Bí đao đem nấu cùng 2 thứ này sẽ tạo thành thuốc hạ đường huyết tự nhiên, vừa tốt cho người tiểu đường vừa giúp da trắng sáng
Có 2 cách nấu bí đao, mỗi cách ứng với 2 nguyên liệu đi kèm đều sẽ giúp tạo thành món nước hạ đường huyết. Ai có đường huyết hay bị tăng vọt, bệnh nhân tiểu đường không nên bỏ qua.
Bí đao đem nấu cùng 2 thứ này sẽ tạo thành thuốc hạ đường huyết tự nhiên, da còn trắng sáng
Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), bí đao là một loại quả rất tốt cho người có đường huyết cao nói chung. Loại quả này còn có thể làm thành thuốc hạ đường huyết tự nhiên cho bệnh nhân tiểu đường theo nhiều cách.
Vị chuyên gia tiết lộ, có 2 cách nấu bí đao cùng các nguyên liệu đi kèm sẽ giúp tạo thành món nước hạ đường huyết. Ai có đường huyết hay bị tăng vọt không nên bỏ qua.
Với bệnh nhân tiểu đường, món nước làm từ bí đao còn giúp quản lý bệnh tốt hơn, tránh biến chứng nguy hiểm. Không những thế, bạn còn có làn da trắng sáng bất ngờ.
Để nấu nước bí đao giúp hạ đường huyết, có 2 cách như sau:
1. Vỏ bí đao đem nấu cùng vỏ dưa hấu, thiên hoa phấn
Ở bài thuốc này, bạn cần chuẩn bị 20g vỏ bí đao, 29g vỏ dưa hấu, 20g thiên hoa phấn. Tất cả đem nấu thành nước sôi sau đó uống trong ngày để hạ đường huyết, kiểm soát bệnh tiểu đường.
2. Bí đao để cả vỏ và hạt đem nấu cùng củ mài, lá sen
Bạn chuẩn bị một quả bí đao cỡ vừa để cả vỏ và hạt, đem rửa sạch, thái nhỏ bỏ vào nồi nước nấu cùng một nắm củ mài, một nắm lá sen. Đun khoảng 15 phút lấy ra làm nước uống trong ngày để hạ đường huyết.
Trong Đông y, bí đao có tính mát, vị ngọt, không độc có tác dụng thanh nhiệt giải độc, kiện tỳ, ích khí trừ phiền, chỉ khát lợi tiểu, tiêu thũng.
Nghiên cứu của y học hiện đại cũng cho thấy, 100g bí đao có 0,4 g protid, 2,4g glucid, 19mg canxi, 12mg photpho, 0,3mg sắt và nhiều loại vitamin như C, B1, B2, B3... Đặc biệt, bí đao chứa hàm lượng dầu thực vật cao, rất có lợi cho da và tóc.
Thành phần chính của bí đao là nước, không có chất béo và hàm lượng natri cũng vô cùng thấp, rất tốt cho người có đường huyết cao và cho làn da "ngậm nước", giúp da căng mọng, trắng sáng.
Đặc biệt, bí đao có công dụng giải độc, giải nhiệt, giảm béo. Nhiều nước, không chứa chất béo, lại chứa hytarin kaperin ngăn chặn đường chuyển hóa vào mỡ trong cơ thể nên rất phù hợp cho chị em dân văn phòng có lối sống ít vận động nhưng lại muốn giảm cân.
Điều này cũng cực kỳ tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Loại quả này có chỉ số đường huyết rất thấp, GI = 15. Thế nên, ngoài việc làm nước uống theo công thức như trên, bệnh nhân tiểu đường thường xuyên ăn canh bí đao, cháo bí đao, uống nước ép bí đao... đều rất tốt để quản lý bệnh.
Bí đao còn có thể dùng để chữa bệnh theo những cách nào?
- Phù thũng: Bí đao, hành củ đem nấu với canh cá chép ăn với cơm hàng ngày sẽ giúp giảm đáng kể. Hoặc bạn có thể lấy bí đao và đậu đỏ có lượng bằng nhau, đem nấu chín, không cho gia vị và ăn.
- Gan nhiễm mỡ: 500g bí đao đem gọt vỏ, rửa sạch, thái nhỏ, đổ khoảng 1 lít nước vào luộc chín, ăn cả cái lẫn nước thay cơm.
- Hen suyễn: Bí đao non đem bổ đôi, sau đó cho đường phèn vào trong, đem hấp chín, có thể cho thêm gừng tránh lạnh bụng. Ăn 4 quả trong 4 ngày liên tục sẽ giảm các triệu chứng của hen suyễn.
- Ho gà, viêm phế quản mãn tính: Hạt bí đao trộn với đường phèn đem giã mịn, nhào với mật ong, hàng ngày uống 2-3 lần với nước đun sôi để nguội.
- Giải nhiệt, phòng chống say nắng, say nóng: Bí đao 500g, dưa hấu 500g, đường trắng vừa đủ. Bí đao gọt vỏ, bỏ ruột, rửa thật sạch; dưa hấu lấy ruột, bỏ hạt. Đem bí đao, dưa hấu xay nhuyễn, thêm chút đường trắng, uống nước này nhiều lần trong ngày.
- Chữa tàn nhang: Bí đao 1 quả, rượu 1,5 lít, nước 1 lít, mật ong 0,5 lít. Bí đao nạo vỏ, cắt thành những miếng nhỏ, cho vào nồi đồng. Sau đó đổ rượu, nước và đun đến khi nát nhừ, lọc lấy nước cốt. Bạn cô đặc nước cốt thành cao rồi cho thêm mật ong đun thêm vài phút, để nguội, cho vào lọ kín dùng dần. Trước khi đi ngủ lấy cao bí đao ra xoa mặt như kem dưỡng da rồi để qua đêm.
- Nám da, đen da: Ép bí đao lấy nước, trộn với mật ong rồi massage đều lên da sẽ giúp nám da mờ dần đi.
Lưu ý khi dùng bí đao chữa bệnh, làm đẹp da
- Không lạm dụng uống nước bí đao sống hoặc ăn sống bí đao. Nguyên nhân bởi bí đao sống có tính tẩy cao, lạm dụng sẽ gây hại đường ruột.
- Bí đao có vì ngọt tính mát, không dùng cho những người tì vị hư hàn, hay lạnh bụng tiêu chảy.
- Đối với người bị cảm lạnh, ho đờm loãng nếu ăn bí đao bắt buộc phải cho thêm gia vị cay ấm như gừng, hành, tiêu...