Cận cảnh hạn mặn khốc liệt nhất lịch sử ở Tây Nam Bộ

MẠNH LINH,
Chia sẻ

Nếu như đợt xâm nhập mặn năm 2016 được xem là đợt mặn kỷ lục, 100 năm mới lặp lại thì mùa khô năm 2020 đã phá vỡ mọi kỷ lục được xác lập trước đó, được cho là khốc liệt chưa từng có trong lịch sử ở miền Tây Nam Bộ.

 - Ảnh 1.

Các kênh, rạch khô cạn, nứt nẻ do hạn, mặn xâm nhập.

 - Ảnh 2.

Cô Võ Thị Loan (52 tuổi, ngụ xã Tân Phước, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang) đang đi mót củi trên nền đất nứt nẻ do khô hạn, xâm nhập mặn.


 - Ảnh 3.

Đã có hơn 39.000 ha lúa bị thiệt hại tại do bị xâm nhập mặn tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.


Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xâm nhập mặn đã ảnh hưởng đến sản xuất và dân sinh từ tháng 12/2019 và liên tục tăng cao cho đến nay, hiện đã ảnh hưởng đến 10/13 tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó, 5 tỉnh là Bến Tre, Tiền Giang, Kiên Giang, Cà Mau và Long An đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp thiên tai để tìm giải pháp ứng phó.

 - Ảnh 4.

Kênh ven đê phục vụ tưới tiêu cho ruộng đồng và sinh hoạt nằm trên địa bàn xã Tân Phước (huyện Gò Công Đông) kéo dài hơn 7km bị cạn trơ đáy.

 - Ảnh 6.

Kênh đào xã Tân Trung (huyện Gò Công Đông) khá lớn, chuyên phục vụ tưới tiêu ruộng đồng cho nhiều xã, nhưng nay cũng cạn nước do hạn, mặn.


 - Ảnh 7.

Tiền Giang là 1 trong 5 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long bị ảnh hưởng hạn, mặn nghiêm trọng nhất. Trong đó, tại xã Tân Phước (huyện Gò Công Đông), hạn, mặn đã gây thiệt hại trên dưới 200 ha lúa vụ Đông Xuân.


 - Ảnh 8.

Xã Tân Phước triển khai nhiều biện pháp để chống chọi với hạn, mặn đang ngày càng tiếp diễn.

 - Ảnh 10.

Do ảnh hưởng của hạn, mặn, người dân mang can nhựa tìm đến các, ao hồ để múc nước đem về sinh hoạt.

 - Ảnh 11.

Trước tình hình hạn hán, xâm nhập mặn đang diễn ra khốc liệt ở nhiều tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long làm cho hơn 96.000 hộ gặp khó khăn về nước sinh hoạt, dự báo con số thiệt hại sẽ tiếp tục tăng lên.


Chia sẻ