Căn bệnh khiến người thành đạt vẫn cảm thấy bi quan, bế tắc: Hãy quan tâm tới sức khỏe tâm lý trước khi quá muộn
Không chỉ bảo vệ sức khỏe thể chất, doanh nhân muốn thành công và nắm bắt tâm lý đối tượng giao tiếp tốt phải là người có tâm lý vững vàng.
Sức khỏe tinh thần trong trạng thái áp lực, mệt mỏi có thể dẫn đến suy giảm sức khỏe thể chất tổng thể, gây bất lợi cho công việc và cuộc sống. Trong khi đó, đối với một doanh nhân thì việc đảm bảo tinh thần vững vàng, khỏe mạnh là vô cùng quan trọng.
Nhắc đến tinh thần trong kinh doanh, hầu hết các cuộc thảo luận đều xoay quanh cảm giác của doanh nhân khi đạt được thành tựu, sự hài lòng trong công việc. Điều này chính xác, nhưng vẫn còn một yếu tố quan trọng đóng góp vào sự thành bại của một doanh nhân đó chính là tâm lý .
Theo cuộc khảo sát về tâm lý Y học gần đây của 3 trường đại học danh giá ở Hoa Kỳ; California Berkeley, California San Francisco và Stanford, có đến 30% doanh nhân tham gia cho biết họ có dấu hiệu mắc bệnh trầm cảm nghiêm trọng, 29% nói rằng họ đang phải đối phó với hội chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) và 27% gặp khó khăn trong việc kiểm soát cảm giác lo lắng, bồn chồn. Điều này dẫn đến sự thiếu tự tin, thờ ơ và lơ đãng với công việc hoặc thậm chí tự cô lập chính mình trong môi trường làm việc, nhất là đối với các doanh nhân hoặc người lãnh đạo.
Ví dụ như, khi doanh nhân đó đang phải đưa ra một quyết định lựa chọn quan trọng, tâm lý không ổn định và sự lo lắng có thể sẽ ảnh hưởng đến quyết định chính xác của họ. Nghiêm trọng hơn là trầm cảm, căn bệnh khiến mọi doanh nhân dù thành đạt vẫn cảm thấy bi quan, bế tắc trong cuộc sống. Những vấn đề sức khỏe tâm thần này nếu không được giải quyết và điều trị sớm thì sẽ không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất mà còn dẫn đến những hậu quả xấu trong công việc kinh doanh, gây bất lợi cho doanh nghiệp.
Người làm chủ chỉ thành công khi nhận được sự tin tưởng của toàn bộ nhân viên và đối tác, trở thành nhà lãnh đạo đáng tin cậy và tấm gương để nhân viên học hỏi, noi theo. Do đó, nếu không có sự ổn định về sức khỏe tinh thần và thể chất thì rất khó có thành công trong sự nghiệp.
Vậy làm thế nào để cải thiện tình trạng sức khỏe tâm lý?
Theo dõi dấu hiệu trầm cảm
Bệnh trầm cảm có thể "giết chết" sự nghiệp và cuộc sống của bất kì doanh nhân nào.
Nghiên cứu cũng chỉ ra 18% người dân Mỹ ở độ tuổi từ 15 – 54 có một số triệu chứng của chứng rối loạn về sức khỏe tâm thần trong vòng 1 tháng khảo sát. Trong đó, dấu hiệu phổ biến cơ bản nhất chính là tính khí và sự căng thẳng khi phải đối mặt với vấn đề áp lực. Họ phản ứng như thế nào khi nhận được những thông tin quan trọng một cách bất ngờ? Khi buồn, họ sẽ tức giận hay trở nên cáu kỉnh? Tính khí có thay đổi thất thường "sáng nắng chiều mưa"?
Liên tục thay đổi suy nghĩ khi gặp khó khăn hoặc đưa ra quyết định, chốn tránh trách nhiệm, hoang tưởng hoặc quá nhạy cảm với những quan điểm của người khác khi họ đưa ra phản hồi về bạn cũng là những dấu hiệu cho thấy bạn đang bị căng quẳng quá mức và sức khỏe tinh thần đang ở mức báo động.
Phân loại khối lượng công việc
Phân loại công việc để tạo động lực hoàn thành từng việc nhanh chóng, hiệu quả.
Cuộc khảo sát của CareerCast đã chỉ rõ khối lượng công việc là một trong những nguyên nhân đóng góp lớn nhất dẫn đến tình trạng bị stress. Thay vì làm việc về mặt vật lý, hãy làm việc về mặt tâm lý, bạn càng làm việc về mặt tâm lý nhiều thì càng nhận được thành quả nhiều. Sắp xếp thời gian làm việc hợp lý, vững chắc về tinh thần giúp bạn có cái nhìn tổng quát để hoàn thành nhiệm vụ nhanh chóng, hiệu quả.
Ví dụ, Steven Handmaker – giám đốc tiếp thị của hãng bảo hiểm độc lập Assurance chia sẻ trên tạp chí Fortune, khi ông nhận thấy nhân viên của mình đang phải vật lộn để quản lý một khối lượng công việc khổng lồ bởi những cuộc họp, email... Để thúc đầy tinh thần làm việc của nhân viên, giúp họ không cảm thấy mệt mỏi và áp lực, CEO Steven Handmaker đã tìm đến chuyên gia tư vấn sức khỏe tâm lý. Trở về công ty, ông đã khuyến khích tất cả nhân viên đặt ra thời gian làm việc ưu tiên cho mỗi tuần. Đó là khoảng thời gian cần tập trung nhất để làm việc hiệu quả. Nhân viên của Assurance cũng khẳng định họ cảm thấy thoải mái và hạnh phúc hơn khi thiết lập thời gian làm việc như vậy.
Không so sánh bản thân với người khác
Suy nghĩ bản thân là người duy nhất thấp kém, đố kị với các đồng nghiệp khác hoặc không thể chịu đựng nổi khối lượng công việc và tự tạo áp lực cho bản thân không phải là công thức làm việc hiệu quả. Môi trường làm việc tốt phải có sự tương tác giữa các đồng nghiệp, ông chủ, nhân viên, khách hàng...
Trước đây, môi trường làm việc ở Facebook rất cạnh tranh và căng thẳng khiến toàn bộ nhân viên luôn cảm nhận được không khí ngột ngạt, áp lực vô hình khi làm việc. Và để giải quyết vấn đề này, công ty xây dựng không gian làm việc mở, tạo cảm hứng cho nhân viên giúp đỡ lẫn nhau, sáng tạo và phát huy tài năng mà không có sự căng thẳng.
Sử dụng thời gian khôn ngoan
Sử dụng thời gian khôn ngoan chính là bí quyết tạo nên thành công của một doanh nhân tài giỏi. Tốt hơn hết không nên trì hoãn công việc, nhiệm vụ vì cảm thấy căng thẳng hoặc áp lực. Thay vào đó, hãy tìm cách giải quyết tâm lý căng thẳng và áp lưc càng sớm càng tốt.
Thiền tịnh cũng là một cách có thể giúp ích trong việc giảm bớt căng thẳng. Các công ty lớn như Google, Nike và Yahoo đều khuyến kích nhân viên nên thiền tịnh mỗi ngày. Đó là cách tuyệt vời để điều trị tâm lý, cần thiết cho mọi nhân viên duy trì sự bình tâm, ổn định khi làm bất cứ công việc gì.