Các quý cô, quý anh Tết xưa chơi gì, Tết nay chơi gì?

Minh Anh (Tổng hợp),
Chia sẻ

Hình ảnh các quý cô, quý anh đi chơi chợ Tết hay kéo nhau xem nổ pháo, rủ nhau đi xin chữ ông Đồ… là những thú vui mang đậm nét đặc sắc của Tết xưa.

Chơi chợ hoa Tết

Những 70 của thế kỷ trước được xem là thời kỳ hưng thịnh nhất của Sài Gòn, còn ở miền Bắc, người dân Thủ đô hồ hởi, vui mừng bắt tay vào công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa, khắc phục hậu quả sau chiến tranh. Miền Nam và Miền Bắc thống nhất, nhân dân cả nước được đón những mùa xuân hòa bình và hạnh phúc đầu tiên.

Các quý cô, quý anh tết xưa chơi gì, tết nay chơi gì?
Chợ hoa Tết ngày xưa cũng tập nập chẳng kém thời nay.

Các quý cô, quý anh tết xưa chơi gì, tết nay chơi gì?
Các quý cô, quý anh nô nức rủ nhau đi chợ Tết.

Một trong những thú chơi Tết đặc trưng của người Việt xưa là đi chơi chợ Tết, chọn cây cảnh về trưng trong nhà. Nếu như Tết miền Bắc không thể thiếu cây quất, hoa đào thì người dân miền Nam đặc biệt ưa thích cây mai. Vì theo quan niệm của cha ông, cây quất với cây lá xanh tốt, quả vàng chi chít thể hiện sự trù phú, hứa hẹn một năm mới được mùa, ăn nên làm ra, dồi dào sức sống. Trưng cây quất để hi vọng may mắn và niềm vui sẽ đến với gia chủ.

Còn cây đào là biểu tượng cho sự đổi mới và sức sinh sôi phát triển mạnh mẽ. Mai vàng thì tượng trưng cho sự thịnh vượng và phát triển. Hoa mai 5 cánh còn tượng trưng cho năm thần cát tường, tượng trưng ngũ phúc: vui vẻ, hạnh phúc, trường thọ, thuận lợi, hòa bình; thể hiện mong muốn gia đình được may mắn, hạnh phúc trọn vẹn.

Các quý cô, quý anh tết xưa chơi gì, tết nay chơi gì?
Đi chợ hoa đào.

Các quý cô, quý anh tết xưa chơi gì, tết nay chơi gì?
Bán hoa thủy tiên.

Có lẽ vì thế mà cứ mỗi dịp Tết đến, các chàng trai, cô gái lại hân hoan, rộn rã đi chợ Tết để chọn lấy một loại cây thật ưng ý về đặt trong nhà.

Ở Hà Nội xưa, các quý cô, quý anh ra chợ hoa Hàng Lược, chợ Nhật Tân hay làng Ngọc Hà... Còn ở TP.HCM, địa điểm mua sắm hoa Tết là đường hoa Nguyễn Huệ và chợ hoa Hồ Thị Kỷ…

Các quý cô, quý anh tết xưa chơi gì, tết nay chơi gì?
Thiếu nữ Hà Thành đi chợ mua hoa Tết.

Các quý cô, quý anh tết xưa chơi gì, tết nay chơi gì?
Thiếu nữ Hà Thành bên chợ hoa Tết.

Những dư âm xưa vẫn còn đó và cho tới ngày nay, nhiều quý cô, quý anh ngày xưa giờ đã lên ông, lên bà vẫn tìm về chợ hoa Hàng Lược..., không phải để mua sắm mà họ muốn tìm lại những ký ức xưa về phiên chợ cổ nhất Hà Nội có tuổi đời hàng trăm năm.

Vườn đào Nhật Tân (Hà Nội) đến nay cũng vẫn luôn là địa điểm lý tưởng, thu hút đông đảo nam thanh nữ tú tới chụp ảnh Tết với hoa đào sắc thắm. Còn với các gia đình thì là lựa chọn hàng đầu đến chọn mua đào chơi Tết. Ngoài ra còn làng Đào Phú Thượng, chợ hoa đào Quảng An… cũng là một trong số những chợ hoa đào tấp nập người mua kẻ bán và được nhiều bạn trẻ tới tạo dáng chụp ảnh.

Ở TP HCM ngày nay vào dịp Tết đến xuân về, các quý anh và đặc biệt là quý cô lại xúng xính váy áo, trang điểm đẹp tạo dáng chụp ảnh trên con đường xuân với hoa mai vàng nở rộ.

Các quý cô, quý anh tết xưa chơi gì, tết nay chơi gì?

Các quý cô, quý anh tết xưa chơi gì, tết nay chơi gì?

Các quý cô, quý anh tết xưa chơi gì, tết nay chơi gì?
Các thiếu nữ xinh đẹp diện váy áo xúng xính chụp ảnh Tết bên hoa mai.

Gói bánh chưng

Gói bánh chưng là truyền thống và cũng là niềm vui thích của người dân xưa vào mỗi dịp Tết đến. Phong tục gói bánh chưng ngày Tết đã có từ thời các vua Hùng mở nước và vẫn được duy trì cho đến ngày nay. 

Các quý cô, quý anh tết xưa chơi gì, tết nay chơi gì?
Bánh chưng sau khi luộc được đưa đi ép.

Mâm cỗ Tết xưa hay nay đều không thể thiếu bánh chương vuông vức, xanh rờn màu cốm non, được cắt bằng sợi lạt tước nhỏ. Ở miền Trung và miền Nam, có chút khác biệt về tên gọi là bánh tét. Nguyên liệu làm bánh giống nhau, chỉ khác về hình dáng và sử dụng lá chuối để gói thay vì lá dong.

Các quý cô, quý anh tết xưa chơi gì, tết nay chơi gì?
Các cô gái vo gạo, đãi đậu,...

Các quý cô, quý anh tết xưa chơi gì, tết nay chơi gì?
Còn các quý anh, quý ông thì chẻ lạt, gói bánh.

Vào những năm cuối thế kỷ trước, khoảng từ 26 Tết, khi ra đường, người ta đã bắt gặp những nồi bánh chưng ở bên bếp hồng, củi lửa nghi ngút, nhà nào có mặt bằng đặt đủ 3 viên gạch làm bếp đặt nồi luộc bánh chưng. Nhà nào ít thì 5-7 chiếc, nhà nào nhiều thì 20-30 chiếc, có khi còn gói hộ cho cả nhà anh em họ hàng. Các thiếu nữ cùng các bà, các chị tíu tít vo gạo, rửa lá, đãi đậu... Còn các anh thân hình vạm vỡ, to khỏe thì bổ củi, chẻ lạt, gói bánh…

Ngày nay, người ta không còn quá coi trọng việc gói bánh chưng. Ngày thường cũng có chứ không nhất thiết phải đợi đến Tết. Nhiều người đi mua chứ không tự làm bánh chưng nữa. Không phải vì không còn hứng thú mà có lẽ vì cuộc sống bộn bề công việc nên chẳng còn thời gian để “bày vẽ”. Chính vì vậy, nếu có bắt gặp cảnh gói bánh chưng hay một nồi bánh chưng đang luộc nghi ngút khói bốc ra ấm ấm, thơm thơm mùi lá dong…là giới trẻ lại cảm thấy vô cùng hứng thú.

Các quý cô, quý anh tết xưa chơi gì, tết nay chơi gì?

Các quý cô, quý anh tết xưa chơi gì, tết nay chơi gì?
Giới trẻ hứng thú với việc gói bánh chưng ngày Tết.

Thói quen gói bánh chưng ngày Tết mất dần đi nhưng chiếc bánh chưng thì vẫn không thay đổi, luôn là món ăn mà nếu thiếu, có lẽ không còn là Tết. Vẫn lá dong phủ ngoài, gao nếp, thịt lợn, đỗ xanh phía bên trong, hương vị thơm ngon hấp dẫn đặc trưng. Dù không khác nhau về nguyên liệu và chất lượng nhưng bánh chưng nhà gói vẫn cho một cảm giác khác hẳn, thiêng liêng hơn khi đặt tấm bánh lên bàn thờ cúng gia tiên và đúng ý ngahĩa ngày Tết hơn.

Gái trai rủ nhau xem đốt pháo ngày Tết

Đốt pháo tết đã trở thành một nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, còn hơn thế nữa nó mang tính tâm linh và truyền từ đời này sang đời khác. 

Theo phong tục xưa, việc đốt pháo đêm giao thừa có ý nghĩa xua đuổi tà ma, xua đuổi những điều xui xẻo, đưa tiễn những cái cũ để đón những điều mới, may mắn, tốt tươi, tiễn đưa một năm cũ với những nỗi vui buồn để đón năm mới với nhiều hy vọng. Tiếng pháo như tiếng vui chào rộn rã đón rước ông bà tổ tiên về sum vầy cùng con cháu. Chính vì thế, đốt pháo là một trong những thú vui không thể thiếu của Tết xưa.

Các quý cô, quý anh tết xưa chơi gì, tết nay chơi gì?
Ngày xưa đốt pháo là một trong những thú vui không thể thiếu của ngày Tết.

Các quý cô, quý anh tết xưa chơi gì, tết nay chơi gì?
Ở đâu có pháo là ở đó tụ tập đông nghịt người từ già tới trẻ, đặc biệt là các nam thanh nữ tú và trẻ nhỏ.

Ngày ấy, phổ biến là pháo điện quang, pháo chuột... kích thước nhỏ nhưng nổ rất giòn giã. Tiếng pháo, mùi khét của khói thuốc súng và xác pháo phủ khắp trên những con đường trong những ngày Tết đã đi vào lòng người, đi vào thơ ca như một biểu tượng của ngày Tết khi xưa: "Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ/Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh".

Ngày nay, thú vui nổ pháo vẫn còn nhưng thay vào đó là những màn pháo hoa rực sáng cả bầu trời trong đêm giao thừa thiêng liêng chuyển giao năm cũ sang năm mới luôn được các chàng trai, cô gái háo hức đón đợi.

Các quý cô, quý anh tết xưa chơi gì, tết nay chơi gì?
Màn pháo hoa rực sáng cả bầu trời trong thời khắc giao thừa thiêng liêng.

Các quý cô, quý anh tết xưa chơi gì, tết nay chơi gì?
Rất nhiều người tranh thủ dùng các thiết bị di động ghi lại những màn pháo hoa đẹp mắt này.

Các quý cô, quý anh tết xưa chơi gì, tết nay chơi gì?
Đôi tình nhân này trao nhau nụ hôn đầu năm mới.

Những màn bắn pháo hoa nghệ thuật chúc mừng năm mới ngày nay được tổ chức có quy mô lớn do cơ quan chức năng quản lý và quy định.

Ở Hà Nội, hồ Hoàn Kiếm, công viên Thống Nhất hay hồ Văn Quán… là những địa điểm lý tưởng mà các bạn trẻ tìm đến xem pháo hoa vào mỗi dịp lễ Tết. Còn tại TP HCM là sông Sài Gòn (Q.2), công viên văn hóa Đầm Sen…

Kéo nhau đi xin chữ ông Đồ

Ngoài đi chợ xuân, gói bánh chưng, xem pháo nổ, còn một thú chơi nữa trong dịp Tết xưa mà các chàng trai, cô gái… đều thích thú là thú chơi chữ.

Các quý cô, quý anh tết xưa chơi gì, tết nay chơi gì?

Các quý cô, quý anh tết xưa chơi gì, tết nay chơi gì?
 Xin chữ ông đồ đầu năm mới.

Người Việt từ xưa có truyền thống thờ chữ, rước chữa, chơi chữ, xin chữ. Trong đó, thờ chữ và rước chữ thường là dành cho tầng lớp thượng lưu,cô ấm, cậu chiêu.

Còn dân gian thì chơi chữ và xin chữ các ông Đồ vào dịp lễ Tết. Những câu đối hay tấm hoành phi được treo ở những nơi trang trọng và linh thiêng.

Các quý cô, quý anh tết xưa chơi gì, tết nay chơi gì?
Ông đồ ngày xưa ngồi cho chữ.

Với truyền thống văn hiến lâu đời cùng với con người đậm chất thanh lịch thì thú chơi chữ ngày Tết lại càng có điều kiện để lưu tồn. Đến nay, cứ vào mỗi dịp xuân sang lại thấy ông Đồ già bày tàu mực giấy đỏ là các chàng trai, cô gái lại vây quanh nhìn nét bút nghiên như “phượng múa rồng bay”... Ngày nay, thú chơi chữ đã bị thương mại hóa, khác biệt so với ngày xưa, hầu hết các tác phẩm thư pháp đều được đem ra trao đổi.

Ở Hà Nội, Văn Miếu – Quốc Tử Giám luôn là nơi được các ông Đồ bày mực tàu giấy đỏ viết thư pháp.

Ở Sài Gòn, ngày nay, hoạt động này được tổ chức quy mô, quy tụ thành Phố ông Đồ, trở thành nét  văn hóa đặc trưng của Sài Gòn mỗi khi năm hết Tết đến. Hình ảnh ông đồ thoăn thoắt với nét chữ “phượng múa rồng bay” thu hút nhiều bạn trẻ đến thăm quan, chụp ảnh. Đây là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn lưu lại những khoảnh khắc đẹp vào ngày Tết.

Các ông đồ trong trang phục áo dài, khăn đóng lại bày mực tàu giấy đỏ cho chữ ngày đầu năm.
Ông đồ thời nay trong trang phục áo dài, khăn đóng, bày tàu mực giấy đỏ trên bàn khang trang hơn xưa.

Các quý cô, quý anh tết xưa chơi gì, tết nay chơi gì?
Cô gái hứng thú với việc xin chữ lấy may đầu năm mới.

Tết dù có thay đổi gì đi chăng nữa thì ngày Tết cũng vẫn luôn là dịp sum họp gia đình, là dịp để con cái báo hiếu bố mẹ, thờ cúng gia tiên… Bởi người Việt Nam sống có ân nghĩa, thủy chung, tôn trọng những truyền thống dân tộc. Đó cũng là một điều đáng trân trọng dù ngày nay đã có không biết bao nhiêu thay đổi trong đời sống từ văn hóa đến chính trị và kinh tế.

Chia sẻ