19 năm kiên nhẫn để được thờ bố mẹ đẻ ở nhà chồng
Một ngày, bà bắt tôi đưa đến ngôi chùa nơi tôi gửi gắm di ảnh bố mẹ đẻ. Bà lấy ba nén hương thắp cho bố mẹ tôi và bảo: "Khi nào mẹ khuất núi, con hãy đặt ảnh mẹ thật gần ảnh của 2 ông bà ngoại để mẹ có thể cám ơn họ dưới suối vàng vì họ đã cho mẹ người con dâu tốt nết”.
Đọc những dòng tâm sự về câu chuyện đau lòng của người phụ nữ không được thờ di ảnh cha mẹ đẻ, tôi bật chợt thấy nhói lòng. Bởi vì đây cũng là chuyện riêng của tôi. Nhưng cuối cùng sau 35 năm trời nỗ lực làm vợ hiền, dâu thảo trong gia đình nhà chồng, tôi đã nhận được quả ngọt.
Bố mẹ tôi sinh con một bề. Nhà tôi có ba chị em gái. Tôi là con cả. Cứ thế, chúng tôi lớn lên cho tới khi các chị em đều đã yên bề gia thất, vui vầy cùng các con. Bố mẹ tôi không có con trai để hương khói nên ngay từ trẻ tôi đã thấy trách nhiệm làm chị cả trong gia đình lớn lao đến thế nào. Tôi luôn tự nhủ mình, sau này cần hiếu thuận với bố mẹ và phải là người thờ cúng bố mẹ khi 2 người đã yên lòng nơi chín suối. Tôi muốn bố mẹ biết rằng: Trong nhà không có con trai cũng chẳng sao. Nhưng sự đời đâu đơn giản thế.
Tới khi tôi lấy chồng, sinh con đẻ cái thì điều tôi lo lắng đã thành sự thật. Việc thờ phụng bố mẹ đẻ trong chính ngôi nhà của hai vợ chồng tôi thực tế đã không được xuôi chèo mát mái như tôi từng nghĩ.
Chồng tôi rất yêu vợ thương con và rất hiếu thảo với mẹ đẻ. Bởi bố chồng tôi mất từ khi còn trẻ. Một mình mẹ chồng tần tảo nuôi bốn con ăn học và đều trở thành những người thành đạt trong xã hội. Chồng tôi là con trưởng nên mẹ chồng sống cùng hai vợ chồng tôi.
Nghĩ lại, chồng tôi đối xử có hiếu với mẹ. Thời bao cấp còn khó khăn. Xếp hàng mua được chút thực phẩm ngon nào chồng tôi kiên quyết không ăn, nói dạ dày hay bị dị ứng, để nhường miếng ngon cho mẹ chồng. Nhìn cảnh chồng trực tiếp lau rửa từng tí cho mẹ chồng lúc bà ốm khiến ai cũng cảm động. Chồng tôi rất thương bà bởi nhờ sự chắt chiu đến khổ ải của bà, chồng tôi mới trở thành tiến sĩ như ngày hôm nay. Chồng tôi cố gắng làm mọi điều để không làm phật ý bà.
Mẹ chồng tôi sớm bị còng lưng. Di chứng của những năm tháng gồng gánh buôn hàng bán chợ cóp nhặt từng đồng nuôi các con. Bà sống rất khuôn phép, dù lúc nghèo hay giờ sống cùng con trưởng giàu có. Bà muốn giữ lề thói trong gia đình để con cháu noi theo. Là con dâu trong nhà, tôi cũng rất quý trọng bà bởi những gì bà đã làm cho chồng tôi.
Duy có một điều, đôi lúc bà hơi có tính gia trưởng. Bà nhất quyết không chịu chấp nhận cho tôi đem ảnh của bố mẹ đẻ đặt lên bàn thờ trong gia đình mình. Mặc dù tôi đã năn nỉ mẹ là sẽ làm bát hương nhỏ hơn các bát hương thờ thần linh và gia tiên nhà chồng. Thậm chí, ảnh bố mẹ tôi cũng sẽ đặt thấp hơn các cụ bên nhà chồng. Tôi chỉ xin để hương hồn cha mẹ mình được no ấm mỗi ngày cúng lễ. Nhưng tư tưởng của mẹ chồng tôi cũng như nhiều người thế hệ bà thì: “Đất có thổ công. Ma có thổ kỳ, thổ địa. Không thể để người ngoài đặt vào thờ cúng trên bàn thờ gia đình”.
Nhiều lần, vì mỗi chuyện này mà mẹ chồng con dâu xung khắc. Phận làm con, tôi thấy rất tủi thân và buồn chán vì nghĩ mẹ chồng ích kỷ. Còn mẹ chồng tôi có lần không biết nghe ai nói bóng gió gì, bà về nhà ném hết quần áo của tôi ra thùng đựng rác đầu phố. Bà bảo: Muốn thờ bố mẹ thì ra đường mà thờ. Khi tôi chưa kịp định thần, bà đã túm lấy tóc tôi lôi ra khỏi nhà rồi đóng sầm cửa lại. Giữa mùa đông lạnh giá, tôi mặc bộ quần áo ngủ mỏng chịu cái lạnh thấu xương cắt từng khúc thịt da. May mà được chồng tôi lẻn ra đem cho tôi áo khoác. Nghĩ đến chồng, con nên ngay đêm hôm ấy tôi đành về nhà xin lỗi bà và hứa sẽ không bao giờ nhắc lại chuyện này nữa.
Tôi đã khóc rất nhiều vì “tội” bất hiếu với cha mẹ đẻ. Tôi đành đưa cha mẹ mình lên chùa để hương khói. Tôi cố gắng công đức cho chùa để bát hương cha mẹ mình luôn được chăm lo. Dù vậy, nỗi đau bất hiếu vẫn khiến trái tim tôi rỉ máu.
Và thời gian chồng tôi sang Đức làm nghiên cứu sinh trong 15 năm cũng đến. Khi chồng tôi xa nhà được 2 năm thì mẹ chồng tôi bắt đầu bị viêm màng bồ đào gần như mù loà. Bà không nhìn thấy gì cả. Hàng ngày tôi vẫn phải hoàn thành tốt công việc của cơ quan và chăm sóc cho hai con nhỏ đang học. Tôi cũng tự tay chăm sóc mẹ chồng. Tôi chẳng khác nào y tá tận tình và là con dâu hiếu thảo chăm lo từng bữa ăn giấc ngủ cho mẹ bởi tôi thương bà như chính mẹ của mình.
Có lúc bà đã khóc vì cảm động với sự chăm lo chu đáo của tôi dành cho bà. Nhiều lúc, đôi vai tôi đã phải gồng lên, đôi mắt tôi đã không cầm nổi lệ trào trước cuộc sống tất bật không có chồng bên cạnh.
Khi chồng tôi trở về nước. Bằng tài năng và tâm huyết của mình, anh có công việc khá tốt, thu nhập rất cao. Cuộc sống của chúng tôi rất khấm khá. Chồng tôi cũng đã đưa mẹ ra nước ngoài mổ mắt. Bà đã tìm lại ánh sáng nhìn cuộc sống sau gần 15 năm sống trong bóng tối.
Vào những ngày cuối tuần, tôi cố gắng dành thời gian đưa bà đi khắp Hà Nội để bà thấy sự đổi thay tuyệt vời của cuộc sống. Bà rất vui. Bà nói: “Con không chỉ là con dâu của mẹ. Con là con gái của mẹ”. Câu nói của bà khiến tôi hạnh phúc.
Một ngày, bà bắt tôi đưa đến ngôi chùa nơi tôi gửi gắm di ảnh bố mẹ đẻ của tôi. Bà lấy ba nén hương thắp cho bố mẹ tôi trong hoen mắt ướt. Lúc chuẩn bị ra về, bà nắm tay đôi thật chặt và nói: “Bàn tay con đã sần sùi vì vất vả lo cho gia đình này. Con hãy tìm thầy giỏi chọn ngày đẹp đưa chân hương và di ảnh của bố mẹ đẻ con về thờ ở gia đình mình. Khi nào mẹ khuất núi, con hãy đặt ảnh mẹ thật gần ảnh của 2 ông bà ngoại để mẹ có thể cám ơn họ dưới suối vàng vì họ đã cho mẹ người con dâu tốt nết”.
Giờ, tôi đã có gia đình hạnh phúc theo đúng nghĩa. Và niềm hạnh phúc nhất cuộc đời tôi là sau 19 năm hết lòng làm dâu hiền, vợ đảm, tôi đã được làm người con có hiếu với chính cha mẹ đẻ của mình khi đường đường chính chính đưa được chân hương và di ảnh ông bà ngoại về nhà chồng để vợ chồng tôi và con cháu đời đời hương nhang.
Bố mẹ tôi sinh con một bề. Nhà tôi có ba chị em gái. Tôi là con cả. Cứ thế, chúng tôi lớn lên cho tới khi các chị em đều đã yên bề gia thất, vui vầy cùng các con. Bố mẹ tôi không có con trai để hương khói nên ngay từ trẻ tôi đã thấy trách nhiệm làm chị cả trong gia đình lớn lao đến thế nào. Tôi luôn tự nhủ mình, sau này cần hiếu thuận với bố mẹ và phải là người thờ cúng bố mẹ khi 2 người đã yên lòng nơi chín suối. Tôi muốn bố mẹ biết rằng: Trong nhà không có con trai cũng chẳng sao. Nhưng sự đời đâu đơn giản thế.
Tới khi tôi lấy chồng, sinh con đẻ cái thì điều tôi lo lắng đã thành sự thật. Việc thờ phụng bố mẹ đẻ trong chính ngôi nhà của hai vợ chồng tôi thực tế đã không được xuôi chèo mát mái như tôi từng nghĩ.
Chồng tôi rất yêu vợ thương con và rất hiếu thảo với mẹ đẻ. Bởi bố chồng tôi mất từ khi còn trẻ. Một mình mẹ chồng tần tảo nuôi bốn con ăn học và đều trở thành những người thành đạt trong xã hội. Chồng tôi là con trưởng nên mẹ chồng sống cùng hai vợ chồng tôi.
Nghĩ lại, chồng tôi đối xử có hiếu với mẹ. Thời bao cấp còn khó khăn. Xếp hàng mua được chút thực phẩm ngon nào chồng tôi kiên quyết không ăn, nói dạ dày hay bị dị ứng, để nhường miếng ngon cho mẹ chồng. Nhìn cảnh chồng trực tiếp lau rửa từng tí cho mẹ chồng lúc bà ốm khiến ai cũng cảm động. Chồng tôi rất thương bà bởi nhờ sự chắt chiu đến khổ ải của bà, chồng tôi mới trở thành tiến sĩ như ngày hôm nay. Chồng tôi cố gắng làm mọi điều để không làm phật ý bà.
Mẹ chồng tôi sớm bị còng lưng. Di chứng của những năm tháng gồng gánh buôn hàng bán chợ cóp nhặt từng đồng nuôi các con. Bà sống rất khuôn phép, dù lúc nghèo hay giờ sống cùng con trưởng giàu có. Bà muốn giữ lề thói trong gia đình để con cháu noi theo. Là con dâu trong nhà, tôi cũng rất quý trọng bà bởi những gì bà đã làm cho chồng tôi.
Duy có một điều, đôi lúc bà hơi có tính gia trưởng. Bà nhất quyết không chịu chấp nhận cho tôi đem ảnh của bố mẹ đẻ đặt lên bàn thờ trong gia đình mình. Mặc dù tôi đã năn nỉ mẹ là sẽ làm bát hương nhỏ hơn các bát hương thờ thần linh và gia tiên nhà chồng. Thậm chí, ảnh bố mẹ tôi cũng sẽ đặt thấp hơn các cụ bên nhà chồng. Tôi chỉ xin để hương hồn cha mẹ mình được no ấm mỗi ngày cúng lễ. Nhưng tư tưởng của mẹ chồng tôi cũng như nhiều người thế hệ bà thì: “Đất có thổ công. Ma có thổ kỳ, thổ địa. Không thể để người ngoài đặt vào thờ cúng trên bàn thờ gia đình”.
Nhiều lần, vì mỗi chuyện này mà mẹ chồng con dâu xung khắc. Phận làm con, tôi thấy rất tủi thân và buồn chán vì nghĩ mẹ chồng ích kỷ. Còn mẹ chồng tôi có lần không biết nghe ai nói bóng gió gì, bà về nhà ném hết quần áo của tôi ra thùng đựng rác đầu phố. Bà bảo: Muốn thờ bố mẹ thì ra đường mà thờ. Khi tôi chưa kịp định thần, bà đã túm lấy tóc tôi lôi ra khỏi nhà rồi đóng sầm cửa lại. Giữa mùa đông lạnh giá, tôi mặc bộ quần áo ngủ mỏng chịu cái lạnh thấu xương cắt từng khúc thịt da. May mà được chồng tôi lẻn ra đem cho tôi áo khoác. Nghĩ đến chồng, con nên ngay đêm hôm ấy tôi đành về nhà xin lỗi bà và hứa sẽ không bao giờ nhắc lại chuyện này nữa.
Tôi đã khóc rất nhiều vì “tội” bất hiếu với cha mẹ đẻ. Tôi đành đưa cha mẹ mình lên chùa để hương khói. Tôi cố gắng công đức cho chùa để bát hương cha mẹ mình luôn được chăm lo. Dù vậy, nỗi đau bất hiếu vẫn khiến trái tim tôi rỉ máu.
Và thời gian chồng tôi sang Đức làm nghiên cứu sinh trong 15 năm cũng đến. Khi chồng tôi xa nhà được 2 năm thì mẹ chồng tôi bắt đầu bị viêm màng bồ đào gần như mù loà. Bà không nhìn thấy gì cả. Hàng ngày tôi vẫn phải hoàn thành tốt công việc của cơ quan và chăm sóc cho hai con nhỏ đang học. Tôi cũng tự tay chăm sóc mẹ chồng. Tôi chẳng khác nào y tá tận tình và là con dâu hiếu thảo chăm lo từng bữa ăn giấc ngủ cho mẹ bởi tôi thương bà như chính mẹ của mình.
Có lúc bà đã khóc vì cảm động với sự chăm lo chu đáo của tôi dành cho bà. Nhiều lúc, đôi vai tôi đã phải gồng lên, đôi mắt tôi đã không cầm nổi lệ trào trước cuộc sống tất bật không có chồng bên cạnh.
Khi chồng tôi trở về nước. Bằng tài năng và tâm huyết của mình, anh có công việc khá tốt, thu nhập rất cao. Cuộc sống của chúng tôi rất khấm khá. Chồng tôi cũng đã đưa mẹ ra nước ngoài mổ mắt. Bà đã tìm lại ánh sáng nhìn cuộc sống sau gần 15 năm sống trong bóng tối.
Vào những ngày cuối tuần, tôi cố gắng dành thời gian đưa bà đi khắp Hà Nội để bà thấy sự đổi thay tuyệt vời của cuộc sống. Bà rất vui. Bà nói: “Con không chỉ là con dâu của mẹ. Con là con gái của mẹ”. Câu nói của bà khiến tôi hạnh phúc.
Một ngày, bà bắt tôi đưa đến ngôi chùa nơi tôi gửi gắm di ảnh bố mẹ đẻ của tôi. Bà lấy ba nén hương thắp cho bố mẹ tôi trong hoen mắt ướt. Lúc chuẩn bị ra về, bà nắm tay đôi thật chặt và nói: “Bàn tay con đã sần sùi vì vất vả lo cho gia đình này. Con hãy tìm thầy giỏi chọn ngày đẹp đưa chân hương và di ảnh của bố mẹ đẻ con về thờ ở gia đình mình. Khi nào mẹ khuất núi, con hãy đặt ảnh mẹ thật gần ảnh của 2 ông bà ngoại để mẹ có thể cám ơn họ dưới suối vàng vì họ đã cho mẹ người con dâu tốt nết”.
Giờ, tôi đã có gia đình hạnh phúc theo đúng nghĩa. Và niềm hạnh phúc nhất cuộc đời tôi là sau 19 năm hết lòng làm dâu hiền, vợ đảm, tôi đã được làm người con có hiếu với chính cha mẹ đẻ của mình khi đường đường chính chính đưa được chân hương và di ảnh ông bà ngoại về nhà chồng để vợ chồng tôi và con cháu đời đời hương nhang.