Chấp nhận lời thách thức nuốt ốc sên sống, chàng vận động viên trẻ không ngờ phải gánh hậu quả kéo dài tới 8 năm sau

QT,
Chia sẻ

Chỉ vì lời thách thức trong cơn say mèm, nam thanh niên đã đánh mất tương lai, cuộc đời mình sau khi nuốt ốc sên sống.

Nuốt ốc sên sống bị tê liệt năm 19 tuổi, chàng vận động viên xấu số qua đời ở tuổi 28

Trang Mirror đưa tin, Sam Ballard là một cầu thủ trẻ mới qua đời chỉ vì ăn ốc sên sống vào thứ 6 tuần trước. Điều này được tiết lộ bởi Lisa Wilkinson, người dẫn chương trình trên chương trình truyền hình Úc The Sunday Project.

"Chúng tôi vô cùng thương tiếc khi chia sẻ tin buồn này đến các bạn. Đầu năm nay, chúng tôi đã từng nói về một người bạn của mình, vận động viên trẻ Sam Ballard ăn một con ốc sên sống và bị bại liệt. Anh ấy đã mắc bệnh phổi chuột với những tác động tàn khốc. Kể từ đó trở đi, chúng tôi không còn nhìn thấy anh ấy nữa, cho đến thứ 6 thì được thông báo đã qua đời. Lời cuối cùng anh ấy chỉ kịp nói với mẹ là con yêu mẹ", Lisa Wilkinson cho hay.

Chấp nhận lời thách thức nuốt ốc sên sống, chàng vận động viên trẻ không ngờ phải gánh hậu quả kéo dài tới 8 năm sau - Ảnh 1.

Sam Ballard là một cầu thủ trẻ mới qua đời chỉ vì ăn ốc sên sống vào thứ 6 tuần trước.

Ballard đã ăn một con ốc sên sống ở bữa tiệc của một người bạn vào năm 2010 tại Sydney sau khi nhận lời thách thức. Jimmy Galvin, bạn của anh đã giải thích như sau: "Chúng tôi đang ngồi uống rất nhiều đến mức say xỉn, thực sự hành động lúc này rất thiếu suy nghĩ. Thật chẳng may khi ấy có một con ốc sên bò qua và cuộc trò chuyện thách thức nhau bắt đầu. Ballard đã ngay lập tức nuốt ốc sên sống và chuyện đau buồn đã xảy ra. Cậu ấy bị tê liệt hoàn toàn, chỉ có thể ngồi xe lăn trong khi trước đó đang là một vận động viên đầy triển vọng ở tuổi 19".

Sam đã được đưa đến bệnh viện và các bác sĩ chẩn đoán anh bị nhiễm giun phổi chuột. Căn bệnh thường được tìm thấy ở loài gặm nhấm và ốc sên có thể bị nhiễm trùng vì chúng thường ăn phân của chuột. Phân chuột có chứa một ký sinh trùng được gọi là Angiostrongylus cantonensis.

Chấp nhận lời thách thức nuốt ốc sên sống, chàng vận động viên trẻ không ngờ phải gánh hậu quả kéo dài tới 8 năm sau - Ảnh 2.

Sam đã được đưa đến bệnh viện và các bác sĩ chẩn đoán anh bị nhiễm giun phổi chuột.

Sam đã trải qua 420 ngày trong tình trạng hôn mê sau khi phát triển bệnh viêm màng não do viêm màng não tăng bạch cầu ái toan. Khi tỉnh dậy, Sam đã trở thành người vô tri vô giác. Mẹ của Sam, bà Kate, luôn hi vọng con trai mình có thể nói chuyện được lần nữa nhưng điều đó quả thực không dễ dàng.

Sam được xuất viện sau 3 năm bị bệnh và có thể di chuyển trên xe lăn. Nhưng đáng tiếc là anh không qua khỏi vào tuổi 28, sau 8 năm bị chứng bệnh này hành hạ sống đời sống thực vật.

Chấp nhận lời thách thức nuốt ốc sên sống, chàng vận động viên trẻ không ngờ phải gánh hậu quả kéo dài tới 8 năm sau - Ảnh 3.

Sam được xuất viện sau 3 năm bị bệnh và có thể di chuyển trên xe lăn.

Ăn ốc sên dễ bị trúng độc do nguồn gốc không đảm bảo và chế biến sai cách

Ốc sên có tên khoa học là Achatina fulica, thuộc họ ốc sên Achatinidae. Ở nước ta, có hai loại chính bao gồm loại cyclophorus (vỏ nâu tròn, có nắp) thường thấy trên núi đá và loại achatina fulica có vỏ to, màu hơi vàng nâu, miệng không có vẩy.

Loại ốc này thường sống hoang dại trên cạn và phá hoại cây cối, rau màu, hoa cỏ vào ban đêm. Ban ngày chúng lẩn kín trong các khe, bụi cây, hốc cây hoặc chui xuống đất, đặc biệt vào mùa mưa chúng phát triển rất nhanh.

Chấp nhận lời thách thức nuốt ốc sên sống, chàng vận động viên trẻ không ngờ phải gánh hậu quả kéo dài tới 8 năm sau - Ảnh 4.

Ăn ốc sên dễ bị trúng độc do nguồn gốc không đảm bảo và chế biến sai cách

Theo nghiên cứu của y học hiện đại, 100 g thịt ốc sên có chứa 11 g đạm (cao hơn ốc vặn, ốc bươu), 6,2 g đường, 150 mg Ca, 71 mg P. Trong kinh nghiệm chữa bệnh dân gian, ốc sên có thể dùng để nấu ăn và chữa các bệnh hen suyễn, đau bụng kinh niên, thấp khớp.

Mặc dù vậy, ốc sên lại chứa chất độc nguy hiểm, có thể khiến cơ thể nhiễm ký sinh trùng, dẫn đến mắc bệnh như bệnh viêm màng não. Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), bản thân ốc sên không có độc nhưng chúng thường ăn cỏ cây, do đó, chúng có thể ăn phải nấm độc hoặc cây cỏ bị phun thuốc sâu, thuốc bảo vệ thực vật xung quanh… Đó chính là nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc sau khi ăn ốc sên. Ngoài ra, loài nhuyễn thể này thường hay chứa các protein lạ, dễ gây dị ứng với một số người có cơ địa nhạy cảm.

Chấp nhận lời thách thức nuốt ốc sên sống, chàng vận động viên trẻ không ngờ phải gánh hậu quả kéo dài tới 8 năm sau - Ảnh 5.

Ốc sên không có độc nhưng chúng thường ăn cỏ cây, do đó, chúng có thể ăn phải nấm độc hoặc cây cỏ bị phun thuốc sâu, thuốc bảo vệ thực vật xung quanh…

"Ốc sên chứa hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng phải chắc chắn là ăn ốc được nuôi trong môi trường đảm bảo. Một khi thức ăn cho ốc sên không đảm bảo, người ăn chắc chắn sẽ bị ngộ độc. Khi ăn ốc sên bị nhiễm ký sinh trùng, nạn nhân có nguy cơ cao bị rối loạn tiêu hóa, tổn thương gan, xuất huyết bàng quang…", chuyên gia nhận định.

PGS.TS Thịnh khuyến cáo, nếu mọi người muốn ăn ốc sên thì chỉ nên chọn lựa những con ốc sên khỏe mạnh, sinh sống ở những vùng sạch sẽ. Trước khi chế biến nên để ốc sên qua một ngày đêm để chúng nhả hết chất bẩn hoặc chất độc. Khi ăn ốc sên chỉ sử dụng phần thịt của ốc để nấu nướng, chế biến thành các món ăn ở dạng chín. Không ăn tái, sống. Đặc biệt cũng cần loại bỏ hết phần ruột gan, ống tiêu hóa để đảm bảo an toàn sức khỏe.

"Chúng ta không nên ăn ốc sên tái, sống vì trong ốc sên dễ có ký sinh trùng. Nếu chưa chín hẳn, ký sinh trùng không đảm bảo đã bị tiêu diệt hoàn toàn, có thể đi vào cơ thể người qua đường tiêu hóa hoặc đường máu đến não, gây bệnh viêm màng não", PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh khuyến cáo.

Chia sẻ