Không phải Sóng của Xuân Quỳnh, chi tiết này mới khiến đề Ngữ Văn THPT quốc gia gây ý kiến trái chiều dữ dội

ĐX,
Chia sẻ

Hiện tại tranh cãi đề Ngữ Văn tốt nghiệp THPT nổ ra đang nằm ở đoạn trích câu 1 với tác giả và tác phẩm được xem là có nhiều điều đáng bàn.

Dù hôm qua người ta bàn luận về Sóng của Xuân Quỳnh trong đề Ngữ Văn THPT Quốc gia và cho rằng nhiều thí sinh "lệch tủ" do nghĩ đề sẽ đưa 1 vấn đề có tính thời sự liên quan đến tình hình dịch Covid-19. Thậm chí người ta còn nói vui rằng với những khó khăn hiện tại do dịch bệnh thì tác phẩm được nghĩ tới phải là: Sống mòn, Vợ nhặt, Giông tố, Một bữa no, Chị Dậu...

Nhưng thực tế câu 1 trong phần Đọc hiểu với 1 đoạn trích (được trích ra từ cuốn Bí mật của nước, tác giả Masaru Emoto) vốn ban đầu nhiều người cho rằng là hay, nhưng hiện tại mới lại là nguồn cơn gây ra những tranh cãi dữ dội.

Không phải Sóng của Xuân Quỳnh, trích đoạn đọc hiểu câu 1 mới đang gây tranh cãi dữ dội - Ảnh 1.

Câu 1 với phần trích đoạn của một tác giả được cho rằng là ngụy khoa học đang gây ý kiến trái chiều.

Có ý kiến cho rằng cuốn "Bí mật của nước" thuộc hàng Best seller nhưng Masaru Emoto (Nhật Bản) lại đang được cho rằng là 1 tác giả ngụy khoa học. Tuy đây là cuốn sách khoa học nhưng tác giả đang bị chỉ trích là võ đoán, nghiên cứu không có cơ sở...

Emoto là người cho rằng ý thức của con người có thể ảnh hưởng tới cấu trúc của dòng nước. Tiến sĩ Masaru Emoto đã làm thí nghiệm đặc trưng trên 2 cốc cơm. Một cốc viết yêu thương, cốc còn lại ghi ghét. Kết quả là cốc cơm được yêu có mùi thơm, lên mốc trắng; còn cốc cơm bị nói ghét thì mốc đen, mùi khó chịu. 

Tuy nhiên, trong thử thách được đưa ra nhận 1 triệu đô la Mỹ nếu ông có thể lặp lại kết quả thử nghiệm trong điều kiện thử nghiệm hai bên đồng ý, Emoto đã không tham gia.

Không phải Sóng của Xuân Quỳnh, trích đoạn đọc hiểu câu 1 mới đang gây tranh cãi dữ dội - Ảnh 2.

Tiến sĩ Masaru Emoto đã làm thí nghiệm trên 2 cốc cơm. Một cốc ghi chữ " tôi yêu bạn" bên trái ảnh, cốc còn lại "tôi ghét bạn" bên phải ảnh. Kết quả là cốc cơm được nói yêu có mùi thơm, lên mốc trắng, còn cốc cơm bị nói ghét thì mốc đen, mùi khó chịu.

Cuốn sách "Bí mật của nước" nằm trong danh mục sách bán chạy do tạp chí New York Times bình chọn, được dịch ra 24 thứ tiếng và bán được hơn 1 triệu bản trên toàn thế giới. Nhưng đó chỉ là 1 con số, nó cũng nhận được nhiều ý kiến chỉ trích từ những nhà khoa học khác nhau, họ không cho rằng cuốn sách có luận cứ khoa học đầy đủ.

Cuốn sách cũng được nhiều người cho rằng là sách "self-help rẻ tiền" chỉ để đọc cho vui hoặc có thể bàn luận nhưng coi là chân lý thì không.

Không phải Sóng của Xuân Quỳnh, trích đoạn đọc hiểu câu 1 mới đang gây tranh cãi dữ dội - Ảnh 3.

Tác giả Masaru Emoto

Quay trở lại với đề thi thi Ngữ văn THPT cấp quốc gia năm nay, có 1 có vài vấn đề được đặt ra là:

Thứ 1: Dù cuốn sách thuộc hạng Best Seller nhưng vẫn còn nhiều tranh cãi. Khi được cho là tác giả ngụy khoa học thì việc đưa tác phẩm này vào 1 đề thi có tính quốc gia là việc có nên hay không?

Thứ 2: Đặc biệt khi tính khoa học của nó còn chưa có tính thuyết phục, thiếu luận cứ và cơ sở khoa học bền vững thì đặt 1 câu hỏi có tính khoa học trong 1 đề Ngữ Văn có phải là cách ra đề khôn ngoan hay không?

Câu hỏi đầy tính khoa học được đặt ra là: "Theo đoạn trích, sự ra đời của dòng sông diễn ra như thế nào?". Người ta cho rằng sự ra đời của dòng sông thì nên đọc tài liệu khoa học, chứ 1 trích đoạn sao có thể trả lời câu hỏi vĩ mô như thế. Học sinh phải đưa ra câu trả lời cho câu hỏi quan trọng dựa trên dữ kiện không đủ, thiếu tính thuyết phục. Và hơn nữa khi không biết gì về Emoto và tác phẩm cũng thật khó để hiểu.

Thứ 3: Cũng có ý kiến cho rằng người ra đề có thể hâm mộ cuốn sách này cũng không sai nhưng gián tiếp PR cho 1 cuốn sách thiếu cơ sở khoa học qua đề thi tầm cỡ quốc gia thì là việc cần xem xét. Nó dễ khiến học sinh hiểu sai những vấn đề về khoa học.

Thứ 4: Chọn 1 câu chuyện có thật trong cuộc sống, đơn giản dễ hiểu sẽ để nói về cuộc sống sẽ là hợp lý hơn là 1 trích đoạn có tính "chơi chữ", "ẩn ý" hoặc thiếu luận cứ khoa học như thế. Đây cũng không phải là đề thi học sinh giỏi nên cứ đơn giản, chân phương, dễ hiểu, gần gũi với học trò là tốt nhất.

Các nhà bình luận đã chỉ trích Emoto vì thiếu sự kiểm soát thử nghiệm và không chia sẻ đủ chi tiết về cách tiếp cận của ông với cộng đồng khoa học.

William A. Tiller, một nhà nghiên cứu khác có mặt trong bộ phim tài liệu What The Bleep Do We Know? nói rằng các thí nghiệm của Emoto không có bằng chứng vì chúng không kiểm soát các yếu tố khác trong quá trình siêu lạnh của nước.

Ngoài ra, Emoto đã bị chỉ trích vì thiết kế các thí nghiệm của mình theo cách khiến chúng dễ bị thao túng hoặc lỗi của con người ảnh hưởng đến các phát hiện.

Nhà hóa sinh và Giám đốc Hiển vi học tại Đại học College Cork William Reville đã viết, "Rất khó có thể có bất kỳ thực tế nào đằng sau tuyên bố của Emoto.

Emoto được James Randi mời tham gia riêng cuộc thi One Million Dollar Paranormal Challenge (Thử thách Siêu nhiên Một triệu Đô La) vào năm 2003 và sẽ nhận được 1.000.000 đô la Mỹ nếu ông có thể lặp lại kết quả thử nghiệm trong điều kiện thử nghiệm được cả hai bên đồng ý và Emoto đã không tham gia.

Chia sẻ