Càng có tuổi, người thông minh càng nên rèn luyện 3 cách sống "đáng tiền" này để nửa đời sau thong dong tự tại
Không có “nếu”, trong cuộc sống chỉ có “hậu quả và kết quả”. Đến tuổi trung niên, có lẽ ai cũng thấm nhuần được điều này.
Khi con người đến tuổi trung niên, mỗi ngày mở mắt ra đều là nơi để sử dụng tiền. Kiếm tiền đã trở thành bài tập về nhà và nhiệm vụ mà bạn phải hoàn thành không ngừng nghỉ.
Nhiều người trung niên bận rộn ngày này qua ngày khác đến nỗi họ cạn kiệt sức khỏe và thời gian.
Một số người nói rằng tốt hơn là sống "đáng giá" hơn là vùi đầu kiếm tiền.
Quả nhiên là như vậy. Nhìn vào cuộc sống "quý giá" nhất của một người trung niên, không gì khác hơn là 3 thứ dưới đây:
1. Trân trọng sức khỏe, giữ cho cơ thể luôn có thể tạo ra giá trị
Arthur Schopenhauer, nhà triết học duy tâm người Đức, từng nói: "Sai lầm lớn nhất mà con người có thể phạm phải là đánh đổi sức khỏe của mình để lấy vật ngoài thân".
Một số người nói rằng có sức khỏe không có nghĩa là có tất cả mọi thứ, nhưng mất sức khỏe lại mất đi tất cả.
Thật vậy! Khi con người đến tuổi trung niên, áp lực cuộc sống tăng mạnh. Nhiều người liên tục mài mòn cơ thể mà bản thân họ không hề nhận ra. Đến khi ngã quỵ thì có hối hận cũng không kịp, một ngày nhập viện tiêu tán mấy tháng làm việc cật lực.
Có câu: "Giữ sức khỏe không phải là khó khăn và tốn thời gian, nó chỉ là một sự thay đổi lối sống".
Khi còn trẻ, chúng ta thường nghĩ rằng làm việc chăm chỉ kiếm tiền là đang tích lũy của cải. Nhưng càng nhiều người đến tuổi trung niên, họ càng thấy rằng giữ gìn sức khỏe là tài sản thực sự của một người.
Không có “nếu”, trong cuộc sống chỉ có “hậu quả và kết quả”.
Hơn nửa cuộc đời của bạn, nếu bạn vẫn đang bòn rút cơ thể quá độ để kiếm tiền, hãy thức tỉnh ngay, điều chỉnh lối sống. Đây cũng là cách để mọi người yêu bản thân ở tuổi trung niên.
2. Duy trì mối quan hệ, giúp gia đình “thăng hoa”
Khi con người đến tuổi trung niên, sự mệt mỏi dần trở thành chuyện thường tình.
Hết công việc rồi lại đến gia đình chồng con. Nhiều người đang dần xa rời với các mối quan hệ và gia đình mà không hay biết.
Thật ra, điều hành một gia đình cũng giống như vận hành một doanh nghiệp, bạn cần phải có mục tiêu đúng đắn và thái độ chân thành.
Ông cha ta nói không sai: “Sai lầm lớn nhất mà chúng ta mắc phải hàng ngày là quá lịch sự với người lạ và quá khắc nghiệt với người gần gũi với mình”.
Trong xã hội ngoài kia, không ít người vướng vào tình cảnh: Sự nghiệp thì vang dội, nhưng gia đình lại tan nát.
Rõ ràng là điều hành một cuộc hôn nhân không bao giờ dễ dàng hơn một doanh nghiệp. Hãy thấu hiểu, khoan dung hơn với những điều nhỏ nhặt, giao tiếp nhiều hơn để giải quyết khúc mắc… Đó chính là bí quyết cơ bản để duy trì sự hòa hợp trong gia đình.
Trong cuộc sống, không phải mọi thứ đều phải đúng và sai. Xét cho cùng, nhà là nơi để nói về tình cảm, nếu mọi thứ đều tính toán chi li, đổ lỗi cho nhau thì sẽ chỉ khiến trái tim đôi bên ngày càng xa cách.
3. Điều chỉnh cảm xúc, giữ trái tim rộng mở
Trên Zhihu có người hỏi: Trạng thái lý tưởng sau tuổi trung niên là gì?
Một câu trả lời nhận được rất nhiều lượt thích, đó là: Trạng thái tốt nhất để mọi người đến tuổi trung niên là đặt tâm thái lên hàng đầu và cảm xúc phía sau.
Kazuo Inamori, bậc thầy kinh doanh và triết lý sống người Nhật Bản, đã nói trong cuốn "Cách sống": Mọi thứ xảy ra trong cuộc sống đều bị thu hút bởi nam châm trong trái tim bạn, và bệnh tật cũng không ngoại lệ. Vì vậy, bạn và "trường thọ" chỉ cách nhau là một tâm thái lành mạnh.
Điều quan trọng nhất để mọi người đến tuổi trung niên là học cách yêu bản thân thật tốt. Tuổi tác không bao giờ là xiềng xích, và tuổi trung niên không có nghĩa là xuống dốc.
Nuôi dưỡng một cơ thể khỏe mạnh, điều hành một gia đình hạnh phúc và hòa thuận, nuôi dưỡng một trạng thái tâm trí bình tĩnh là sự giàu có lớn nhất trong nửa sau của cuộc đời.