Bị trừ 60% lương bắt nguồn từ mâu thuẫn với sếp, chàng designer dấy lên tranh cãi nảy lửa

Louis,
Chia sẻ

Tâm sự của chàng trai trẻ nhanh chóng thu hút được sự chú ý của đông đảo thành viên trong nhóm. Tuy nhiên, hai luồng ý kiến trái chiều nhau đã được đưa ra, gây nên những tranh cãi nảy lửa.

Mâu thuẫn với cấp trên là chuyện không hề hiếm đối với dân công sở. Có những căng thẳng diễn ra do đôi bên không hiểu nhau, có thể dễ dàng giải quyết được nếu cả hai chịu ngồi xuống và lắng nghe đối phương chia sẻ tâm tư, cảm nhận và suy nghĩ của bản thân.

Tuy nhiên, cũng có những mâu thuẫn không thể giải quyết được dẫn đến cái kết chẳng ai muốn đó chính là sự ra đi của một người (thường đến từ vị trí nhân viên). Không dừng lại ở đó, căng thẳng còn được dịp leo thang khi những bất đồng và sự hợp tác bất thành trong quá trình làm việc dẫn đến cái kết nhân sự bị trừ lương mặc dù đã rời khỏi công ty.

Đơn cử, vừa mới đây, một chàng công sở đã có dịp chia sẻ câu chuyện của bản thân mình trong một hội nhóm quy tụ đông đảo thành viên là dân văn phòng trên mạng xã hội. Cậu bộc bạch:

Bị trừ 60% lương bắt nguồn từ mâu thuẫn với sếp, chàng designer dấy lên tranh cãi nảy lửa nơi cư dân mạng - Ảnh 1.

“Góc tâm sự khi bị trừ 60% lương

Hiện tại em đang làm designer ở 1 công ty của 1 tập đoàn khá lớn! Chuyện chẳng có gì cho đến ngày 14/04 vừa qua, em có cãi nhau với sếp như sau:

Trong JD của em là thiết kế 2D làm các ấn phẩm để in ấn, và chỉnh sửa video cơ bản. Nhưng hôm đó em và trưởng phòng marketing có cãi nhau về việc designer phải kiêm luôn phần content và em không đồng ý nên dẫn đến tranh cãi và bị đuổi việc. Nhưng do ban giám đốc điều hành có phương án giải quyết là cho em làm thêm 1 tháng để cải thiện phần kỹ năng và em chấp nhận phương án đó!

Mọi việc tiến triển khá ổn cho đến ngày 24/04, gần cuối giờ làm việc, em có nhận công việc thiết kế 1 tấm backdrop để chạy sự kiện kèm theo 1 yêu cầu khác là chỉnh sửa 1 slide gồm 18 trang để ngày 27.04 làm sự kiện. Vì là cuối giờ và hôm sau là ngày nghỉ nên em từ chối công việc (bên công ty này làm thêm ngoài giờ không tính lương). Trưởng phòng marketing đã từ chối làm việc với em, từ hôm đó đến nay không giao việc cho em. Hôm nay chốt KPI, em có bị trừ các khoản vô lý như sau:

Bị trừ 60% lương bắt nguồn từ mâu thuẫn với sếp, chàng designer dấy lên tranh cãi nảy lửa nơi cư dân mạng - Ảnh 2.

Bị trừ 60% lương bắt nguồn từ mâu thuẫn với sếp, chàng designer dấy lên tranh cãi nảy lửa nơi cư dân mạng - Ảnh 3.

Không thiết kế đúng đủ 100% yêu cầu đã thống nhất (cho em hỏi các anh/chị trong nghề design, có ai làm thiết kế mà không cần chỉnh sửa theo yêu cầu của khách hàng?)

Không xây dựng kịch bản, thực hiện dựng, chỉnh sửa và hoàn thiện tất cả các clip phục vụ đài truyền hình, báo chí, website vlog, Youtube và tất cả các hoạt động video marketing (cái này em vẫn làm và chỉnh sửa theo yêu cầu nhưng trưởng phòng có nói do em không chuẩn bị phần content).

Không phụ trách và quản trị tất cả các hình ảnh, thông liên liên quan tới nhận diện thương hiệu, hình ảnh công ty (vì quên cho logo công ty vào phần em chỉnh sửa).

Không thiết kế đúng deadline đã thống nhất (vì không cho nội dung content và chỉnh sửa video khi không có trưởng phòng review trước khi xuất file mà em phải render ra file video rồi gửi nên khá mất thời gian).

Bị trừ 60% lương bắt nguồn từ mâu thuẫn với sếp, chàng designer dấy lên tranh cãi nảy lửa nơi cư dân mạng - Ảnh 4.

Không teamwork chia sẻ công việc, sẵn sàng hỗ trợ đồng nghiệp (vì ngày 27/04 có diễn ra hội nghị online và công việc của em là hỗ trợ nhưng từ ngày 24/04 trưởng phòng đã không giao công việc để cho em thực hiện)

Không thực hiện đúng quy định về chấm công, xin nghỉ (đảm bảo chuyên cần) với lý do không tôn trọng sếp. Vì trong thời gian tháng 4, công ty em có làm remote nhưng em chỉ điền form xin nghỉ để báo cáo cho nhân sự chứ không báo cáo sếp) nên trừ lương em theo quy định của công ty.

Các bác có kinh nghiệm cho em hỏi, trong trường hợp này ai là người sao. Nếu bên kia sai thì em có được quyền hưởng phần lương đáng ra em được hưởng không ạ?”.

Tâm sự của chàng trai trẻ nhanh chóng thu hút được sự chú ý của đông đảo thành viên trong nhóm. Hai luồng ý kiến trái chiều nhau đã được đưa ra, gây nên những tranh cãi nảy lửa. Những người đứng về phía chàng trai cho rằng công ty đã sai khi để những tranh chấp và cảm xúc có phần hơi cá nhân ảnh hưởng đến công việc:

Bị trừ 60% lương bắt nguồn từ mâu thuẫn với sếp, chàng designer dấy lên tranh cãi nảy lửa nơi cư dân mạng - Ảnh 5.

“Vậy thì cho người ta nghỉ ngay từ ban đầu. Đã làm việc không hợp với nhau còn giữ lại rồi cuối cùng tìm cách trừ lương là không hợp lý. Bạn trưởng phòng kia làm lớn mà tính tình cũng nhỏ mọn”.

“Đáng lẽ ra bạn nên nghỉ ngay từ đầu chứ đừng có thỏa thuận gì hết. Đã không thể có tiếng nói chung thì gãy gánh giữa đường là điều tất nhiên thôi”.

Trái lại, cũng có không ít ý kiến phê bình thái độ làm việc không tích cực, kém sự cầu thị của chàng trai:

“Trước khi nói công ty thì bạn nên xem lại thái độ làm việc của bản thân mình, đã thật sự cố gắng và cầu thị hay chưa. Kỷ nguyên này, khi ai nấy cũng muốn trau dồi và làm nhiều nhất có thể, cậu lại đi kỳ kèo câu chuyện vài phút nữa là hết ngày làm việc”.

“Nếu không muốn làm thì có khá nhiều cách để có thể thỏa thuận lại. Nghe cái cách cậu tâm sự thiết nghỉ sang công ty mới cậu cũng sẽ phải đối mặt với những vấn đề tương tự thôi”.

Bị trừ 60% lương bắt nguồn từ mâu thuẫn với sếp, chàng designer dấy lên tranh cãi nảy lửa nơi cư dân mạng - Ảnh 6.

Đi làm kiếm đồng tiền chưa bao giờ là câu chuyện dễ dàng, đặc biệt đối với môi trường lắm thị phi như công sở. Tuy nhiên, nói đi cũng phải nói lại, công sở là nơi mà trình độ không quan trọng bằng thái độ. Nếu sở hữu một thái độ cầu thị, sẵn sàng lắng nghe và học hỏi, chị em công sở sẽ dễ nhận được sự giúp đỡ của đồng nghiệp cũng như sếp. Cho nên, mềm mỏng xử lý tình huống chưa bao giờ là giải pháp tệ và người mềm mỏng cũng ít khi nào phải chịu thiệt.

Bị trừ 60% lương bắt nguồn từ mâu thuẫn với sếp, chàng designer dấy lên tranh cãi nảy lửa nơi cư dân mạng - Ảnh 7.


Chia sẻ