Cảnh khô cạn, nứt nẻ tại hồ nước trữ ngọt lớn nhất miền Tây

NHẬT HUY,
Chia sẻ

Hồ chứa nước ngọt Kênh Lấp (huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre) được mệnh danh là hồ trữ nước ngọt lớn nhất miền Tây, tuy nhiên hiện đang dần cạn trơ đáy, nứt nẻ. Hàng ngàn hộ dân sống xung quanh hồ nước này đang đối diện với nguy cơ thiếu nước sinh hoạt nếu nắng nóng tiếp tục kéo dài.

Bà Võ Thị Chi Lăng, ngụ xã Tân Xuân, huyện Ba Tri, cho biết, nước sinh hoạt của gia đình đều trông cậy vào hồ này thế nhưng từ đầu tháng 4 đến nay, nước hồ cạn dần khiến người dân vô cùng lo lắng. “Không biết làm sao bây giờ, chắc là phải đi đổi nước để sinh hoạt”, bà Lăng than thở.

Cảnh khô cạn, nứt nẻ tại hồ nước trữ ngọt lớn nhất miền Tây - Ảnh 1.

Hồ nước trữ ngọt khô cạn.

Hồ nước trữ ngọt khô cạn.

Cảnh khô cạn, nứt nẻ tại hồ nước trữ ngọt lớn nhất miền Tây - Ảnh 2.

Cảnh khô cạn, nứt nẻ tại hồ nước trữ ngọt lớn nhất miền Tây - Ảnh 3.

Nhà máy xử lý nước hồ Kênh Lấp, mấy ngày qua nhà máy đã thuê người nạo bùn dồn nước về góc hồ này để cố vớt vét nhưng cũng chỉ đủ hoạt động cầm chừng.

Bà Lê Thị Vân, ngụ xã Phú Ngãi, huyện Ba Tri thông tin: “Mỗi ngày tôi phải mua 1 bình nước với giá 10 ngàn đồng, tính ra một tháng hết 300 ngàn đồng tiền nước. Với số nước này chỉ để uống và nấu ăn, còn giặt giũ phải đổi nước khác”.

Được biết, hồ chứa nước ngọt Kênh Lấp được tỉnh Bến Tre hoàn thiện vào tháng 8/2019 với chiều dài 7km, với tổng vốn 85 tỷ đồng. Theo thiết kế, hồ có công suất chứa hơn 800.000m3, đảm bảo nước sinh hoạt cho 200.000 người dân tại 24 xã, thị trấn thuộc huyện Ba Tri.

Cảnh khô cạn, nứt nẻ tại hồ nước trữ ngọt lớn nhất miền Tây - Ảnh 4.

Hồ chứa nước ngọt Kênh Lấp có chiều dài 7km.

Hồ chứa nước ngọt Kênh Lấp có chiều dài 7km.

Cảnh khô cạn, nứt nẻ tại hồ nước trữ ngọt lớn nhất miền Tây - Ảnh 5.

Ông Cao Văn Trọng - Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre cho biết, Kênh Lấp được hình thành từ dòng sông cũ được chặn ở hai đầu. Do hồ này là nền đất không phải hồ xi măng, nên trước đó bên ngoài độ mặn tăng lên làm nước rò rỉ vào hồ. Năm nay, độ mặn trong hồ đo được là 1,5 phần ngàn.

“Kết thúc đợt hạn mặn năm nay, tỉnh sẽ cho tháo mặn, xổ phèn ở hồ Kênh Lấp trước khi lấy nước tích trữ và không để hạn mặn xảy ra trong hồ này”, ông Trọng nói.

Cảnh khô cạn, nứt nẻ tại hồ nước trữ ngọt lớn nhất miền Tây - Ảnh 6.

Lượng nước trong hồ ngày càng cạn kiệt.

Được biết, mỗi ngày nhà máy lấy nước từ hồ Kênh Lấp khoảng 2.400m3 để cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt của người dân trong thời điểm diễn ra hạn, mặn. Tuy nhiên, hiện nay do nước cấp từ bên ngoài hồ chứa đã bị nhiễm mặn nên 3 tháng nay không có nguồn nước để bổ sung thêm, lượng nước trong hồ ngày càng cạn kiệt. Dự kiến 10 – 15 ngày nữa vị trí hút nước trong hồ sẽ cạn.

Trước đó, cơ quan chức năng cũng có thông báo tình hình khai thác hồ chứa nước ngọt Kênh Lấp. Cụ thể, từ ngày 10/1 đến nay, do nước mặn xâm nhập vào kênh 9A nên đã tạm ngưng lấy nước vào hồ chứa. Hiện tại, cao trình mực nước hồ chứa là -1.30m (thấp hơn 0,3m so với mực nước chết) và đã xảy ra sạt lở tại vị trí cuối hồ.

Theo dự báo của Đài khí tượng thuỷ văn Bến Tre, tình hình xâm nhập mặn còn kéo dài đến tháng 5/2020. Do đó, Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thuỷ lợi Bến Tre đề nghị công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại N.I.D trong thời gian từ nay cho đến hết mùa mặn năm 2020 có kết hoạch vận hành, khai thác nguồn nước từ hồ chứa cho phù hợp nhằm phục vụ nhu cầu sử dụng nước ngọt của người dân.

Chia sẻ