Bị phạt gần 3 triệu đồng, mất luôn 1 ngày công vì không đi du lịch cùng công ty, cô gái bức xúc nộp đơn nghỉ việc

Bích Loan,
Chia sẻ

Team building - chế độ đãi ngộ mà nhà quản lý muốn dành tặng cho nhân viên nhưng tại sao lại gây tranh cãi nhiều đến thế?

BỊ TRỪ TIỀN LƯƠNG VÀ NGÀY CÔNG VÌ KHÔNG THAM GIA TEAMBUILDING?

Xử lý phạt gần 3 triệu đồng chỉ vì nhân viên không tham gia chuyến đi chơi, có chăng công ty tổ chức hoạt động giải trí về đêm đang áp dụng “luật rừng”? - Ảnh 1.

Dòng trạng thái đầy bức xúc và cũng gây không ít tranh cãi của K.L

"Mình không hiểu lấy cơ sở gì mà không đi team building lại trừ 1,6 triệu vào tiền lương. Đã vậy, ngày hôm đó nhân viên được nghỉ để đi team building, nhưng mình nghỉ lại trừ 1 ngày công!". Vị chi tất cả "thất thoát" gồm tiền "phạt" và tiền lương 1 ngày công của cô gái này là gần 3 triệu đồng.

Câu chuyện kèm nhiều bức xúc mà chị K.L, hiện đang sống và làm việc tại TP.HCM đã đăng tải trên trang cá nhân của mình. Liên hệ với K.L,cô chia sẻ rằng bản thân đang làm tại một công ty cực kỳ nổi tiếng trong ngành "Nightlife" - ngành kinh doanh xoay quanh các hoạt động giải trí về đêm như bar/pub/karaoke... Khoảng gần giữa tháng 9 vừa rồi công ty có tổ chức hoạt động teambuilding cho các nhân viên trong công ty. Nhưng hôm đó vì tính chất công việc phải làm khuya nên K.L đã ngủ quên mất giờ tập trung, làm bỏ lỡ hoạt động này. Nhưng đến đến ngày nhận lương, K.L thấy mình bị trừ 1 triệu 600 nghìn đồng cùng với số tiền 1 ngày công thì chị mới ngã ngửa.

"Mình thấy việc trừ 1,6 triệu vì không tham gia hoạt động team building mà công ty tổ chức là rất vô lí. Vốn dĩ team building là quyền lợi mà công ty cấp cho nhân viên, nếu mình muốn tận hưởng thì tham gia, còn thấy không thoải mái hay bận việc thì có quyền từ chối. Đây là ưu đãi của mình, tại sao không nhận thì bắt mình trả phí ngược lại?

Hơn nữa, đâu có điều luật nào hay thỏa thuận gì trong hợp đồng lao động quy định điều này. Không giải trình gì cả cứ thế có quyền trừ tiền lương mà mình bỏ sức lao động làm ra. Điều này hoàn toàn vô lý!" - chị K.L cho biết.

Bị phạt gần 3 triệu đồng, mất luôn 1 ngày công vì không đi du lịch cùng công ty, cô gái bức xúc nộp đơn nghỉ việc công ty liền duyệt "nghỉ luôn sau 3 ngày"? - Ảnh 2.

Ảnh minh họa. Nguồn: Pexels

Tuy nhiên, theo chị K.L, điều khiến chị bức xúc hơn cả việc bị "phạt 1,6 triệu đồng" đó chính là tiếp tục bị trừ tiếp 1 ngày công. "Nguyên hệ thống nhân viên đều được nghỉ để đi team building, mình cũng phải được quyền nghỉ như mọi người chứ. Thế mà ngày mọi người nghỉ đi chơi riêng những ai nghỉ ở nhà như mình lại bị tính nghỉ không phép.

Team building vốn dĩ là hoạt động để nhân viên được thư giãn sau chuỗi ngày làm việc bận rộn, căng thẳng. Thế nhưng công ty tổ chức hoạt động này khiến cho mình càng thêm bực bội, khó chịu hơn. Khoảng tiền bị trừ không phải nhỏ, đó là thời gian cả sức khỏe của mình nữa. Làm việc Nightlife đồng nghĩa với chuyện mình không thể ngủ và sinh hoạt khoa học được, lại còn trừ vì lý do trong đời đi làm lần đầu được nghe" - chị K.L cho biết.

"QUY TRÌNH NHÂN SỰ LOẠN XẠ, THÔNG BÁO PHẠT QUA ZALO VÀ CHO NGHỈ SAU 3 NGÀY"?

Tiếp tục câu chuyện của mình, chị K.L cho biết, sau khi đọc được tất cả các "hình phạt" mà công ty đặt ra cho mình thì bản thân chị đã nộp đơn xin nghỉ việc. "Nhưng công ty duyệt và yêu cầu mình không đi làm kể từ 3 ngày sau đó... 

Mình chưa thấy nơi nào thế này cả, mọi thứ về quy trình nhân sự làm loạn xạ. Từ việc thông báo trừ lương, đến việc ký duyệt kết thúc hợp đồng lao động đều qua Zalo không chính thức" - chị K.L nói.

Xử lý phạt gần 3 triệu đồng chỉ vì nhân viên không tham gia chuyến đi chơi, có chăng công ty tổ chức hoạt động giải trí về đêm đang áp dụng “trong tối”? - Ảnh 4.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Pexels

 CHUYÊN GIA VỀ NHÂN SỰ NÓI GÌ VỀ TRƯỜNG HỢP NÀY?

Từ các câu chuyện mà chị K.L chia sẻ, chúng tôi đã tìm đến chị Quang - CEO của một công ty về quản trị nhân sự tại TP.HCM để có ý kiến khách quan rằng liệu cách "xử phạt" nhân viên của công ty Nightlife kia là đúng hay sai, nhất là trong thời điểm chủ đề về teambuilding vẫn đang gây nhiều tranh cãi thời gian gần đây. Từ đó để mọi người có thể hiểu một cách đúng đắn để có sự chuẩn bị về kiến thức và nhìn nhận vấn đề ở nhiều khía cạnh hơn nếu có rơi vào tình trạng tương tự.

Và sau khi nghe qua câu chuyện, chị Nguyệt Quang cho rằng: "Thật ra khi đã đụng đến các vấn đề về các hoạt động bên lề hay đãi ngộ dành cho nhân viên thì mỗi một công ty sẽ có quy định hay cơ chế khác nhau, tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Nên đa phần rất khó để bảo nhân viên phải hiểu cho công ty hay công ty phải hiểu cho nhân viên, mà tốt nhất cứ theo quy định hợp tình, hợp lý mà làm. 

Riêng ở đây tôi muốn đưa ra một ví dụ cụ thể như thế này cho mọi người dễ hiểu. Một công ty có 30 người, lúc đầu 20 người xác nhận đi, sau đó công ty book vé xe/máy bay, đặt chỗ ở, đặt phần ăn,... tiêu tốn hết 40 triệu. Rồi sát ngày, sát giờ có 5 người ngủ quên... Vậy khoản tiền gần 10 triệu mà công ty đã chi trả trước đó ai sẽ là người đền bù? Nhân sự nên có trách nhiệm với việc của mình, không đi phải có thông báo từ trước, chứ không thể bắt công ty bỏ tiền ra làm teambuilding, tạo điều kiện để mọi người gắn kết chứ đâu phải để thích thì bỏ?

Bị phạt gần 3 triệu đồng, mất luôn 1 ngày công vì không đi du lịch cùng công ty, cô gái bức xúc nộp đơn nghỉ việc công ty liền duyệt "nghỉ luôn sau 3 ngày"? - Ảnh 4.

Ảnh minh họa. Nguồn: Pexels

Đến vấn đề tranh luận về việc không đi teambuilding mà bị trừ lương là đúng hay sai thì tôi cho rằng nên trừ vào ngày phép chứ không nên tự ý trừ vào ngày công. Vì việc nhân viên được công ty tạo điều kiện nghỉ việc để tham gia hoạt động teambuilding, nên nếu bạn không đi thì bạn vẫn phải đi làm là chuyện hết sức bình thường.

Mọi quy trình phạt hay thông báo gửi bằng tin nhắn đối với tôi nó chỉ thể hiện sự không chuyên nghiệp trong vấn đề quản lý, nhưng đây là xét về cách làm việc của HR chứ không phải là đúng hay sai. 

Còn khi nghỉ việc, thật ra không nói về luật. Khi xin nghỉ, nếu công ty xếp được người và bàn giao thì họ có thể ho nhân sự nghỉ càng sớm càng tốt. Luật thì không quy định rõ trường hợp này, vì đa phần người lao động khi đã muốn "chia tay" thì coi như bạn ấy muốn ra đi. Luật chỉ quy định ràng buộc người sử dụng lao động là chính và chủ yếu "thả lỏng" cho người lao động. Còn nếu người lao động không muốn nghỉ sớm, cần thời gian 2 tuần hay 1 tháng thì lúc đó cần có sự trao đổi rõ ràng với doanh nghiệp. Nếu không thì doanh nghiệp có thể chủ động miễn đảm bảo các quyền lợi của nhân sự cho đến ngày họ chính thức bàn giao công việc". 

Còn bạn nghĩ về trường hợp này như thế nào?

Chia sẻ