Ngũ cốc nguyên cám không phải lúc nào cũng tốt, đây chính là lý do!

HH,
Chia sẻ

Bạn đừng quên, loại thực phẩm này có chứa gluten, là một vấn đề nghiêm trọng đối với những người không có khả năng dung nạp gluten.

Ngũ cốc nguyên cám từ lâu được coi là thực phẩm thực sự lành mạnh vì có nguồn chất xơ tuyệt vời, thường được sử dụng để làm những món nướng như bánh mì. Ngũ cốc nguyên cám chứa nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe.

Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, 100g ngũ cốc nguyên cám có chứa 340 calo, 10,7 g chất xơ, 72 g carbohydrate, 13,2 g protein, 0,4 g đường, 2,5 g chất béo, 0,07 g axit béo omega-3 và 11% hàm lượng nước.

Mặc dù vậy, bạn đừng quên, loại thực phẩm này có chứa gluten, là một vấn đề nghiêm trọng đối với những người không có khả năng dung nạp gluten. Một số vấn đề sau biến ngũ cốc nguyên cám thành thực phẩm không hoàn hảo như chúng ta vẫn luôn nghĩ:

Ngũ cốc nguyên cám không phải lúc nào cũng tốt, đây chính là lý do! - Ảnh 1.

Ngũ cốc nguyên cám từ lâu được coi là thực phẩm thực sự lành mạnh vì có nguồn chất xơ tuyệt vời, thường được sử dụng để làm những món nướng như bánh mì.

Làm tăng lượng đường trong máu

Các sản phẩm được chế biến từ ngũ cốc tinh chế, như bánh mì trắng kích thích lượng đường trong máu, điều này xảy ra vì bánh mì trắng bị tiêu hóa nhanh chóng dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao. 

Khi nói đến các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt, chúng đều rất giàu chất xơ. Càng giàu chất xơ thì lượng đường trong máu càng được kích hoạt chậm hơn. Nhưng khi ngũ cốc nguyên cám được chế biến thành những hạt mịn hơn, chúng sẽ được tiêu hóa nhanh chóng và dẫn đến lượng đường trong máu cao. Điều này có thể dẫn đến những căn bệnh mãn tính như tiểu đường, béo phì, tim mạch…

Có thể gây dị ứng gluten

Gluten là một dạng protein được tìm thấy trong các loại ngũ cốc khác nhau bao gồm lúa mì. Protein này cung cấp độ đàn hồi cho bột mì. Nhiều người mắc chứng không dung nạp gluten mà lại tùy tiện ăn sẽ dẫn đến các vấn đề liên quan đến tiêu hóa như tiêu chảy, đầy hơi hoặc đau bụng.

Ngũ cốc nguyên cám không phải lúc nào cũng tốt, đây chính là lý do! - Ảnh 2.

Những người không dung nạp gluten hoặc bệnh celiac nên tham khảo ý kiến bác sĩ để chuyển sang dùng thực phẩm thay thế an toàn hơn.

Một số người bị bệnh tự miễn như bệnh loét dạ dày, cũng gặp khó khăn trong việc tiêu hóa thức ăn vì ruột non của họ trở nên nhạy cảm hơn với gluten. Những người không dung nạp gluten hoặc bệnh celiac nên tham khảo ý kiến bác sĩ để chuyển sang dùng thực phẩm thay thế an toàn hơn.

Giảm hấp thụ khoáng chất của cơ thể

Những loại hạt ngũ cốc có chứa một chất gọi là axit phytic có khả năng hấp thụ các khoáng chất quan trọng của cơ thể. Theo một nghiên cứu được công bố vào tháng 12 năm 2002 trên tạp chí American Family Physician, những hạt lúa mì có thể kích hoạt thiếu hụt vitamin D bằng cách đốt cháy vitamin D được cơ thể lưu trữ. 

Lúa mì nguyên hạt có chứa nhiều axit phytic so với lúa mì tinh chế, một số khoáng chất khiến cơ thể chúng ta kiềm chế không hấp thụ được canxi, sắt, kẽm và magiê.

Nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Có nhiều loại cholesterol xấu (LDL) khác nhau tùy thuộc vào kích thước phân tử của nó. Những loại này có thể được định nghĩa là Mẫu A và Mẫu B. Những người có mức cao của mẫu B cholesterol, còn được gọi là các hạt LDL nhỏ, dày đặc, có nguy cơ bị bệnh tim cao hơn so với Mẫu A.

Ngũ cốc nguyên cám không phải lúc nào cũng tốt, đây chính là lý do! - Ảnh 3.

Một trong số các nhóm được cho ăn toàn bộ yến mạch trong khi nhóm còn lại được cho ăn toàn bộ lúa mì.

Theo một nghiên cứu được công bố trên NCBI (Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học quốc gia) vào tháng 8 năm 2002, một nghiên cứu kéo dài 12 tuần đã được tiến hành, trong đó có 36 người béo phì thuộc nhóm tuổi từ 50 đến 75, được chia thành 2 nhóm. Một trong số các nhóm được cho ăn toàn bộ yến mạch trong khi nhóm còn lại được cho ăn toàn bộ lúa mì.

Các yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh tim đã được thu nhỏ và người ta thấy rằng nhóm ăn yến mạch giảm LDL tổng số, LDL nhỏ, dày đặc, cùng với số lượng hạt LDL đều giảm, trong khi nhóm ăn lúa mì cho thấy tăng đột biến 8% LDL, tăng 60,4% hạt LDL nhỏ và dày đặc cũng như có khả năng kích hoạt đến 14,2% số hạt LDL.

Liên quan đến sức khỏe não bộ

Nghiên cứu cho thấy việc ăn lúa mì liên quan đến các bệnh ở não. Những bệnh ở não này là do ăn gluten. Gluten ataxia Cerebellum là một phần của bộ não hiện diện ở mặt sau của hộp sọ ở các động vật có xương sống. Phần não này thực hiện chức năng điều hòa và điều phối các hoạt động cơ bắp. Bệnh mất máu não, gây tổn thương trong tiểu não, có thể dẫn đến rối loạn vận động.

Ngũ cốc nguyên cám không phải lúc nào cũng tốt, đây chính là lý do! - Ảnh 4.

Nghiên cứu cho thấy việc ăn lúa mì liên quan đến các bệnh ở não.

Mất điều hòa gluten là dạng khác của bệnh có khả năng xảy ra và trở nên xấu đi do lượng gluten, thậm chí còn dẫn đến cuộc tấn công tự miễn dịch trên tiểu não. Tâm thần phân liệt nặng và mạn tính cũng có liên quan đến độ nhạy cảm với gluten và bệnh celiac. Kháng thể chống lại gluten cũng đã được tìm thấy trong máu của hầu hết các bệnh tâm thần phân liệt.

Một nghiên cứu thử nghiệm có kiểm soát được công bố vào ngày 1 tháng 1 năm 1988, trong tạp chí Psychoses and Disorders thậm chí còn tiết lộ có một số cải thiện đáng kể khi một số bệnh nhân tâm thần phân liệt thực hiện chế độ ăn không chứa gluten. Ngoài ra, việc dị ứng gluten, cũng như mắc bệnh celiac, cũng có khả năng liên quan đến chứng động kinh và tự kỷ.

(Nguồn: Boldsky)

Chia sẻ