Bi hài những ông chồng “phát điên” vì… thèm vợ
Các ông chồng này đều có chung nỗi niềm là: Có vợ mà mỗi đêm cứ phải vắt tay lên trán nhớ nhung, nằm… thèm vợ.
Có vợ nhưng đêm… nằm co
Nếu ai không quen biết, đến nhà anh Sơn (Đông Tác, Hà Nội) cũng ý tứ đoán già, đoán non mà không dám hỏi thẳng “Vợ anh mất rồi ư?”; “Anh chị ly hôn à?" bởi một lẽ dù là sáng, trưa, chiều, tối hay đêm thì họ cũng chỉ thấy anh vò võ một mình với cậu con trai 4 tuổi. Họ sợ rằng khi hỏi thẳng lại đụng chạm vào nỗi đau cô quạnh của anh mà không biết rằng vợ anh Sơn vẫn còn sống. Anh chị cũng không ly hôn và chị đang ở tận bên kia bán cầu.
Anh Sơn và chị Oanh cưới nhau khi cả hai bên gia đình điều kiện kinh tế khó khăn, không hỗ trợ được gì cho các con. Bởi thế, cưới nhau xong, hai anh chị gồng gánh một khoản nợ tiền cưới khá lớn.
Nhìn căn nhà vắng vẻ, có phần luộm thuộm do thiếu bàn tay người phụ nữ, anh Sơn cho biết: “Cưới xong lại sinh luôn con nên đã khó khăn lại càng thêm chật vật. Cả hai vợ chồng tính toán nát óc, xoay đủ kiểu để có tiền trả nợ nhưng đâu vẫn hoàn đấy, không thay đổi được gì”.
Bởi thế, khi chị nằm trong diện kỹ sư được xét duyệt sang công tác ở nước ngoài với mức lương cao thì anh chị coi đó là “điều kiện mở” để thay đổi cuộc sống của hai vợ chồng. 3 năm chị vắng nhà, anh thay chị đảm nhận luôn phần làm mẹ của đứa con còn chưa kịp cai sữa. Và chính anh cũng phải tạm thời… cai vợ. Nhớ và thèm vợ đến cỡ nào anh cũng chỉ được giải tỏa bằng những cuộc điện thoại và chat skype.
Ban ngày, lu bù với công việc, chiều đến tíu tít với cậu con nhưng đêm đến khi chỉ còn một mình trong căn phòng của hai vợ chồng là lúc anh nhớ và thèm hơi vợ phát điên.
Anh hài hước ví von: “Lúc ‘yếu’ thì không sao chứ lúc ‘khỏe’ mà phải nằm co một mình chỉ được nghĩ đến vợ thì giống như cái tivi 42 inches mới coóng không có điện để lên hình. Cứ phát cuồng lên”.
Anh Thành và chị Trang (Từ Liêm, Hà Nội) quen và yêu nhau khi chị Trang tham dự lớp học tiếng Nhật do anh Thành làm giáo viên trước khi chị qua Nhật làm việc. Sau một năm trao đổi thư từ và tìm hiểu chủ yếu qua mạng, anh chị quyết định làm đám cưới.
Và sau tuần trăng mật, chị Trang phải tiếp tục quay lại Nhật Bản để làm việc. “Vừa bén hơi thì vợ đã đi. Nhưng biết làm thế nào được, thời gian công tác của cô ấy kí kết với bên kia còn 4 năm nữa. Có tranh thủ về thì mỗi năm hai vợ chồng gặp nhau được 1 lần, không thỏa được cơn nhớ” - Anh Thành than thở.
Anh kể nhiều đêm nhớ vợ, không ngủ được, anh lục tung phòng, tìm ảnh chị treo khắp nhà. Từ cầu thang cho tới nhà vệ sinh, chỗ nào cũng phải có ảnh chị.
“Có hôm mẹ tôi đến dọn nhà giúp, thấy chỗ nào cũng có ảnh con dâu, bà gỡ xuống thì tôi lại gắn lên. Mở tủ lạnh ra, thấy ảnh cô ấy trong đó bà bảo tôi bị cuồng rồi. Không cuồng sao được khi vợ trẻ như vậy mà chỉ được ngắm qua ảnh vì cô ấy ở quá xa, không ‘làm ăn’ được gì cả” - Anh Thành cho biết.
Anh còn hài hước cho biết thêm chuyện treo ảnh vợ để thỏa nỗi nhớ của anh chính là nỗi kinh hoàng của mấy cậu bạn nhậu: “Vợ vắng nhà nên thi thoảng tôi rủ mấy cậu bạn đến nhà ăn uống, nhậu nhẹt cho vui. Khi cả hội đã bụng bia căng tròn, cần phải cho ra, bước vào nhà vệ sinh, các cậu chàng không dám đi vì… cái ảnh vợ tôi đang nheo mắt nhìn được treo chình ình ngay cửa”. Bởi vậy nên mới có chuyện mỗi lần gọi bạn đến là anh phải lật đật chạy vào gỡ cái ảnh vợ xuống…
“Đàn ông thiếu vợ đúng là như trẻ mồ côi, nhà cửa, trí óc cứ loạn hết cả lên. Làm gì cũng chật vật, khổ sở”(Ảnh minh họa).
Khổ như... vắng vợ
Mỗi khi nhắc đến chuyện vợ vắng nhà, anh Nam (Cầu Giấy, Hà Nội) lại sụt sùi: “Vì hoàn cảnh nên cô ấy sang Đức 5 năm rồi. Thương và nhớ vợ lắm vì mình là đàn ông nhưng lại để vợ phải xông pha nơi đất khách… Lắm hôm nhìn nhà người ta quây quần, còn nhà mình thì một gà trống với 2 mống con thơ, nghĩ tủi cho vợ và sự bất lực của bản thân…”.
Anh cho biết do gia đình khó khăn thiếu thốn đủ đường, hai vợ chồng đi vay mượn được vài trăm triệu để anh đi xuất khẩu lao động. Tuy nhiên, đến khi làm hồ sơ thì anh đã quá tuổi và ngay lập tức chị là người thay thế.
“Sau hôm cô ấy đi, hai đứa con cả mấy tháng trời đêm nào cũng khóc đòi mẹ. Tôi từ một gã đàn ông chưa bao giờ hát hò gì phải ngay lập tức tập hát ru. Có đêm 2 đứa nhất quyết không ngủ thế là 3 bố con ‘vần' nhau bằng đủ trò” - Anh Nam cho biết.
Có vợ đàng hoàng nhưng anh đang phải sống cảnh “gà trống nuôi con”. Từ đi chợ, nấu cơm, giặt giũ, chăm nom bố mẹ vợ… anh phải lên lịch để mọi việc trong nhà được kín kẽ. Có hôm hai đứa con “rủ nhau” lăn ra ốm, phải nhập viện, anh quýnh quáng lo không hết việc.
Khi chị y tá thấy có một mình anh ngược xuôi, vừa cất tiếng hỏi: “Vợ anh đâu mà ba bố con… mồ côi thế này?” thì anh ngồi bệt xuống nền khóc như một đứa trẻ khiến chị y tá cứ ngơ ngác. “Đàn ông thiếu vợ đúng là như trẻ mồ côi, nhà cửa, trí óc cứ loạn hết cả lên. Làm gì cũng chật vật, khổ sở” - Anh chia sẻ.
Vợ xa nhà, một mình gánh vác mọi việc trong gia đình và nhu cầu sinh lý của bản thân anh cũng phải “nhịn”. 5 năm vợ xa nhà là 5 năm anh “thủ tiết”: “Vợ đã vất vả vì chồng vì con mà tôi còn phụ cô ấy bằng việc léng phéng bên ngoài để thỏa mãn nhu cầu sinh lý thì không đáng sống. Những đêm nhớ vợ, cuồng không chịu được đành vào nhà tắm dội nước cho quên đi hoặc tìm việc gì đó để làm lúc nửa đêm để qua cơn thèm vợ”.
Nói về nỗi khổ của một người đàn ông vắng vợ, anh nửa đùa, nửa thật: “Giờ làm gì cũng phải canh. Canh cho nhà cửa gọn ghẽ, canh cho các con ăn no, ngủ kĩ, học hành ngoan và canh luôn cả mình để không lỡ… léng phéng ở ngoài. Đêm đến là phải khóa cửa chắc chắn rồi cho thằng cu cất chìa khóa để tránh trường hợp nửa đêm đòi ra khỏi nhà vì... thèm vợ”.
Nếu ai không quen biết, đến nhà anh Sơn (Đông Tác, Hà Nội) cũng ý tứ đoán già, đoán non mà không dám hỏi thẳng “Vợ anh mất rồi ư?”; “Anh chị ly hôn à?" bởi một lẽ dù là sáng, trưa, chiều, tối hay đêm thì họ cũng chỉ thấy anh vò võ một mình với cậu con trai 4 tuổi. Họ sợ rằng khi hỏi thẳng lại đụng chạm vào nỗi đau cô quạnh của anh mà không biết rằng vợ anh Sơn vẫn còn sống. Anh chị cũng không ly hôn và chị đang ở tận bên kia bán cầu.
Anh Sơn và chị Oanh cưới nhau khi cả hai bên gia đình điều kiện kinh tế khó khăn, không hỗ trợ được gì cho các con. Bởi thế, cưới nhau xong, hai anh chị gồng gánh một khoản nợ tiền cưới khá lớn.
Nhìn căn nhà vắng vẻ, có phần luộm thuộm do thiếu bàn tay người phụ nữ, anh Sơn cho biết: “Cưới xong lại sinh luôn con nên đã khó khăn lại càng thêm chật vật. Cả hai vợ chồng tính toán nát óc, xoay đủ kiểu để có tiền trả nợ nhưng đâu vẫn hoàn đấy, không thay đổi được gì”.
Bởi thế, khi chị nằm trong diện kỹ sư được xét duyệt sang công tác ở nước ngoài với mức lương cao thì anh chị coi đó là “điều kiện mở” để thay đổi cuộc sống của hai vợ chồng. 3 năm chị vắng nhà, anh thay chị đảm nhận luôn phần làm mẹ của đứa con còn chưa kịp cai sữa. Và chính anh cũng phải tạm thời… cai vợ. Nhớ và thèm vợ đến cỡ nào anh cũng chỉ được giải tỏa bằng những cuộc điện thoại và chat skype.
Ban ngày, lu bù với công việc, chiều đến tíu tít với cậu con nhưng đêm đến khi chỉ còn một mình trong căn phòng của hai vợ chồng là lúc anh nhớ và thèm hơi vợ phát điên.
Anh hài hước ví von: “Lúc ‘yếu’ thì không sao chứ lúc ‘khỏe’ mà phải nằm co một mình chỉ được nghĩ đến vợ thì giống như cái tivi 42 inches mới coóng không có điện để lên hình. Cứ phát cuồng lên”.
Anh Thành và chị Trang (Từ Liêm, Hà Nội) quen và yêu nhau khi chị Trang tham dự lớp học tiếng Nhật do anh Thành làm giáo viên trước khi chị qua Nhật làm việc. Sau một năm trao đổi thư từ và tìm hiểu chủ yếu qua mạng, anh chị quyết định làm đám cưới.
Và sau tuần trăng mật, chị Trang phải tiếp tục quay lại Nhật Bản để làm việc. “Vừa bén hơi thì vợ đã đi. Nhưng biết làm thế nào được, thời gian công tác của cô ấy kí kết với bên kia còn 4 năm nữa. Có tranh thủ về thì mỗi năm hai vợ chồng gặp nhau được 1 lần, không thỏa được cơn nhớ” - Anh Thành than thở.
Anh kể nhiều đêm nhớ vợ, không ngủ được, anh lục tung phòng, tìm ảnh chị treo khắp nhà. Từ cầu thang cho tới nhà vệ sinh, chỗ nào cũng phải có ảnh chị.
“Có hôm mẹ tôi đến dọn nhà giúp, thấy chỗ nào cũng có ảnh con dâu, bà gỡ xuống thì tôi lại gắn lên. Mở tủ lạnh ra, thấy ảnh cô ấy trong đó bà bảo tôi bị cuồng rồi. Không cuồng sao được khi vợ trẻ như vậy mà chỉ được ngắm qua ảnh vì cô ấy ở quá xa, không ‘làm ăn’ được gì cả” - Anh Thành cho biết.
Anh còn hài hước cho biết thêm chuyện treo ảnh vợ để thỏa nỗi nhớ của anh chính là nỗi kinh hoàng của mấy cậu bạn nhậu: “Vợ vắng nhà nên thi thoảng tôi rủ mấy cậu bạn đến nhà ăn uống, nhậu nhẹt cho vui. Khi cả hội đã bụng bia căng tròn, cần phải cho ra, bước vào nhà vệ sinh, các cậu chàng không dám đi vì… cái ảnh vợ tôi đang nheo mắt nhìn được treo chình ình ngay cửa”. Bởi vậy nên mới có chuyện mỗi lần gọi bạn đến là anh phải lật đật chạy vào gỡ cái ảnh vợ xuống…
“Đàn ông thiếu vợ đúng là như trẻ mồ côi, nhà cửa, trí óc cứ loạn hết cả lên. Làm gì cũng chật vật, khổ sở”(Ảnh minh họa).
Khổ như... vắng vợ
Mỗi khi nhắc đến chuyện vợ vắng nhà, anh Nam (Cầu Giấy, Hà Nội) lại sụt sùi: “Vì hoàn cảnh nên cô ấy sang Đức 5 năm rồi. Thương và nhớ vợ lắm vì mình là đàn ông nhưng lại để vợ phải xông pha nơi đất khách… Lắm hôm nhìn nhà người ta quây quần, còn nhà mình thì một gà trống với 2 mống con thơ, nghĩ tủi cho vợ và sự bất lực của bản thân…”.
Anh cho biết do gia đình khó khăn thiếu thốn đủ đường, hai vợ chồng đi vay mượn được vài trăm triệu để anh đi xuất khẩu lao động. Tuy nhiên, đến khi làm hồ sơ thì anh đã quá tuổi và ngay lập tức chị là người thay thế.
“Sau hôm cô ấy đi, hai đứa con cả mấy tháng trời đêm nào cũng khóc đòi mẹ. Tôi từ một gã đàn ông chưa bao giờ hát hò gì phải ngay lập tức tập hát ru. Có đêm 2 đứa nhất quyết không ngủ thế là 3 bố con ‘vần' nhau bằng đủ trò” - Anh Nam cho biết.
Có vợ đàng hoàng nhưng anh đang phải sống cảnh “gà trống nuôi con”. Từ đi chợ, nấu cơm, giặt giũ, chăm nom bố mẹ vợ… anh phải lên lịch để mọi việc trong nhà được kín kẽ. Có hôm hai đứa con “rủ nhau” lăn ra ốm, phải nhập viện, anh quýnh quáng lo không hết việc.
Khi chị y tá thấy có một mình anh ngược xuôi, vừa cất tiếng hỏi: “Vợ anh đâu mà ba bố con… mồ côi thế này?” thì anh ngồi bệt xuống nền khóc như một đứa trẻ khiến chị y tá cứ ngơ ngác. “Đàn ông thiếu vợ đúng là như trẻ mồ côi, nhà cửa, trí óc cứ loạn hết cả lên. Làm gì cũng chật vật, khổ sở” - Anh chia sẻ.
Vợ xa nhà, một mình gánh vác mọi việc trong gia đình và nhu cầu sinh lý của bản thân anh cũng phải “nhịn”. 5 năm vợ xa nhà là 5 năm anh “thủ tiết”: “Vợ đã vất vả vì chồng vì con mà tôi còn phụ cô ấy bằng việc léng phéng bên ngoài để thỏa mãn nhu cầu sinh lý thì không đáng sống. Những đêm nhớ vợ, cuồng không chịu được đành vào nhà tắm dội nước cho quên đi hoặc tìm việc gì đó để làm lúc nửa đêm để qua cơn thèm vợ”.
Nói về nỗi khổ của một người đàn ông vắng vợ, anh nửa đùa, nửa thật: “Giờ làm gì cũng phải canh. Canh cho nhà cửa gọn ghẽ, canh cho các con ăn no, ngủ kĩ, học hành ngoan và canh luôn cả mình để không lỡ… léng phéng ở ngoài. Đêm đến là phải khóa cửa chắc chắn rồi cho thằng cu cất chìa khóa để tránh trường hợp nửa đêm đòi ra khỏi nhà vì... thèm vợ”.
Vợ thông báo sẽ đi công tác, vắng nhà một ngày. Chồng vui như mở cờ trong bụng nhưng ngoài mặt vẫn phải ra vẻ buồn thiu: “Chồng sẽ nhớ vợ lắm đấy!”.