Chấp nhận lấy chồng xa xứ vì căm hận ba
Tôi chấp nhận lấy chồng và sắp sửa sang Mỹ định cư. Tôi muốn đi thật xa để quên đi cuộc đời này cho dù biết có khi tôi lại bước chân vào một tấn bi kịch mới nơi xa xứ.
Tôi viết những dòng tâm sự này khi phải sắp rời xa quê hương về làm dâu xứ người. Ai cũng biết số phận là do trời định nhưng tôi thấm thía rằng chúng ta hoàn toàn có thể thay đổi nó nếu chúng ta có nghị lực và sự ủng hộ đồng lòng từ người thân. Song sau bao cố gắng, tôi đành chấp nhận buông xuôi đời mình vì đã không thể có được chỉ một trong hai điều đó.
Tôi là chị cả trong gia đình có 3 chị em gái. Ba tôi là thầy thuốc đông y trong làng nên từ nhỏ chúng tôi đã chịu khó giúp đỡ ông nhiều việc từ hái lá, phơi khô, lấy thuốc đến bảo quản thuốc hay đi theo phụ giúp mỗi lần ông khám bệnh xa. Ba tôi kiệm lời và hay dùng vũ lực. Tuổi thơ chúng tôi gắn liền với chiếc bóng lầm lũi và những trận đòn đau nhức của ông. Chưa một lần ông mở lời dạy bảo hay khuyên nhủ với con bởi chiếc roi da dắt sẵn dưới mái tôn luôn hành động thay cho những điều đó. Cả mẹ tôi cũng rất sợ ba tuy chưa một lần ông đánh mẹ.
Ngày ấy đứa em thứ của tôi tuy còn nhỏ nhưng cũng phải đảm đương phụ tôi việc nhà và trông coi thuốc men chứ không được rong chơi như bao trẻ con cùng lứa. Hai chị em cùng mẹ đầu tắt mặt tối quanh năm nhưng không ai dám buông lời than thở vì sợ ba. Chỉ cần lơ là không làm tròn việc sẽ phải ăn đòn ngay. Nhưng chúng tôi không trách ông vì mẹ luôn giảng giải cho chúng tôi hiểu rằng tất cả những điều ông làm chỉ để nuôi sống gia đình này.
Quả thực vậy, cái đói cái nghèo thuở ấy vẫn ám ảnh tôi cho đến bây giờ. Cả nhà chỉ có ba tôi có thể kiếm tiền. Nhiều ngày ông đạp xe đi chăm bệnh nhân ở xa từ sáng đến tối mịt cũng chỉ đủ tiền dăm ba lon gạo mang về, hay thậm chí nhiều lúc người ta chỉ trả bằng miếng thịt, con gà hay chỉ là nải chuối. Nhìn thân hình còm cõi vì lao lực của ông ngày ngày gò lưng trên chiếc xe cọc cạch đi khám bệnh và đêm đêm ngồi thái thuốc ngoài hè khiến tôi đau lòng đến ngạt thở. Thương ông, tôi chỉ biết làm tốt trách nhiệm của mình và cắn răng chịu đựng những đòn roi của ông.
Năm lên 12 tuổi, trong một lần đi hái thuốc, mải nghịch ngợm với đứa em gái, tôi leo cây và chẳng may bị ngã. Da thịt không xước gì nhiều nhưng chân trái tôi rất đau. Tôi tím mặt khi nghĩ ngay đến ngọn roi da nằm lạnh lẽo dưới mái tôn và những nếp nhăn đầy tức giận của ba tôi nếu ông hay chuyện tôi leo trèo. Tôi sợ ông còn hơn sợ cú ngã như trời giáng và chiếc chân đau muốn gãy xương này. Tôi lo lắng dặn dò em tôi và những bạn đi cùng không để ba tôi biết với bất cứ giá nào.
Tôi lếch thếch dắt em về nhà. Tôi đi khập khiễng suốt buổi chiều hôm đó nhưng vẫn phải cố gắng kiễng chân đi thật thẳng người trước mặt ba tôi để che giấu. Mặt tôi tái lại vì đau. Em tôi thấy vậy bật khóc. Tôi bịt miệng nó và dắt nhau ra sau hè cùng khóc. Sáng hôm sau tôi sốt nhẹ nhưng vẫn cố gắng đến trường và mang thuốc đi phơi trước sân hợp tác xã. Tôi không thể nuốt nổi cơm vì đau đớn. Em gái tôi lén lấy nước hồ cơm cho tôi ăn và xoa chân giúp. Gắng gượng đến ngày thứ 3 thì tôi bất tỉnh. Lúc tỉnh dậy đã thấy mình nằm trên chiếc phản ngựa của ba tôi với chiếc chân băng bó. Tôi không dám để ba tôi biết tôi đã tỉnh vì sợ chiếc roi da sẽ vút lên người bất cứ lúc nào. Nhưng ông không đánh tôi. Song không khí trong nhà nặng nề ảm đạm vô cùng. Tôi thở phào nhẹ nhõm vì ba tôi không tức giận và thầm hứa sẽ chăm chỉ làm việc hơn nữa khi chân bớt đau.
Nhưng cái ngày đó đã không bao giờ đến với tôi dù chỉ trong giấc mơ trưa ngắn ngủi. Xương chân bị gãy không sơ cứu kịp thời nên vĩnh viễn không thể liền lại. Rồi sau đó chân trái tôi cứ teo dần theo năm tháng cho đến lúc bạn bè nhận ra và đặt biệt danh “Liên thọt”. Tôi khóc suốt nhiều năm liền nhưng chỉ thực sự thấm thía được nỗi đau khuyết tật khi bước sang ngưỡng cửa cấp 3, trở thành thiếu nữ và mặc áo dài đến trường. Nhìn bạn bè duyên dáng trong tà áo trắng thướt tha mà cay đắng cho số phận của mình. Ba tôi ra sức châm cứu cho tôi nên bệnh tình có thuyên giảm đôi chút, tuy không đến nỗi phải dùng nạng nhưng dáng đi khập khiễng lệch hẳn một bên người rất khó coi. Ngày ngày ba tôi đưa tôi đến trường bằng xe đạp trong ánh mắt thương hại của mọi người. Ba tôi đằng trước mồ hôi ướt lưng, tôi ngồi đằng sau giọt ngắn giọt dài tủi phận.
Suốt những năm đi học ba tôi đều đưa đón. Lúc gia đình khá giả hơn ông sắm hẳn một chiếc xe máy nên cũng đỡ vất vả hơn nhiều. Ông đã không còn đánh tôi như trước nhưng vẫn nghiêm khắc như ngày nào. Đặc biệt nhất là trong các mối quan hệ bạn bè trai gái. Ông cấm tiệt bất cứ đứa con trai nào lại gần chị em tôi. Ông quản lý thời gian biểu của chúng tôi đến từng phút một. Mẹ tôi kể lại rằng ông rất lo lắng sợ chịu cảnh “hũ mắm treo đầu giàn” cũng do chị em tôi ai cũng xinh xắn và nhất là tôi tật nguyền rất dễ bị đàn ông dụ dỗ. Tôi nghe và vâng dạ trong chua chát. Ba tôi có không ngăn cấm thì chắc cũng chẳng có ai để mắt đến một đứa con gái với bộ dạng như tôi.
Tôi tốt nghiệp trung cấp y dược và được bố tôi mở một quầy thuốc tây nho nhỏ ngay gần nhà. Tôi theo nghiệp ba và buôn bán được đồng ra đồng vào khiến mọi người trong gia đình rất vui. Ba tôi vẫn luôn theo sát mỗi bước chân tôi, từ sáng sớm cùng tôi mở cửa hàng đến tối mịt đưa đón tôi về khiến cho tôi bớt đi cảm giác tủi thân vì cái chân trái teo cơ và thấy rằng tình cảm cha con ông dành cho tôi ấm áp hơn xưa vô cùng. Bởi đã có lúc tôi hận ông, hận cái tính khắc nghiệt và vũ lực của ông là nguyên nhân khiến tôi giấu biệt cái chân đau để đến nông nổi này. Tôi ước giá như ngày đó mình có thể nức nở chạy về nhà nói với ông rồi cùng đến bệnh viện băng bó, chắc hẳn tôi bây giờ sẽ là một cô gái lành lặn.
Duy chỉ có điều khiến tôi thổn thức, đó là nỗi cô đơn của một cô gái lớn nhưng chưa từng nếm trải mùi vị tình yêu. Ba tôi đã ngăn cấm những tình cảm bé nhỏ nảy nở trong lòng tôi mỗi khi bắt gặp tôi nấn ná trong lớp học hay mải mê nhìn theo bóng hình một ai. Khuyến tật và sự cấm cản của ông không cho phép tôi nuôi dưỡng tình yêu dù cho đó là khi tôi 18 hay 24.
Tôi vẫn mơ sẽ lấy người mình yêu và trở thành một người vợ tốt. Tôi tìm tòi trên mạng và bắt gặp nhiều tấm gương tật nguyền nhưng vẫn làm việc rồi kết hôn, nuôi nấng con cái như bao người bình thường. Tôi thèm khát một cuộc sống như thế. Gần 30, tôi vẫn chờ đợi một người đàn ông yêu mình chân thành.
Và người đó đã xuất hiện thật. Anh là một người bán hàng tạp hóa cho đại lý ngay cạnh quầy thuốc của tôi. Anh ghé quầy tôi đôi lần để mua vài thứ lặt vặt. Chúng tôi ban đầu cũng chỉ trao đổi mua bán đôi lời chứ không có dấu hiệu gì đặc biệt. Nhưng dần dần những lần anh ghé lại không còn là tình cờ nữa. Lắm khi anh đến gặp tôi với cái cớ mua vài viên thuốc cảm hay mang cho tôi chút quà vặt. Chúng tôi đã bắt đầu tình bạn và cảm mến nhau từ những kỉ niệm nhỏ như thế. Anh quan tâm chăm sóc cho tôi như thể tôi còn nhỏ và trên hơn hết anh không coi thường hay thương hại tôi tật nguyền. Tình cảm của anh khiến tôi cảm động. Đấy cũng là lần đầu tiên tôi biết yêu thật sự.
Chúng tôi chưa kịp phát triển tình yêu xa hơn thì ba tôi biết chuyện, ông rất tức giận và dọa rằng nếu tôi còn qua lại với anh sẽ đánh què nốt cái chân còn lại. Cảm giác sợ hãi và khoảng cách giữa cha con tôi thuở trước lại hiện về. Tôi sợ ông như sợ một hung thần tuy ông bây giờ đã già và yếu đi nhiều lắm. Từ bữa đấy ông canh chừng tôi rất cẩn thận, dù ở nhà hay ở ngoài quầy đều không cho tôi chút tự do riêng tư nào. Nhiều lần tôi bắt gặp anh đứng tần ngần bên kia đường nhìn sang tôi mà không dám thở mạnh. Tôi ước chừng ba tôi trông thấy sẽ xé xác anh thành trăm mảnh. Anh lén lút nhờ người đưa thư cho tôi. Trong thư lời anh tha thiết và thành khẩn cầu xin để anh gặp ba tôi nói chuyện và hỏi cưới tôi. Tôi cũng yêu anh và lấy hết dũng khí để nói với ba tôi điều đó. Nhưng phản ứng của ông dữ dội hơn gấp trăm lần tôi dự đoán. Ông chửi mắng tôi và đập phá đồ đạc trong gia đình. Mấy mẹ con chỉ biết rúm ró ôm nhau khóc. Tôi không hiểu tại sao ba tôi lại cực đoan và cay nghiệt đến như thế. Tôi căm thù cuộc sống này. Mọi thứ đến với tôi sao toàn bi kịch mà có lẽ ba tôi là một phần gieo nghiệp cho tôi.
Bẵng đi vài năm sau mối tình không thành, trong khi tôi đang nghĩ mình sẽ sống đơn thân mãi mãi thì ba tôi tuyên bố đã tìm được chồng cho tôi. Sau những lần gặp gỡ nói chuyện ở ngoài với ai đó, ông hồ hởi thông báo với cả nhà. Tôi thờ ơ không phản đối cũng không đồng tình. Đó là một Việt kiều Mỹ đã định cư ở nước ngoài từ lâu, ngoài 40 tuổi và chưa từng cưới vợ. Tôi không tha thiết gì ông ta nhưng không dám khước từ một phần vì sợ ba tôi, một phần vì cũng muốn có con để khỏa lấp nỗi cùng cực này. Hai bên gia đình hẹn ngày gặp mặt. Ban đầu, tôi có chút tò mò hồi hộp nhưng cuối cùng lại vỡ òa trong nước mắt khi biết rằng ông ta là một người mắc bệnh đao nhẹ, lúc nào cũng cười và lí lắc như một đứa trẻ.
Tôi đau đớn tuyệt vọng và đổ bệnh ngay sau đó. Tôi chỉ muốn chết. Tôi xót cho đời mình và cũng hận ba tôi. Tôi tự hỏi những điều ông làm cho tôi là do tình yêu thương hay chỉ là một xúc cảm biến thái. Tôi phỉ báng điều đó và chỉ muốn biến khỏi thế gian này. Tôi hận ba tôi chuyên quyền độc đoán, ghét mẹ tôi lầm lũi cam chịu suốt cuộc đời và tủi hổ thay cho số phận của mình.
Tôi chấp nhận lấy chồng và sắp sửa sang Mỹ định cư. Tôi muốn đi thật xa để quên đi cuộc đời này cho dù biết có khi tôi lại bước chân một một tấn bi kịch mới nơi xa xứ. Mấy hôm nay mẹ tôi khóc mà nói rằng hãy hiểu cho ba tôi, ba tôi muốn tôi có chỗ dựa vững chắc về kinh tế để có thể an nhàn suốt cuộc đời. Còn mấy ngày nữa tôi phải xa xứ rồi, có ai cho tôi 1 lời khuyên chân thành những lúc tôi đau khổ nhất không?
Tôi là chị cả trong gia đình có 3 chị em gái. Ba tôi là thầy thuốc đông y trong làng nên từ nhỏ chúng tôi đã chịu khó giúp đỡ ông nhiều việc từ hái lá, phơi khô, lấy thuốc đến bảo quản thuốc hay đi theo phụ giúp mỗi lần ông khám bệnh xa. Ba tôi kiệm lời và hay dùng vũ lực. Tuổi thơ chúng tôi gắn liền với chiếc bóng lầm lũi và những trận đòn đau nhức của ông. Chưa một lần ông mở lời dạy bảo hay khuyên nhủ với con bởi chiếc roi da dắt sẵn dưới mái tôn luôn hành động thay cho những điều đó. Cả mẹ tôi cũng rất sợ ba tuy chưa một lần ông đánh mẹ.
Quả thực vậy, cái đói cái nghèo thuở ấy vẫn ám ảnh tôi cho đến bây giờ. Cả nhà chỉ có ba tôi có thể kiếm tiền. Nhiều ngày ông đạp xe đi chăm bệnh nhân ở xa từ sáng đến tối mịt cũng chỉ đủ tiền dăm ba lon gạo mang về, hay thậm chí nhiều lúc người ta chỉ trả bằng miếng thịt, con gà hay chỉ là nải chuối. Nhìn thân hình còm cõi vì lao lực của ông ngày ngày gò lưng trên chiếc xe cọc cạch đi khám bệnh và đêm đêm ngồi thái thuốc ngoài hè khiến tôi đau lòng đến ngạt thở. Thương ông, tôi chỉ biết làm tốt trách nhiệm của mình và cắn răng chịu đựng những đòn roi của ông.
Năm lên 12 tuổi, trong một lần đi hái thuốc, mải nghịch ngợm với đứa em gái, tôi leo cây và chẳng may bị ngã. Da thịt không xước gì nhiều nhưng chân trái tôi rất đau. Tôi tím mặt khi nghĩ ngay đến ngọn roi da nằm lạnh lẽo dưới mái tôn và những nếp nhăn đầy tức giận của ba tôi nếu ông hay chuyện tôi leo trèo. Tôi sợ ông còn hơn sợ cú ngã như trời giáng và chiếc chân đau muốn gãy xương này. Tôi lo lắng dặn dò em tôi và những bạn đi cùng không để ba tôi biết với bất cứ giá nào.
Tôi lếch thếch dắt em về nhà. Tôi đi khập khiễng suốt buổi chiều hôm đó nhưng vẫn phải cố gắng kiễng chân đi thật thẳng người trước mặt ba tôi để che giấu. Mặt tôi tái lại vì đau. Em tôi thấy vậy bật khóc. Tôi bịt miệng nó và dắt nhau ra sau hè cùng khóc. Sáng hôm sau tôi sốt nhẹ nhưng vẫn cố gắng đến trường và mang thuốc đi phơi trước sân hợp tác xã. Tôi không thể nuốt nổi cơm vì đau đớn. Em gái tôi lén lấy nước hồ cơm cho tôi ăn và xoa chân giúp. Gắng gượng đến ngày thứ 3 thì tôi bất tỉnh. Lúc tỉnh dậy đã thấy mình nằm trên chiếc phản ngựa của ba tôi với chiếc chân băng bó. Tôi không dám để ba tôi biết tôi đã tỉnh vì sợ chiếc roi da sẽ vút lên người bất cứ lúc nào. Nhưng ông không đánh tôi. Song không khí trong nhà nặng nề ảm đạm vô cùng. Tôi thở phào nhẹ nhõm vì ba tôi không tức giận và thầm hứa sẽ chăm chỉ làm việc hơn nữa khi chân bớt đau.
Nhưng cái ngày đó đã không bao giờ đến với tôi dù chỉ trong giấc mơ trưa ngắn ngủi. Xương chân bị gãy không sơ cứu kịp thời nên vĩnh viễn không thể liền lại. Rồi sau đó chân trái tôi cứ teo dần theo năm tháng cho đến lúc bạn bè nhận ra và đặt biệt danh “Liên thọt”. Tôi khóc suốt nhiều năm liền nhưng chỉ thực sự thấm thía được nỗi đau khuyết tật khi bước sang ngưỡng cửa cấp 3, trở thành thiếu nữ và mặc áo dài đến trường. Nhìn bạn bè duyên dáng trong tà áo trắng thướt tha mà cay đắng cho số phận của mình. Ba tôi ra sức châm cứu cho tôi nên bệnh tình có thuyên giảm đôi chút, tuy không đến nỗi phải dùng nạng nhưng dáng đi khập khiễng lệch hẳn một bên người rất khó coi. Ngày ngày ba tôi đưa tôi đến trường bằng xe đạp trong ánh mắt thương hại của mọi người. Ba tôi đằng trước mồ hôi ướt lưng, tôi ngồi đằng sau giọt ngắn giọt dài tủi phận.
Suốt những năm đi học ba tôi đều đưa đón. Lúc gia đình khá giả hơn ông sắm hẳn một chiếc xe máy nên cũng đỡ vất vả hơn nhiều. Ông đã không còn đánh tôi như trước nhưng vẫn nghiêm khắc như ngày nào. Đặc biệt nhất là trong các mối quan hệ bạn bè trai gái. Ông cấm tiệt bất cứ đứa con trai nào lại gần chị em tôi. Ông quản lý thời gian biểu của chúng tôi đến từng phút một. Mẹ tôi kể lại rằng ông rất lo lắng sợ chịu cảnh “hũ mắm treo đầu giàn” cũng do chị em tôi ai cũng xinh xắn và nhất là tôi tật nguyền rất dễ bị đàn ông dụ dỗ. Tôi nghe và vâng dạ trong chua chát. Ba tôi có không ngăn cấm thì chắc cũng chẳng có ai để mắt đến một đứa con gái với bộ dạng như tôi.
Tôi tốt nghiệp trung cấp y dược và được bố tôi mở một quầy thuốc tây nho nhỏ ngay gần nhà. Tôi theo nghiệp ba và buôn bán được đồng ra đồng vào khiến mọi người trong gia đình rất vui. Ba tôi vẫn luôn theo sát mỗi bước chân tôi, từ sáng sớm cùng tôi mở cửa hàng đến tối mịt đưa đón tôi về khiến cho tôi bớt đi cảm giác tủi thân vì cái chân trái teo cơ và thấy rằng tình cảm cha con ông dành cho tôi ấm áp hơn xưa vô cùng. Bởi đã có lúc tôi hận ông, hận cái tính khắc nghiệt và vũ lực của ông là nguyên nhân khiến tôi giấu biệt cái chân đau để đến nông nổi này. Tôi ước giá như ngày đó mình có thể nức nở chạy về nhà nói với ông rồi cùng đến bệnh viện băng bó, chắc hẳn tôi bây giờ sẽ là một cô gái lành lặn.
Duy chỉ có điều khiến tôi thổn thức, đó là nỗi cô đơn của một cô gái lớn nhưng chưa từng nếm trải mùi vị tình yêu. Ba tôi đã ngăn cấm những tình cảm bé nhỏ nảy nở trong lòng tôi mỗi khi bắt gặp tôi nấn ná trong lớp học hay mải mê nhìn theo bóng hình một ai. Khuyến tật và sự cấm cản của ông không cho phép tôi nuôi dưỡng tình yêu dù cho đó là khi tôi 18 hay 24.
Tôi vẫn mơ sẽ lấy người mình yêu và trở thành một người vợ tốt. Tôi tìm tòi trên mạng và bắt gặp nhiều tấm gương tật nguyền nhưng vẫn làm việc rồi kết hôn, nuôi nấng con cái như bao người bình thường. Tôi thèm khát một cuộc sống như thế. Gần 30, tôi vẫn chờ đợi một người đàn ông yêu mình chân thành.
Và người đó đã xuất hiện thật. Anh là một người bán hàng tạp hóa cho đại lý ngay cạnh quầy thuốc của tôi. Anh ghé quầy tôi đôi lần để mua vài thứ lặt vặt. Chúng tôi ban đầu cũng chỉ trao đổi mua bán đôi lời chứ không có dấu hiệu gì đặc biệt. Nhưng dần dần những lần anh ghé lại không còn là tình cờ nữa. Lắm khi anh đến gặp tôi với cái cớ mua vài viên thuốc cảm hay mang cho tôi chút quà vặt. Chúng tôi đã bắt đầu tình bạn và cảm mến nhau từ những kỉ niệm nhỏ như thế. Anh quan tâm chăm sóc cho tôi như thể tôi còn nhỏ và trên hơn hết anh không coi thường hay thương hại tôi tật nguyền. Tình cảm của anh khiến tôi cảm động. Đấy cũng là lần đầu tiên tôi biết yêu thật sự.
Chúng tôi chưa kịp phát triển tình yêu xa hơn thì ba tôi biết chuyện, ông rất tức giận và dọa rằng nếu tôi còn qua lại với anh sẽ đánh què nốt cái chân còn lại. Cảm giác sợ hãi và khoảng cách giữa cha con tôi thuở trước lại hiện về. Tôi sợ ông như sợ một hung thần tuy ông bây giờ đã già và yếu đi nhiều lắm. Từ bữa đấy ông canh chừng tôi rất cẩn thận, dù ở nhà hay ở ngoài quầy đều không cho tôi chút tự do riêng tư nào. Nhiều lần tôi bắt gặp anh đứng tần ngần bên kia đường nhìn sang tôi mà không dám thở mạnh. Tôi ước chừng ba tôi trông thấy sẽ xé xác anh thành trăm mảnh. Anh lén lút nhờ người đưa thư cho tôi. Trong thư lời anh tha thiết và thành khẩn cầu xin để anh gặp ba tôi nói chuyện và hỏi cưới tôi. Tôi cũng yêu anh và lấy hết dũng khí để nói với ba tôi điều đó. Nhưng phản ứng của ông dữ dội hơn gấp trăm lần tôi dự đoán. Ông chửi mắng tôi và đập phá đồ đạc trong gia đình. Mấy mẹ con chỉ biết rúm ró ôm nhau khóc. Tôi không hiểu tại sao ba tôi lại cực đoan và cay nghiệt đến như thế. Tôi căm thù cuộc sống này. Mọi thứ đến với tôi sao toàn bi kịch mà có lẽ ba tôi là một phần gieo nghiệp cho tôi.
Bẵng đi vài năm sau mối tình không thành, trong khi tôi đang nghĩ mình sẽ sống đơn thân mãi mãi thì ba tôi tuyên bố đã tìm được chồng cho tôi. Sau những lần gặp gỡ nói chuyện ở ngoài với ai đó, ông hồ hởi thông báo với cả nhà. Tôi thờ ơ không phản đối cũng không đồng tình. Đó là một Việt kiều Mỹ đã định cư ở nước ngoài từ lâu, ngoài 40 tuổi và chưa từng cưới vợ. Tôi không tha thiết gì ông ta nhưng không dám khước từ một phần vì sợ ba tôi, một phần vì cũng muốn có con để khỏa lấp nỗi cùng cực này. Hai bên gia đình hẹn ngày gặp mặt. Ban đầu, tôi có chút tò mò hồi hộp nhưng cuối cùng lại vỡ òa trong nước mắt khi biết rằng ông ta là một người mắc bệnh đao nhẹ, lúc nào cũng cười và lí lắc như một đứa trẻ.
Tôi đau đớn tuyệt vọng và đổ bệnh ngay sau đó. Tôi chỉ muốn chết. Tôi xót cho đời mình và cũng hận ba tôi. Tôi tự hỏi những điều ông làm cho tôi là do tình yêu thương hay chỉ là một xúc cảm biến thái. Tôi phỉ báng điều đó và chỉ muốn biến khỏi thế gian này. Tôi hận ba tôi chuyên quyền độc đoán, ghét mẹ tôi lầm lũi cam chịu suốt cuộc đời và tủi hổ thay cho số phận của mình.
Tôi chấp nhận lấy chồng và sắp sửa sang Mỹ định cư. Tôi muốn đi thật xa để quên đi cuộc đời này cho dù biết có khi tôi lại bước chân một một tấn bi kịch mới nơi xa xứ. Mấy hôm nay mẹ tôi khóc mà nói rằng hãy hiểu cho ba tôi, ba tôi muốn tôi có chỗ dựa vững chắc về kinh tế để có thể an nhàn suốt cuộc đời. Còn mấy ngày nữa tôi phải xa xứ rồi, có ai cho tôi 1 lời khuyên chân thành những lúc tôi đau khổ nhất không?