ảnh 4.

Kiểm tra sức khỏe toàn diện 1 năm/lần.

5. Xét nghiệm tế bào cổ tử cung: Nếu bạn có 3 lần liên tiếp xét nghiệm tế bào cổ tử cung cho kết quả bình thường, có quan hệ một vợ một chồng lành mạnh và không có các yếu tố nguy cơ khác. Về mặt lý thuyết, bạn có thể cách 3 năm mới cần làm lại xét nghiệm này.

Tuy nhiên, phần lớn các bác sĩ vẫn gợi ý chị em nên khám phụ khoa mỗi năm 1 lần và thực hiện xét nghiệm tế bào cổ tử cung vào dịp đó. Đây là xét nghiệm để tìm ra bất cứ thay đổi hay bất thường nào trong tế bào cổ tử cung – là một cách để xác định khả năng ung thư cổ tử cung.

Với phụ nữ trong độ tuổi 21-29, bất cứ bất thường nhỏ nào trong xét nghiệm tế bào cổ tử cung sẽ buộc bác sĩ chỉ định xét nghiệm HPV để kiểm tra chủng virus HPV nguy cơ cao. Nếu không, bạn không cần thực hiện xét nghiệm HPV cho tới năm 30 tuổi.

5. Kiểm tra khung chậu: Ngay cả khi bạn không thực hiện xét nghiệm tế bào cổ tử cung hàng năm, điều quan trọng là phải đi khám phụ khoa để làm kiểm tra khung chậu, vùng xung quanh tử cung và buồng trứng. Đây là cách để xác định u xơ, u nang hay bất cứ cơn đau hoặc tình trạng sưng phồng nào cho thấy sự hiện diện của bệnh truyền nhiễm.

6. Xét nghiệm HIV: Bạn nên thực hiện xét nghiệm này hàng năm. Xác nhận chuẩn nhất vẫn là qua xét nghiệm máu mặc dù bạn có thể phải quét dịch miệng trong một số trường hợp.

Chi tiết lịch kiểm tra sức khỏe định kì cho từng bộ phận cơ thể - Ảnh 5.

Bạn cần đi khám phụ khoa để làm kiểm tra khung chậu, vùng xung quanh tử cung và buồng trứng.

7. Các xét nghiệm bệnh lây nhiễm qua đường tình dục khác: Phụ nữ trong độ tuổi hoạt động tình dục nên xét nghiệm để kiểm tra bệnh nấm chlamydia và bệnh lậu hàng năm cho tới năm 25 tuổi. Những xét nghiệm này có thể trùng với xét nghiệm tế bào cổ tử cung hoặc có thể được thực hiện bằng cách quét dịch cổ tử cung riêng biệt.

Sau 25 tuổi, bạn vẫn được khuyên nên đi xét nghiệm các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục hàng năm - bao gồm viêm gan B và C; giang mai và bệnh ít được biết tới hơn - trùng mảng cuốn đuổi roi (trichomoniasis) - dựa trên các yếu tố nguy cơ mà bạn thảo luận với bác sĩ. Tất nhiên, trước khi có một bạn tình mới, tốt hơn hết vẫn nên thực hiện các xét nghiệm nay hay bạn phát hiện bất cứ triệu chứng bất thường nào.

8. Kiểm tra mắt: Hiệp hội Nhãn khoa Hoa Kỳ khuyến nghị mọi người nên đi kiểm tra mắt ít nhất 2 năm/lần. Với những người hiện đang có vấn đề về thị lực thì tốt nhất nên đi khám 1 năm/lần (ví dụ trường hợp bạn phải đeo kính hay kính áp tròng).

Chi tiết lịch kiểm tra sức khỏe định kì cho từng bộ phận cơ thể - Ảnh 6.

Mọi người nên đi kiểm tra mắt ít nhất 2 năm/lần.

9. Kiểm tra nguy cơ ung thư da cách năm: Ung thư da là một vấn đề nghiêm trọng với phụ nữ độ tuổi 20. Do đó, hẹn lịch khám với bác sĩ chuyên khoa da trước thời điểm kiểm tra định kỳ 2 năm 1 lần nếu bạn thấy bất cứ vết, nốt đáng nghi ngờ nào.

10. Xét nghiệm HPV ít thường xuyên hơn một chút: Ở tuổi 30, phụ nữ nên bắt đầu thực hiện xét nghiệm HPV cùng với xét nghiệm tế bào cổ tử cung 5 năm/lần. Thật may mắn, xét nghiệm HPV tương đối nhanh và không đau bởi bác sĩ sẽ sử dụng kỹ thuật quét dịch cổ tử cung tương tự xét nghiệm tế bào cổ tử cung.

Trước 30 tuổi, bạn không nên xét nghiệm HPV thường xuyên, trừ khi bạn có kết quả xét nghiệm tế bào cổ tử cung bất thường, bởi các chủng bệnh cực kỳ phổ biến ở phụ nữ trẻ tuổi và thường sẽ tự biến mất.

Chi tiết lịch kiểm tra sức khỏe định kì cho từng bộ phận cơ thể - Ảnh 7.

Ở tuổi 30, phụ nữ nên bắt đầu thực hiện xét nghiệm HPV cùng với xét nghiệm tế bào cổ tử cung 5 năm/lần.

11. Đo cholesterol, triglycerides (một chỉ số xác định mỡ máu) và huyết cầu: Bác sĩ sẽ muốn bạn kiểm tra những chỉ số này ít nhất 1 lần khi bạn 20 tuổi và 1 lần khi bạn 30 tuổi. Mặc dù vậy, một số bác sĩ cũng đưa ra hướng dẫn kiểm tra 5 năm/lần.

12. Xét nghiệm tuyến giáp: Bắt đầu ở tuổi 35, bạn nên đi kiểm tra lượng tuyến giáp qua xét nghiệm máu và tái xét nghiệm 5 năm sau đó.

13. Nội soi đại tràng: Xét nghiệm này nên được tiến hành xung quanh khoảng thời gian sinh nhật 50 của bạn. Nếu bạn có tiền sử gia đình thì nên xét nghiệm sớm hơn. Nếu bạn có họ hàng bị mắc ung thư đại tràng, bạn nên bắt đầu nội soi đại tràng 10 năm trước thời điểm người họ hàng đó được chẩn đoán bệnh.

Chi tiết lịch kiểm tra sức khỏe định kì cho từng bộ phận cơ thể - Ảnh 8.

Đến khoảng 50 tuổi, bạn nên tiến hành kiểm tra đại tràng.

14. Kiểm tra tiểu đường: Lộ trình kiểm tra bệnh tiểu đường (trong đó có xét nghiệm đường huyết) bắt đầu ở tuổi 50 và nên được thực hiện 3 năm/lần.

15. Chụp quang tuyến vú: Ở tuổi 40, bạn sẽ muốn bắt đầu lên lịch khám vú hàng năm, mặc dù bác sĩ có thể khuyên bạn thực hiện xét nghiệm sớm hơn nếu lịch sử gia đình bạn có người mắc bệnh.

16. Những xét nghiệm chỉ thực hiện khi cần: Đừng sốc nếu bác sĩ yêu cầu bạn làm xét nghiệm máu bên ngoài những hướng dẫn khám sức khỏe chung. Những thứ như lượng hormone, đường huyết, lượng vitamin D và tình trạng thiếu hụt sắt có thể được phát hiện qua xét nghiệm máu và xét nghiệm này được chỉ định nếu bạn có một số triệu chứng nhất định.

(Tổng hợp: Shape/Wmenhealth/Medical)

Chia sẻ