Các mẹ khoe những bữa cơm cầu kỳ “chiều” con sẽ phải giật mình khi đọc bài viết này

ĐX,
Chia sẻ

Bài viết của nữ tiến sĩ có thể khiến hội chị em yêu bếp, đam mê bếp núc ngay lập tức nhảy dựng lên. Nhưng hãy nhìn bằng đôi mắt khách quan và thấu hiểu để biết tác giả đang muốn nói điều gì...

TS Vũ Thu Hương, nguyên giảng viên khoa Giáo dục tiểu học, ĐHSPHN, vốn là người có những phát ngôn thẳng và thật, không ngại đụng chạm, liên quan đến cách dạy con.

Trong 1 bài viết gần đây chị đã có 1 bài viết tựa là: “Vì con, vì chồng, vì chính mình, xin đừng làm mẹ đảm”.

Trong bài viết của mình TS đã phân tích lý do tại sao trở thành mẹ đảm, vợ đảm lại khiến chồng và con dễ hư:

- Mẹ suốt ngày bận rộn, mệt đầu óc, mệt tay chân. Con không biết trân trọng sức lao động, coi việc được ăn theo sở thích là quyền được hưởng của con, coi việc mẹ phục vụ là đương nhiên.

- Các bố mặc nhiên coi việc nhà là của các mẹ. Nếu 1 người phụ nữ không làm việc nhà chăm chỉ, chị ta sẽ bị chồng coi rẻ.

- Khi mọi người trong gia đình hưởng mãi cái đảm đang đó, họ mặc nhiên coi mẹ phải có nhiệm vụ đảm. Họ sẽ không trân trọng công sức của mẹ.

Và giải pháp là:

- Đảm ít đi các mẹ nhé, giao việc cho bố và con, yêu cầu cả nhà chấp nhận mâm cơm hàng ngày theo thực phẩm mua được chứ không phải theo sở thích.

Cụ thể bài viết của TS Vũ Thu Hương như sau:

Chị em khoe những bữa cơm cầu kỳ “chiều” chồng con sẽ phải giật mình khi đọc bài viết này - Ảnh 1.

TS Vũ Thu Thu Hương

“Các mẹ chế biến thức ăn vừa ngon vừa đẹp mắt, rất xịn. Cái đó thì nên phát huy. Thế nhưng, việc các mẹ bỏ công sức chế biến đồ ăn cho con theo sở thích thì đúng là hại con. Sở thích là thứ phù phiếm, tạo hưng phấn cho chúng ta thôi. Đi theo sở thích cả đời thì chắc chắn chúng ta sống không nổi.

Này nhé, các con ghét đồ gì mà không phải ăn thì dần dần sẽ không chịu ăn món đó. Điều này dẫn đến việc cơ thể con sẽ bị thiếu chất.

Với mỗi đứa con, 1 chế độ ăn khác nhau còn dã man hơn. Nhà càng đông con, càng mệt. Mẹ suốt ngày bận rộn, mệt đầu óc, mệt tay chân. Con không biết trân trọng sức lao động, coi việc được ăn theo sở thích là quyền được hưởng của con, coi việc mẹ phục vụ là đương nhiên.

Những đứa con được chiều theo sở thích sẽ luôn tị nạnh vì luôn thấy bố mẹ chiều em/anh/chị hơn. Đồ ăn, đồ dùng, đồ chơi của em/anh/chị ngon hơn, xịn hơn.

Những đứa con được chiều theo sở thích sẽ luôn cảm thấy đời bất công với mình.

Những mâm cơm đẹp mắt và tốn nhiều công sức của hội chị em.

Các bà mẹ luôn muốn con phải thấy ở nhà rất sướng, ra ngoài rất khổ, để biết thương và biết ơn bố mẹ. Tiếc rằng, hiệu quả không như bố mẹ mong đợi đâu.

Ra ngoài đương nhiên con sẽ thấy khổ hơn nhưng không vì thế mà thương và biết ơn bố mẹ.

Có bạn sẽ oán trách cha mẹ sinh bạn ấy ra để giờ bạn ấy khổ sở thế.

Có bạn sẽ thấy cuộc đời quá bi đát, bất đắc chí, chán đời.

Có bạn sẽ thấy cuộc đời bất công, bên ngoài đáng sợ: "Thôi thì, cứ ở nhà bố mẹ nuôi cho sướng, ra ngoài làm gì". Thối chí, lười nhác, ỉ lại.... là những gì mà con có thay cho sức chiến đấu và tinh thần trách nhiệm.

Phần lớn các bạn đều thấy cuộc đời bất công với mình. Đáng ra, mình phải được hưởng sự ăn ngon, mặc đẹp như ở nhà chứ. Sống 1 thời gian dài sung sướng, các con sẽ không nảy sinh sự biết ơn mà mặc nhiên coi sự chăm sóc, chiều chuộng đó là dĩ nhiên mình được hưởng.

...

Các mẹ cũng sẽ bị áp lực với vai trò mẹ đảm. Khi mọi người trong gia đình hưởng mãi cái đảm đang đó, họ mặc nhiên coi mẹ phải có nhiệm vụ đảm. Họ sẽ không trân trọng công sức của mẹ.

Chúng ta đã nhiều lần bàn với nhau về việc này. Các bố mặc nhiên coi việc nhà là của các mẹ. Nếu 1 người phụ nữ không làm việc nhà chăm chỉ, chị ta sẽ bị chồng coi rẻ. Còn khi các mẹ đảm đang, làm tuốt mọi việc rồi mà chồng lại có tội gì đó, thì các mẹ sẽ đau hơn nhiều là mình cũng thường thôi, cũng kha khá lười đấy.

Chưa kể, các mẹ đảm quá thì bố làm việc gì. Nhàn cư vi bất thiện, các bố lại có cơ hội nảy sinh tật xấu.

Rõ ràng, trở thành mẹ đảm chỉ khiến bố và con dễ hư thôi. Đảm ít đi các mẹ nhé, giao việc cho bố và con, yêu cầu cả nhà chấp nhận mâm cơm hàng ngày theo thực phẩm mua được chứ không phải theo sở thích.

Với con, món nào cũng ăn được dù không thích (đẹp, xấu, ngon, không ngon) sẽ tốt cho sức khỏe và tính cách của con. Chưa kể làm con dễ thích nghi với mọi môi trường, tăng khả năng chiến đấu.

Với bố, 1 bà vợ hay nhờ vả khiến bố chăm chỉ và ngoan hơn.

Vậy nên, các mẹ ơi, đừng đảm đang nhé.

(1 bà chuyên đi xử bọn trẻ bị sướng quá hóa... đủ thứ, cho hay)”.

Chị em khoe những bữa cơm cầu kỳ “chiều” chồng con sẽ phải giật mình khi đọc bài viết này - Ảnh 3.

"Việc các mẹ bỏ công sức chế biến đồ ăn cho con theo sở thích thì đúng là hại con", TS Vũ Thu Hương - Ảnh minh họa.

Nhiều bà mẹ ngày nay thường tự hào khoe những bữa cơm ngon chuẩn bị cho chồng, cho con, đó cũng không phải là điều xấu. Thậm chí, cũng có những bữa ăn mẹ làm là hạnh phúc khi mẹ yêu thích việc bếp núc, khi phục vụ chồng con bữa ăn ngon là niềm vui của mẹ. Cùng lúc đó người đàn ông trong gia đình và những đứa trẻ đang dọn nhà, làm vườn hay những công việc khác đó cũng là điều hợp lý.

Nhưng ở 1 góc nhìn khác nếu bữa ăn được chuẩn bị khi chồng đọc báo, con đang chơi game mỗi ngày thì bạn sẽ nghĩ sao? Một bữa cơm có chồng và con cùng tham gia góp công sức vào đó mới là mâm cơm đẹp nhất dù ngay cả nó xộc xệch 1 chút, nhưng nhiệm vụ đảm đang không được mặc nhiên cho là dành riêng cho người phụ nữ trong gia đình. 

Nấu ăn cầu kỳ vì đam mê thì rất hay, đáng khích lệ. Nhưng chúng ta không nên lệ thuộc vào sự cầu kỳ đó. Nếu một gia đình có các bữa ăn cầu kì xen lẫn rất nhiều bữa ăn đơn giản, sẽ khiến mọi người vui vẻ hơn.

Chị em khoe những bữa cơm cầu kỳ “chiều” chồng con sẽ phải giật mình khi đọc bài viết này - Ảnh 3.

Chị em khoe những bữa cơm cầu kỳ “chiều” chồng con sẽ phải giật mình khi đọc bài viết này - Ảnh 4.

Những bữa ăn đơn giản cũng có thể mang lại hạnh phúc y như những bữa ăn mâm cao, cỗ đầy.

Hơn nữa, các thành viên khi cùng nhau làm cơm sẽ có cảm giác gần gũi thân mật hơn rất nhiều 1 bữa cơm đẹp đẽ nhưng chỉ do riêng tay mẹ chuẩn bị. Họ cũng hiểu được sự vất vả của người phụ nữ, biết cùng san sẻ công việc trong gia đình, giá trị của thực phẩm. Đây thực sự không phải chỉ là chuyện bữa cơm, mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống và những ứng xử với nhau hàng ngày để có 1 cuộc sống đời hơn, chất lượng hơn.

Ở góc nhìn này của nữ tiến sĩ, chị em cũng có thể nhìn lại bản thân để lựa chọn cho mình 1 hành động phù hợp từ việc chuẩn bị bữa cơm cho đến thái độ trong cuộc sống hàng ngày để biết cách giải phóng cho chính mình, đừng ép mình phải vào vai "mẹ đảm" và tạo cơ hội cho những thành viên khác trong gia đình được quyền "không phải lớn".

Chia sẻ