Câu đố tiếng Việt: 'Để nguyên là quả núi, thêm sắc nhảy lên đầu, là gì?'
Đố bạn, đây là gì?
Tiếng Việt giàu đẹp, gồm nhiều từ loại phong phú như: Từ đơn, từ ghép, từ láy, từ tượng hình, từ tượng thanh,… Tiếng Việt còn có nhiều thanh dấu, chữ cái tạo nên sự biến hóa thú vị. Cùng một từ nhưng chỉ cần thay đổi thanh dấu hoặc bỏ nguyên âm/phụ âm sẽ cho ra ngay một từ mới, với ngữ nghĩa hoàn toàn khác.
Chính sự phong phú này mà người ta đã tận dụng tạo nên những câu đố chữ thú vị. Thông qua đó, người chơi vừa rèn luyện được tư duy logic, phản xạ nhạy bén, vừa có những phút giây thư giãn.
Dưới đây là một câu đố chữ "hack não", hãy thử xem bạn có đoán ra không nhé:
"Để nguyên là quả núi, thêm sắc nhảy lên đầu, là gì?
Nghe xong câu đố không ít người đứng hình, vò đầu bứt tai hồi lâu vẫn không tìm ra được đáp án. Không hiểu thứ gì mà lạ lùng đến thế? Đây là một câu đố chữ nên bạn hãy lục tung kho từ vựng của mình để tìm lời giải nhé.
Còn nếu vẫn chưa có câu trả lời thì mời bạn tham khảo ngay đáp án. Đó là "Non" và "nón".
Chữ "non" là một từ có nguồn gốc từ tiếng Hán, có nghĩa là núi. Khi thêm dấu sắc sẽ thành "nón" – vật dùng để che đầu khi nắng mưa. Câu đố thật thú vị phải không nào?
Nhân tiện nhắc đến núi thì đây là dạng địa hình lồi, có sườn dốc và độ cao thường lớn hơn đồi, nằm trải dài trên phạm vi nhất định. Nó được hình thành từ hiện tượng uốn nếp do tác động của nội lực. Núi là dạng địa hình phổ biến của Trái đất. Chiều cao của núi thường được tính từ mực nước biển.
Ở Việt Nam có Hoàng Liên Sơn – dãy núi cao nhất Việt Nam với đỉnh Fansipan. Ngoài ra, Việt Nam có nhiều dãy núi khác như: Núi Tam Đảo (Vĩnh Phúc), núi Ba Vì (Hà Nội), núi Bà Đen (Tây Ninh),…
Còn nón là một vật dụng dùng để che nắng, che mưa và nó là một biểu tượng đặc trưng của người Việt. Nón lá được cho là xuất hiện vào thế kỷ 13, thời nhà Trần. Chiếc nón lá thường được đan bằng các loại lá khác nhau như lá cọ, lá buông, rơm, tre, lá dứa,... Nón thường có dây đeo làm bằng vải mềm hoặc nhung, lụa để giữ trên cổ.
Nón thường có hình chóp nhọn, tuy nhiên còn có cả một số loại nón rộng bản và làm phẳng đỉnh. Lá nón được xếp trên một cái khung gồm các nan tre nhỏ uốn thành hình vòng cung, được ghim lại bằng sợi chỉ, hoặc các loại sợi tơ tằm, sợi cước. Nan nón được chuốt từ từng thanh tre mảnh, nhỏ và dẻo dai rồi uốn thành vòng tròn có đường kính to nhỏ khác nhau. Tất cả được xếp tiếp nhau trên một cái khuôn hình chóp.
Ở Việt Nam hiện nay có một số làng nghề làm nón truyền thống như làng Đồng Di (Phú Vang), Dạ Lê (Hương Thủy), Trường Giang (Nông Cống), đặc biệt là làng nón Phủ Cam (Huế), làng Chuông (Thanh Oai - Hà Nội).