Bệnh nhân tiểu đường nên ăn 6 loại “gia vị” này càng nhiều càng tốt, giúp hạ đường huyết tốt ngang "insulin tự nhiên"

Bảo Nam,
Chia sẻ

Những loại gia vị này tốt ngang "insulin tự nhiên" nhưng chúng ta chưa biết để tận dụng.

Gia vị là thứ không thể thiếu trong căn bếp của mỗi gia đình. Chúng giúp bữa ăn của chúng ta thêm đậm đà, thơm ngon hơn. Tuy nhiên, người bệnh tiểu đường thường được khuyên nên từ bỏ gia vị, nhất là muối và đường vì sẽ khiến lượng đường trong máu ngày càng cao. Điều đó khiến cho bữa ăn của bệnh nhân trở nên kém hấp dẫn.

20220418_cach-phong-tranh-benh-tieu-duong-3.jpg

Hình minh họa.

Thực tế, bệnh nhân tiểu đường vẫn có thể sử dụng các loại gia vị thảo mộc, thậm chí là dùng càng nhiều càng có lợi. Nghiên cứu xung quanh các loại gia vị phổ biến đã phát hiện ra rằng chúng có đặc tính kháng sinh và chống oxy hóa mạnh mẽ, có lợi cho sức khỏe tổng thể. Không chỉ vậy, một số loại gia vị được biết là có tác dụng quản lý lượng đường trong máu một cách hiệu quả.

Bệnh nhân tiểu đường nên ăn 6 loại "gia vị" này càng nhiều càng tốt

1. Hạt tiêu

Hạt tiêu nên được đưa vào bất kỳ chế độ ăn kiêng nào dành cho người tiểu đường vì nó có chứa chất chống oxy hóa giúp giảm thiểu thiệt hại cho cơ thể do stress oxy hóa. Một nghiên cứu trên chuột mắc bệnh tiểu đường cho thấy hạt tiêu làm giảm lượng đường huyết và tăng nồng độ insulin trong huyết thanh.

món ngon với tiêu 2.jpg

Hạt tiêu nên được đưa vào bất kỳ chế độ ăn kiêng nào dành cho người tiểu đường.

2. Tỏi 

Chắc chắn là tỏi rất tốt cho người mắc bệnh tiểu đường! Nó có thể giúp duy trì lượng đường trong máu vì nó có đặc tính hạ đường huyết và chống viêm. Một nghiên cứu cho thấy tỏi cải thiện việc kiểm soát lượng đường trong máu trong 24 tuần ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 và có thể giúp giảm tình trạng kháng insulin.

3. Quế

Quế có tốt cho người mắc bệnh tiểu đường không?

Câu trả lời là "Có". Quế phù hợp với người mắc bệnh tiểu đường. Một nghiên cứu cho thấy quế làm giảm lượng đường trong máu lúc đói và tình trạng kháng insulin.

Tuy nhiên, nếu bạn dùng thuốc làm loãng máu, hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi thêm quế vào chế độ ăn uống của bạn. Quế có đặc tính đông máu có thể ảnh hưởng đến thuốc của bạn.

4.  Gừng

Những người mắc bệnh tiểu đường có thể dùng gừng như một phần trong bữa ăn. Tuy nhiên, bạn phải tham khảo ý kiến bác sĩ về gừng ở dạng bổ sung. Gừng có đặc tính chống tiểu đường và chống oxy hóa giúp kiểm soát lượng đường trong máu, cải thiện độ nhạy insulin.

ga-kho-gung.jpg

Hình minh họa.

Một nghiên cứu cho thấy ở bệnh tiểu đường loại 2, gừng có thể làm giảm lượng đường trong máu lúc đói và tình trạng kháng insulin. Cẩn thận không ăn quá nhiều cùng một lúc, vì gừng có thể gây ợ nóng hoặc đau bụng.

5. Nghệ

Nghệ giúp hạ đường huyết tốt ngang "insulin tự nhiên".

Đặc tính chống viêm, chống vi khuẩn của nghệ làm cho nó trở thành một loại gia vị tuyệt vời để tăng cường khả năng miễn dịch và sức khỏe của da. Trên thực tế, các nhà nghiên cứu đã điều tra vai trò của nó trong việc quản lý bệnh tiểu đường và kết quả cho thấy nó có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí "Thuốc bổ sung và thay thế" dựa trên bằng chứng, hợp chất hoạt tính trong củ nghệ có tên là curcumin có thể giúp giảm mức độ glucose trong máu, làm giảm hơn nữa các biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường.

6. Đinh hương

Đinh hương có tính chất sát trùng cũng như diệt khuẩn. Hơn nữa, chúng còn mang lại lợi ích sức khỏe chống viêm, giảm đau và tiêu hóa cho bệnh tiểu đường. 

Đinh hương cũng giúp kiểm soát lượng đường trong máu và được biết là có tác dụng thúc đẩy sản xuất insulin, kiểm soát bệnh tiểu đường hơn nữa.

Chia sẻ