Câu hỏi quen thuộc: Tại sao tháng Hai chỉ có 28 hoặc 29 ngày?
Các tháng trong năm có 30 hoặc 31 ngày, duy nhất chỉ tháng Hai có 28 hoặc 29 ngày (nếu năm nhuận). Tạo sao lại có sự khác lạ này?
Một số người tin rằng tháng Hai có ban đầu có 29 ngày nhưng đã bị “bớt xén” đi 1 ngày bởi Hoàng đế La Mã Augustus Caesar để thêm vào tháng 8 – tháng được đặt theo tên của ông (August). Nhưng, điều này chỉ là lời đồn đại không hơn không kém.
Tại sao tháng Hai chỉ có 28 ngày không hề xuất phát từ sự "lạm quyền" của Hoàng đế Caesar như nhiều người vẫn nghĩ!
Thực tế là, tháng Hai có 28 ngày bởi vì, nó được thêm vào mãi về sau bởi người La Mã. Vào thế kỷ thứ 8 trước CN, người La Mã cổ đại đã sử dụng Lịch Romulus bao gồm 10 tháng bắt đầu từ tháng Ba (trùng với hiện tượng xuân phân) và kết thúc vào tháng Mười Hai.
Các tháng cũng không được đánh số mà đặt theo tên. Lúc đó tháng Một và tháng Hai còn chưa xuất hiện.
Bộ lịch đầu tiên chỉ có 10 tháng và không hề có tháng Một hay tháng Hai.
Tuy nhiên, vì mỗi tháng trong 10 tháng này chỉ gồm 30 – 31 ngày nên cả năm chỉ dài 304 ngày. Thời đó, mùa đông không có tháng nào cả, vì thời gian này thời tiết quá lạnh và bị coi là vô dụng, không cần tính vào (nông dân trồng trọt và thu hoạch dùng lịch như thời gian biểu nên họ không quan tâm mùa đông). Thế nên, đối với 61 ngày thừa ra trong năm, nếu như được hỏi đây là tháng nào, người La Mã sẽ trả lời là “Chẳng tháng nào!”
Dù vậy, vua Numa Pompilius đã nghĩ điều này thật là vớ vẩn, tại sao lại nghĩ ra lịch nếu bỏ đi một phần sáu tổng thời gian của năm? Cuối cùng, vào năm 713 trước CN, ông đã sắp xếp lại lịch với 12 chu kì trăng – kéo dài 355 ngày – đồng thời thêm vào tháng Một và tháng Hai, biến tháng Hai thành tháng cuối cùng của năm.
Một vấn đề khác lại nảy sinh, người La Mã khá mê tín. Họ tin rằng số lẻ là xui xẻo nên Numa phải cố tính toán sao cho mỗi tháng là số lẻ. Nhưng để đạt “chỉ tiêu” 355 ngày, phải có một tháng là chẵn. Tháng Hai cuối cùng đã trở thành tháng “xui xẻo” và theo lời Cecil Adams, “Nếu phải có một tháng xui xẻo, nó nên là tháng ngắn”, khiến tháng Hai trở thành tháng duy nhất có 28 ngày.
12 tháng theo lịch âm dần dần bị lệch so với mùa trên thực tế.
Đương nhiên, một bộ lịch âm gồm 355 ngày vẫn có những cái chưa được ổn. Sau nhiều năm, mùa và tháng bắt đầu bị lệch nhau. Để mọi thứ về đúng “quỹ đạo”, người La Mã thường thỉnh thoảng thêm vào một tháng nhuận có 27 ngày bằng cách xóa bỏ một vài ngày cuối tháng Hai đi và bắt đầu tháng nhuận ngay sau đó vào ngày 24 tháng Hai. Cũng vào khoảng thời gian này, tháng Hai chính thức trở thành tháng thứ hai trong năm.
Tháng nhuận trên không cố định, vì nó được thêm vào lúc nào là tùy vào các tu sĩ tối cao của Rome. Một số tu sĩ kiêm chính trị gia còn lạm dụng quyền hạn để kéo dài thời gian nắm quyền của bằng hữu và cắt ngắn nhiệm kì của đối thủ. Vậy nên, đến thời Julius Caesar, ông đã cải cách lại toàn bộ hệ thống lịch, đề xuất bộ lịch mới vào năm 46 trước CN.
Julius Caesar là người đề xuất ra bộ lịch dương với một tháng nhuận xuất hiện 4 năm 1 lần như ta đã biết ngày nay.
Tháng Hai khi biến thành tháng nhuận sẽ có 29 ngày thay vì 28 ngày.
Caesar chỉnh lịch theo mặt trời và thêm vào một vài ngày để tổng số ngày trong năm là 365 ngày. Tháng Hai, lúc này đã ở gần đầu lịch, quay lại còn 28 ngày và cứ bốn năm một lần tháng Hai sẽ thành tháng nhuận với 29 ngày như ta đã biết thời nay.
(Nguồn: Mentalfloss)