Bệnh tim không phải ngại “chuyện đó”
Đừng nghĩ chức năng sinh dục của bệnh nhân tim mạch không còn quan trọng.
Thống kê mới đây của hãng bảo hiểm y tế DAK ở CHLB Đức cho thấy không dưới 70% bệnh nhân dù muốn nhưng rất sợ chuyện phòng the sau khi nhồi máu cơ tim hay sau lần giải phẫu thông tim.
Đây chắc chắn không chỉ là nỗi trăn trở của bệnh nhân mà đồng thời là nguy cơ tan rã hạnh phúc gia đình, nhất là khi phần lớn nạn nhân của bệnh mạch vành hãy còn trong lứa tuổi trung niên. Bằng chứng là tỉ lệ ly dị rất cao ở các cặp có người chồng vướng mắc đâu đó trên mạch máu thành tim.
Đáng tiếc là bệnh nhân không được giải thích tường tận sau khi rời phòng cấp cứu hay phòng mổ tim. Dù là với liệu pháp nào cũng thế, bệnh nhân sau lần nhồi máu cơ tim đều cần vận động nhẹ dưới dạng thể dục thể thao thay vì ngồi yên với quan niệm càng ít cử động càng khỏe cho tim.
Trái tim sau lần thiếu máu cần được tập dượt, tất nhiên với tiến độ hòa hoãn và theo đúng bài bản mới mong phục hồi với mục tiêu phòng tránh chuyện xui xẻo xảy ra lần nữa. Dù không thể như xưa nhưng cỡ 70% - 80% khả năng tuần hoàn so với lúc trước là điều khả thi.
Theo kết quả đo đạc chính xác của các nhà nghiên cứu ở Hoa Kỳ, nơi không thiếu người mắc bệnh mạch vành, thao tác trong phòng the của người đã qua lần thiếu máu cơ tim, đương nhiên trên tinh thần đừng thái quá, nếu so sánh về mức độ vận động bắp thịt và tiêu hao năng lượng thì không khác một lần chạy bộ chầm chậm 15 phút. Khác biệt nếu có chỉ ở điểm bệnh nhân không nên “chạy bộ” trong phòng the mỗi ngày.
Theo báo cáo mới đây của Hiệp hội Bệnh tim mạch ở CHLB Đức, 6 tuần sau khi xuất viện, người thiếu máu cơ tim có thể trở về với chuyện đó trong cuộc sống đời thường. Nhưng đừng quên bàn chuyện này trước với thầy thuốc đảm trách công việc điều trị sau lần cấp cứu nội khoa hay can thiệp bằng thao tác ngoại khoa.
Nếu thầy thuốc không ghi nhận yếu tố rủi ro sau khi cẩn trọng tiến hành mô hình tầm soát với đầy đủ tiêu chí chẩn đoán như siêu âm tim, chụp hình mạch vành, xét nghiệm sinh hóa với trọng điểm là các trị số báo nguy như CPK, troponin, homocystein..., người bệnh không có lý do gì phải ngần ngại chuyện phòng the.
Khéo hơn nữa là bệnh nhân tái khám sau 4 tuần trở về cuộc sống bình thường để thầy thuốc qua đó có thể so sánh kết quả trước sau, đồng thời thay đổi thuốc men sao cho độ rủi ro, nếu có, chỉ ở mức tối thiểu, thay vì để người bệnh chấp nhận may rủi khi trước đó đã qua một lần quá thiệt thòi.
Đừng nghĩ chức năng sinh dục của bệnh nhân tim mạch không còn quan trọng. Đừng quên tâm trạng dằn vặt khó nói của người bệnh (vì muốn nhưng không dám) chẳng khác nào một thể dạng stress với hậu quả nhiều khi căng thẳng hơn cả công việc.
Tuy tăng mỡ máu, béo phì, bệnh tiểu đường đúng là nguyên nhân dẫn đến bệnh mạch vành nhưng đừng quên stress chính là lý do hàng đầu dẫn đến nhồi máu cơ tim. Stress theo kiểu nào cũng thế. Trong bệnh tim không có ngoại lệ!
Đây chắc chắn không chỉ là nỗi trăn trở của bệnh nhân mà đồng thời là nguy cơ tan rã hạnh phúc gia đình, nhất là khi phần lớn nạn nhân của bệnh mạch vành hãy còn trong lứa tuổi trung niên. Bằng chứng là tỉ lệ ly dị rất cao ở các cặp có người chồng vướng mắc đâu đó trên mạch máu thành tim.
Đáng tiếc là bệnh nhân không được giải thích tường tận sau khi rời phòng cấp cứu hay phòng mổ tim. Dù là với liệu pháp nào cũng thế, bệnh nhân sau lần nhồi máu cơ tim đều cần vận động nhẹ dưới dạng thể dục thể thao thay vì ngồi yên với quan niệm càng ít cử động càng khỏe cho tim.
Theo kết quả đo đạc chính xác của các nhà nghiên cứu ở Hoa Kỳ, nơi không thiếu người mắc bệnh mạch vành, thao tác trong phòng the của người đã qua lần thiếu máu cơ tim, đương nhiên trên tinh thần đừng thái quá, nếu so sánh về mức độ vận động bắp thịt và tiêu hao năng lượng thì không khác một lần chạy bộ chầm chậm 15 phút. Khác biệt nếu có chỉ ở điểm bệnh nhân không nên “chạy bộ” trong phòng the mỗi ngày.
Theo báo cáo mới đây của Hiệp hội Bệnh tim mạch ở CHLB Đức, 6 tuần sau khi xuất viện, người thiếu máu cơ tim có thể trở về với chuyện đó trong cuộc sống đời thường. Nhưng đừng quên bàn chuyện này trước với thầy thuốc đảm trách công việc điều trị sau lần cấp cứu nội khoa hay can thiệp bằng thao tác ngoại khoa.
Nếu thầy thuốc không ghi nhận yếu tố rủi ro sau khi cẩn trọng tiến hành mô hình tầm soát với đầy đủ tiêu chí chẩn đoán như siêu âm tim, chụp hình mạch vành, xét nghiệm sinh hóa với trọng điểm là các trị số báo nguy như CPK, troponin, homocystein..., người bệnh không có lý do gì phải ngần ngại chuyện phòng the.
Khéo hơn nữa là bệnh nhân tái khám sau 4 tuần trở về cuộc sống bình thường để thầy thuốc qua đó có thể so sánh kết quả trước sau, đồng thời thay đổi thuốc men sao cho độ rủi ro, nếu có, chỉ ở mức tối thiểu, thay vì để người bệnh chấp nhận may rủi khi trước đó đã qua một lần quá thiệt thòi.
Đừng nghĩ chức năng sinh dục của bệnh nhân tim mạch không còn quan trọng. Đừng quên tâm trạng dằn vặt khó nói của người bệnh (vì muốn nhưng không dám) chẳng khác nào một thể dạng stress với hậu quả nhiều khi căng thẳng hơn cả công việc.
Tuy tăng mỡ máu, béo phì, bệnh tiểu đường đúng là nguyên nhân dẫn đến bệnh mạch vành nhưng đừng quên stress chính là lý do hàng đầu dẫn đến nhồi máu cơ tim. Stress theo kiểu nào cũng thế. Trong bệnh tim không có ngoại lệ!
Theo NLĐ