Cậu du học sinh từng nổi tiếng khi bày tiệm tạp hóa trong phòng cách ly tiếp tục tạo "làn sóng" với bộ ảnh về những người lính ướt đẫm mồ hôi nơi chống dịch

Haley,
Chia sẻ

Thấu hiểu nỗi vất vả của người chiến sĩ đấu tranh trên mặt trận chống dịch, chàng Việt kiều kêu gọi những người trong khu cách ly gây quỹ ủng hộ.

Trở về từ Cộng hòa Séc, Vũ Việt Linh được cách ly 14 ngày tại khu cách ly tại quận 12, TP HCM, ở đây chàng trai 9X liên tục kể lại những câu chuyện của mình cảm nhận được qua seri ảnh. Những mẩu chuyện được kể lại dưới lăng kính hài hước, dí dỏm của Việt Linh đã thu hút rất nhiều người quan tâm. Cậu cũng là người từng được rất đông dân mạng quan tâm khi bày biện một "cửa hàng" tạp hóa từ những món đồ tiếp tế trong quá trình cách ly.

Trong dòng trạng thái mới nhất, Việt Linh kể về những sinh hoạt của mình cùng với hơn 500 người khác đa phần đều là du học sinh từ các nước châu Âu và lý do trở về nước.

Theo Việt Linh trong thời kỳ này, tại Cộng hòa Séc trường không tiếp tục đào tạo, công việc cũng không có, cùng với đó tình hình dịch bệnh cũng khá căng thẳng tại những nước châu Âu, nên việc không có gia đình ở nước ngoài thì điều mong muốn nhất của những người Việt là trở về nước và ở nhà với gia đình mặc dù phải cách ly bắt buộc trong 14 ngày.

Nhật ký ảnh vô cùng cảm động qua góc máy của Việt Linh:

Thời gian cách ly trong Trường Quân sự Quân khu 7, cuộc sống của hơn 500 người đa phần là du học sinh châu Âu trở về nước xoay quanh khoảng sân rộng và trong dãy nhà 5 tầng. (Ảnh: Vũ Việt Linh)

Phòng của Linh lúc nào cũng đầy ắp đồ ăn, thức uống từ người thân bạn bè gửi tiếp tế một phần nhờ sự giúp đỡ của những người lính nơi Linh đang cách ly.

Chứng kiến nỗi vất vả của những người lính chống dịch Covid-19, du học sinh 9X kêu gọi cộng đồng những người cách ly gây quỹ ủng hộ - Ảnh 2.

Việt Linh cho biết, môn thể thao được mọi người yêu thích là cầu lông và đá cầu, vừa vui lại vừa giữ khoảng cách hơn 2 mét với những người khác. (Ảnh: Vũ Việt Linh)

Chứng kiến nỗi vất vả của những người lính chống dịch Covid-19, du học sinh 9X kêu gọi cộng đồng những người cách ly gây quỹ ủng hộ - Ảnh 3.

Khu cách ly không có điều hòa, mặc dù không khí nóng bức, thế nhưng đối với Việt Linh điều này dễ dàng khắc phục khi trong từng phòng đều có rất nhiều cửa sổ đón gió, quạt trần chạy liên tục. Nếu không chịu nóng được thì chỉ cần tắm 2-3 lần mỗi ngày là xong. (Ảnh: Vũ Việt Linh)

Chứng kiến nỗi vất vả của những người lính chống dịch Covid-19, du học sinh 9X kêu gọi cộng đồng những người cách ly gây quỹ ủng hộ - Ảnh 4.

Mỗi chiếc giường đều có chỗ mắc màn và chỉ cần 1 chiếc màn thôi là có thể ngủ thoải mái không lo côn trùng đốt. (Ảnh: Vũ Việt Linh)

Sự ân cần, chu đáo và những giọt mồ hôi thầm lặng của các chiến sĩ 

Dành thời lượng nhiều nhất trong phóng sự ảnh của Việt Linh trong kỳ chủ yếu kể về các chiến sĩ bộ đội, nhân viên y tế phục vụ trong khu cách ly. Dưới thời tiết nóng như đổ lửa lúc nào cũng duy trì ở mức 37-38 độ C, bất cứ ai làm việc trong khu cách ly đều phải mặc bộ quần áo bảo hộ chống dịch kín như bưng, những người lính hàng ngày phải vận chuyển vật dụng cá nhân của gia đình gửi vào, chuẩn bị đồ ăn 3 bữa mỗi ngày, mang nước sát khuẩn, khẩu trang và vô vàn những thứ khác lên 5 tầng nhà bằng thang bộ.

Những đồ dùng do gia đình gửi vào được các chiến sĩ gửi đến tận phòng. (Ảnh: Vũ Việt Linh)

Có một điều mà không phải ai cũng để ý là họ đã phải cuốc bộ cùng cả đống hàng hóa nặng trịch leo lên mấy tầng cầu thang trong thời tiết siêu nóng, chưa kể bộ đồ kia còn gây cản trở rất nhiều cho việc di chuyển. Nhưng họ vẫn cứ làm, vẫn cứ thực hiện hàng ngày hàng giờ như một chú ong chăm chỉ.

Rác sinh hoạt cũng được thu gom một cách cẩn thận và vận chuyển đi ngay trong ngày. (Ảnh: Vũ Việt Linh)

Đều đặn 3 lần mỗi ngày những "anh nuôi" sẽ đi đến từng phòng phát đồ ăn cho hơn 500 người đang được cách ly. Họ cẩn thận, chỉn chu trong từng hộp cơm mỗi khi trao chúng cho bệnh nhân. Không gắt gỏng, không phân biệt đối xử, ai cũng như ai được đối đãi bằng tất cả sự quan tâm, tử tế. (Ảnh: Vũ Việt Linh)

Chứng kiến nỗi vất vả của những người lính chống dịch Covid-19, du học sinh 9X kêu gọi cộng đồng những người cách ly gây quỹ ủng hộ - Ảnh 8.

Suất ăn sáng rất đa dạng tha hồ cho mọi người lựa chọn và còn thay đổi mỗi ngày. (Ảnh: Vũ Việt Linh)

Vất vả là vậy thế nhưng mỗi khi nhìn thấy ống kính máy ảnh mọi người đều tươi cười rạng rỡ, tạo một không khí vô cùng thân thiện tại khu cách ly. Bởi họ biết ít ra những hành động, công việc mà họ làm đâu đó cũng có người quan tâm, âm thầm ghi lại như một điều vô cùng trân quý. (Ảnh: Vũ Việt Linh)

Chứng kiến nỗi vất vả của những người lính chống dịch Covid-19, du học sinh 9X kêu gọi cộng đồng những người cách ly gây quỹ ủng hộ - Ảnh 10.

Bức ảnh này chắc sẽ không ai hiểu nội dung là gì đâu nhỉ? Đây chính là khoảnh khắc các anh lính đang đứng ở phía xa bật đèn flash từ điện thoại và mở nhạc từ chiếc loa để chúc mừng sinh nhật một bạn đang ở trong trại. Thử hỏi xem có mấy ai nhiệt tình, tâm lý, chăm sóc từ miếng ăn giấc ngủ, giờ còn cả đôn đốc tinh thần cho mọi người kỹ như các anh?

Mong muốn sau những ngày dài làm việc vất vả đó các chiến sĩ sẽ có được những sự hỗ trợ từ cộng đồng, Việt Linh đã ngỏ lời trên facebook muốn gây quỹ để có thể ủng hộ những vật dụng thiết thực hoặc đóng góp để chung tay chống dịch với cả nước nói chung và Trường Quân sự Quân khu 7 nói riêng.

Kể về việc muốn gây quỹ ủng hộ, Việt Linh cho rằng đây mới chỉ là một hành động nhỏ bé của cá nhân, mong mọi người ủng hộ mạnh mẽ, "trước mắt mình sẽ kêu gọi trên facebook. Tụi mình có 1 nhóm cho những bạn đang cách ly tại đây. Hy vọng mọi người sẽ tự vận động tại phòng của mỗi người".

Linh cũng cho biết, về phía bản thân đã kêu gọi cả nhóm trong phòng ủng hộ đệm cho các chiến sĩ, Linh giải thích: "Mình và các bạn cùng phòng góp tiền vào định mua đệm cho các anh chiến sĩ ở đây. Nằm giường chiếu như mình thấy khá đau lưng, cả ngày làm việc vất vả có chiếc đệm chắc hẳn sẽ giúp các chiến sĩ ngủ ngon hơn".

Sau dòng trạng thái và những bức ảnh mới nhất của mình, Việt Linh nhanh chóng được nhiều người ủng hộ với hành động vô cùng thiết thực này.

Chia sẻ