Câu đố tiếng Việt: "Cái gì trên cơ thể người rất cứng nhưng lại mềm khi đảo ngược tên?" - IQ khủng mới đoán trúng đáp án

Hiểu Đan,
Chia sẻ

Câu đố tiếng Việt này không phải quá khó. Liệu trong cuộc sống bạn có biết vật gì thỏa mãn những đặc điểm vừa nêu ở trên không?

Cũng giống như khi chơi một môn thể thao, bạn không những luyện tập sức khỏe mà còn cảm thấy vui vẻ và giải tỏa được căng thẳng. Giải đố cũng vậy, lợi ích đầu tiên và quan trọng nhất là giải trí. Bên cạnh đó, khi cố gắng suy nghĩ để tìm ra lời giải đáp cho những câu hỏi - đây là yếu tố kích thích bộ não làm việc, liên tưởng nhiều hơn đến các sự vật và hiện tượng xung quanh mình. Nói cách khác, các câu đố mẹo giúp rèn luyện tư duy và phát triển trí não.

Và bây giờ, thử giải đáp câu hỏi khó nhằn này xem nhé: 

Cái gì trên cơ thể người rất cứng nhưng lại mềm khi đảo ngược tên? 

Trả lời đúng chứng tỏ bạn vừa có óc quan sát vừa có trình tiếng Việt đỉnh lắm đấy!

Câu đố tiếng Việt: Cái gì trên cơ thể người rất cứng nhưng lại mềm khi đảo ngược tên? Ai đoán đúng IQ không phải dạng vừa - Ảnh 1.

Câu đố tiếng Việt: Cái gì trên cơ thể người rất cứng nhưng lại mềm khi đảo ngược tên? Ảnh minh họa.

Đáp án chính là ĐẦU GỐI. Đảo ngược lại thành GỐI ĐẦU. 

Đầu gối là một trong những khớp lớn nhất trên cơ thể, gồm 3 xương tạo thành – xương đùi, xương cẳng chân (xương chày) và xương bánh chè – các xương này được nối với nhau nhờ một mạng lưới gồm rất nhiều dây chằng, sụn, gân và cơ.

Trong khi đó, gối đầu là vật dụng để kê đầu khi nằm ngủ. Hiện tại có rất nhiều chất liệu gối khác nhau, từ gối mây, lông vũ cho tới cao su, foam… Mỗi loại đều có ưu nhược điểm và giá thành khác nhau, nhưng đều có điểm chung là tạo ra cảm giác dễ chịu, thoải mái nhất để ngủ ngon hơn gối đệm bông thông thường.

Đặc biệt, "gối đầu" còn là từ dùng trong kinh doanh. Việc bán gối đầu (giao hàng trước, nhận tiền đợt giao hàng sau) là một phương thức kinh doanh đã được nhiều tiểu thương sử dụng trong quan hệ bán hàng hóa cho những mối mua hàng thường xuyên, số lượng lớn, tồn tại trên cơ sở uy tín.

Rõ ràng chỉ đổi vị trí nhưng hai chữ này đã miêu tả những vật trái ngược nhau. Tiếng Việt quả là vi diệu đúng không nào?

Chia sẻ