Chàng kiến trúc sư có biệt tài dựng mô hình bằng tăm tuyệt đẹp
Ngoài công việc thiết kế kiến trúc, Thạc sĩ - Kiến trúc sư Hoàng Tuấn Long, sinh năm 1974, còn có sở thích dựng mô hình bằng những chiếc tăm giang mỏng manh và thiết kế sa bàn với tỉ lệ lớn tuyệt đẹp.
Làm mô hình với gần 2.000 chiếc tăm giang mỏng manh
Khác với những mô hình được chắp, dán bằng tăm tre, que kem vốn đã được yêu thích từ trước đó, Tuấn Long đã nghĩ ra ý tưởng sáng tạo hình dáng, vật thể chỉ bằng sự liên kết của tăm giang và các miếng mica đã cắt qua laser. Tăm giang được làm từ cây giang bánh tẻ, tăm có đường kính nhỏ từ 0,8 mm đến 0,9 mm, tròn đều, nhẵn bóng, mềm dẻo. Khó ai có thể dựng được mô hình bằng tăm giang vì đây là những sợi giang nhỏ, tròn như dây cước đã được sấy khô, khác với tăm tre có đường kính từ 1mm đến 3mm (chắc chắn và dễ làm hơn).
Tuấn Long khẳng định đây là loại mô hình chưa từng xuất hiện ở Việt Nam vì không ai nghĩ ra được cách tạo các vật thể chắc chắn bằng những chiếc tăm giang như thế. Phải đến và tận mắt chứng kiến từ bảng vẽ trên máy tính, cho đến lúc cắt laser những miếng mica với gần 4.000 lỗ nhỏ để xỏ hơn 1.500 chiếc tăm, mới thấy một tác phẩm của anh phải tiêu tốn thời gian và sức lực đến thế nào.
"Công đoạn khó nhất là thiết kế trên bản vẽ, vì mình phải hình dung trong đầu hình ảnh sản phẩm 3D sẽ có hình dáng thế nào, có mối liên kết ra sao. Sau đó đến việc định vị các lớp mica với nhau. Chỉ cần các lớp nhích ra một chút xíu là sản phẩm sẽ bị méo ngay. Các sản phẩm có quá nhiều lỗ nên việc xỏ nhầm cũng gây hỏng tác phẩm ngay", Tuấn Long cười và chia sẻ, "Để làm nên một tác phẩm hoàn chỉnh thì cũng phải làm hỏng vài lần".
Với sở thích "không đụng hàng" này, trong vòng 2 năm qua Tuấn Long đã cho ra đời hơn 100 sản phẩm, từ những mô hình nhỏ như đài sen, thánh giá, bông tuyết cho đến những mô hình công trình kiến trúc nổi tiếng ở nước ngoài cũng được anh dựng lại bằng tăm giang. Sắp tới, anh cũng sẽ làm thêm nhiều mô hình công trình kiến trúc ở Việt Nam như chợ Bến Thành, nhà thờ Đức Bà.
Tuấn Long nói: "Có những sản phẩm tôi chỉ có thể làm một cái duy nhất, không dám làm thêm cái nào nữa vì nó quá khó và phức tạp. Nhưng khi hoàn thành xong, nhìn tác phẩm của mình thì thích lắm".
Cây thánh giá trên bản vẽ được thiết kế tổng cộng 4950 lỗ nhỏ để xỏ tăm và 1650 cây tăm giang liên kết 6 lớp lại với nhau. Công đoạn này mất từ 1 tuần đến 1 tháng để hoàn thành bản vẽ.
Sau đó, những miếng mica được đem đi cắt như hình vẽ và anh Long bắt đầu xỏ những chiếc tăm giang vào.
Phần tăm còn thừa sẽ được cắt đi (Sau khi xỏ 4950 lỗ, anh cũng phải cắt gấp 2 lần cho 2 mặt thì sản phẩm mới hoàn chỉnh).
Sản phẩm sau khi hoàn thành.
Mô hình đền Taj Mahal, Ấn Độ trong giai đoạn sắp hoàn thành.
Sau khi hoàn tất, anh đem đến một khách sạn lớn ở trung tâm Sài Gòn để trưng bày.
Ngôi đền bằng mica và tăm giang này được bày ngay giữa sảnh khách sạn. Rất nhiều khách nước ngoài đến và hỏi mua mô hình độc đáo này với giá vài nghìn đô nhưng anh Long không bán.
Khác với những mô hình được chắp, dán bằng tăm tre, que kem vốn đã được yêu thích từ trước đó, Tuấn Long đã nghĩ ra ý tưởng sáng tạo hình dáng, vật thể chỉ bằng sự liên kết của tăm giang và các miếng mica đã cắt qua laser. Tăm giang được làm từ cây giang bánh tẻ, tăm có đường kính nhỏ từ 0,8 mm đến 0,9 mm, tròn đều, nhẵn bóng, mềm dẻo. Khó ai có thể dựng được mô hình bằng tăm giang vì đây là những sợi giang nhỏ, tròn như dây cước đã được sấy khô, khác với tăm tre có đường kính từ 1mm đến 3mm (chắc chắn và dễ làm hơn).
Tuấn Long khẳng định đây là loại mô hình chưa từng xuất hiện ở Việt Nam vì không ai nghĩ ra được cách tạo các vật thể chắc chắn bằng những chiếc tăm giang như thế. Phải đến và tận mắt chứng kiến từ bảng vẽ trên máy tính, cho đến lúc cắt laser những miếng mica với gần 4.000 lỗ nhỏ để xỏ hơn 1.500 chiếc tăm, mới thấy một tác phẩm của anh phải tiêu tốn thời gian và sức lực đến thế nào.
"Công đoạn khó nhất là thiết kế trên bản vẽ, vì mình phải hình dung trong đầu hình ảnh sản phẩm 3D sẽ có hình dáng thế nào, có mối liên kết ra sao. Sau đó đến việc định vị các lớp mica với nhau. Chỉ cần các lớp nhích ra một chút xíu là sản phẩm sẽ bị méo ngay. Các sản phẩm có quá nhiều lỗ nên việc xỏ nhầm cũng gây hỏng tác phẩm ngay", Tuấn Long cười và chia sẻ, "Để làm nên một tác phẩm hoàn chỉnh thì cũng phải làm hỏng vài lần".
Với sở thích "không đụng hàng" này, trong vòng 2 năm qua Tuấn Long đã cho ra đời hơn 100 sản phẩm, từ những mô hình nhỏ như đài sen, thánh giá, bông tuyết cho đến những mô hình công trình kiến trúc nổi tiếng ở nước ngoài cũng được anh dựng lại bằng tăm giang. Sắp tới, anh cũng sẽ làm thêm nhiều mô hình công trình kiến trúc ở Việt Nam như chợ Bến Thành, nhà thờ Đức Bà.
Tuấn Long nói: "Có những sản phẩm tôi chỉ có thể làm một cái duy nhất, không dám làm thêm cái nào nữa vì nó quá khó và phức tạp. Nhưng khi hoàn thành xong, nhìn tác phẩm của mình thì thích lắm".
Cây thánh giá trên bản vẽ được thiết kế tổng cộng 4950 lỗ nhỏ để xỏ tăm và 1650 cây tăm giang liên kết 6 lớp lại với nhau. Công đoạn này mất từ 1 tuần đến 1 tháng để hoàn thành bản vẽ.
Sau đó, những miếng mica được đem đi cắt như hình vẽ và anh Long bắt đầu xỏ những chiếc tăm giang vào.
Phần tăm còn thừa sẽ được cắt đi (Sau khi xỏ 4950 lỗ, anh cũng phải cắt gấp 2 lần cho 2 mặt thì sản phẩm mới hoàn chỉnh).
Sản phẩm sau khi hoàn thành.
Mô hình đền Taj Mahal, Ấn Độ trong giai đoạn sắp hoàn thành.
Sau khi hoàn tất, anh đem đến một khách sạn lớn ở trung tâm Sài Gòn để trưng bày.
Ngôi đền bằng mica và tăm giang này được bày ngay giữa sảnh khách sạn. Rất nhiều khách nước ngoài đến và hỏi mua mô hình độc đáo này với giá vài nghìn đô nhưng anh Long không bán.
Chiếc đài sen nhỏ nhìn đơn giản nhưng cũng tiêu tốn 984 chiếc tăm giang liên kết với 3200 lỗ nhỏ trên các lớp mica.
Chiếc bông tuyết được tạo thành từ 1000 chiếc tăm giang xỏ qua 3570 lỗ nhỏ.
Những chiếc bông tuyết tuyệt đẹp của anh Long
Làm "nhà ở" cho nhân vật mô hình
Vốn thích sưu tầm mô hình người nổi tiếng với tỷ lệ 1/6 từ lâu nên Tuấn Long săn lùng rất nhiều mô hình nhân vật đẹp và có hồn trưng bày khắp nhà. Để các mô hình người này có "chỗ ăn, chỗ chơi", anh thiết kế những sa bàn theo tỷ lệ 1/6 để đặt những mô hình của mình vào đấy.
Vốn thích sưu tầm mô hình người nổi tiếng với tỷ lệ 1/6 từ lâu nên Tuấn Long săn lùng rất nhiều mô hình nhân vật đẹp và có hồn trưng bày khắp nhà. Để các mô hình người này có "chỗ ăn, chỗ chơi", anh thiết kế những sa bàn theo tỷ lệ 1/6 để đặt những mô hình của mình vào đấy.
Anh Long tạo ra một nhà kho với bàn, kệ tủ, các đồ dùng cho nhân vật mô hình thêm sự sống.
Các sa bàn hiện nay thường làm theo tỉ lệ 1:100, 1:200.. là tỉ lệ phổ biến trong kiến trúc. Sa bàn nội thất cũng có tỉ lệ 1:20, chỉ riêng sa bàn của anh Long có tỉ lệ 1:6 nên sa bàn lớn và có các nhân vật cực kì sống động.
Một quán bar của khu du lịch Bà Nà tại Đà Nẵng được anh Long thiết kế lại trong một thùng rượu cũ.
Vợ của anh Long cũng rất thích thú với những sa bàn sống động do chồng mình thiết kế.
Ngôi nhà trong phim hoạt hình Up mà anh Long làm cho một cặp vợ chồng mới cưới.
Một thế giới thu nhỏ sinh động với những xì trum, những chú chó chơi đùa ngoài sân vườn. Bên trong nhà, các ánh đèn điện được bố trí khéo léo như một ngôi nhà thật.
Anh Long bên sa bàn Zen Garden - khu vườn của Nhật.
Anh mất một tháng để hoàn thành khu vườn này.
Và một vài tác phẩm khác sẽ khiến bạn "ngất ngây" khi chiêm ngưỡng: