Chán việc vì... đứng núi này trông núi nọ
Trong khi bạn bè của bạn đang giữ những vị trí tuyệt vời tại một công ty khác bạn vẫn đang lủi thủi với vai trò nhân viên "quèn" và chán nản vì lương thấp mà công việc vẫn ngập đầu.
Một nghiên cứu gần đây của tổ chức Dale Carnegie Training cho thấy, có đến 3/4 người lao động được hỏi không thực sự dành hết tâm trí và khả năng cho công việc. Sự thiếu quyết tâm trong công việc là dấu hiệu cho thấy tình trạng thiếu hài lòng với công việc hiện tại và đây là một trong số những lý do.
- Đứng núi này trông núi nọ
Trong khi bạn bè của bạn đang giữ những vị trí tuyệt vời tại một công ty khác bạn vẫn đang lủi thủi với vai trò nhân viên "quèn" và chán nản vì lương thấp mà công việc vẫn ngập đầu. Tính minh bạch về quyền lợi của nhân viên và các đặc quyền tại công ty khác đôi khi có thể khiến bạn mơ ước được sang đó làm việc. Đây là khi bạn rơi vào tình trạng "đứng núi này trông núi nọ", một khi có tâm lý so bì, muốn "nhảy" việc, chắc chắn bạn sẽ thấy ghét công việc hiện tại của mình, nảy sinh tâm lý làm việc đối phó, chẳng hơi đâu mà toàn tâm toàn ý.
Ảnh minh họa.
- Cảm thấy không được coi trọng
Khi bạn cảm thấy mình không được coi trọng trong công ty và không được đánh giá đúng mức những gì bạn đã làm, đó là lý do rất quan trọng khiến bạn có thể từ bỏ công việc hiện tại. Sự quan tâm dành cho bạn khi hoàn thành xuất sắc một công việc không hẳn phải là những khoản tiền thưởng hẫu hĩnh, đó có thể chỉ là những lời khen hay những lời động viên kịp thời từ ban lãnh đạo công ty. Tuy nhiên, đôi khi, ngay cả những lời động viên cũng không có đã khiến bạn bị rơi vào cảm giác ức chế, chán nản.
- Không có cảm giác an toàn
Công ty đang trải qua thời kỳ khó khăn, mọi người đều xôn xao trước thông tin cắt giảm nhân sự, thắt chặt chi tiêu trong giai đoạn khủng hoảng. Bạn nơm nớp lo sợ mình có tên trong danh sách đen và tâm trạng lo lắng khến bạn không thể tập trung hoàn thành tốt công việc. Lúc này, bạn cũng nghĩ đến một cơ hội tại công ty khác nhiều hơn là nghĩ đến công việc đang phụ trách.
Bạn nhận thấy công ty không có chính sách đào tạo và phát triển các kỹ năng nghề nghiệp, không có nhiều thứ cho bạn học hỏi. Khi nhân viên cảm thấy khó khăn trong cơ hội phát triển sự nghiệp, điều này thường dẫn đến một quyết định nhảy việc. Có thể công ty bạn đang làm chỉ ở quy mô nhỏ nhưng điều quan trọng là phải tạo ra một kế hoạch dài hạn cho nhân viên phát triển. Như thế, nhân viên mới yên tâm và gắn bó lâu dài với công việc được.
- Không hài lòng về mức lương
Không có gì dập tắt niềm đam mê nhanh chóng và mạnh mẽ bằng cảm giác bị trả một mức lương thấp hơn những gì bạn xứng đáng được hưởng. Khi bạn chỉ được trả một mức thu nhập thấp hơn nhiều so với công sức mà bạn đã bỏ ra để hoàn thành tốt công việc, cảm giác thất vọng chắc chắn sẽ đến và đó là lúc bạn không muốn đóng góp nhiều hơn nữa nếu yêu cầu tăng lương không được đáp ứng.
- Niềm đam mê biến mất
Có một sự khác biệt rất lớn giữa sống để làm việc và làm việc để sống. Khi bạn làm việc với niềm đam mê, bạn sẽ nỗ nực hết mình và tìm mọi cách để hoàn thành công việc. Niềm đam mê đó cũng khiến bạn làm việc với thái độ tích cực và thành công sớm hay muộn sẽ đến với bạn. Tuy nhiên, môi trường công việc hiện tại đã khiến nhiều người đảm nhận công việc mà họ không yêu thích. Việc duy trì niềm đam mê trong công việc cho nhân viên luôn là bài toán khó cho bất kỳ ai giữ vai trò quản lý.
- Sếp tồi
Quản lý kém có thể khiến ngay cả những nhân viên nhiệt tình nhất và được trả một mức lương rất cao cũng có thể trở nên ghét công việc họ đang làm. Nhiều người sẵn sàng từ bỏ những vị trí có điều kiện làm việc tốt để về đầu quân cho người lãnh đạo mà họ ngưỡng mộ.