Bệnh di truyền oái oăm khiến cả gia đình không thể chấm công, làm sim thẻ hoặc bằng lái xe

LAN HƯƠNG,
Chia sẻ

Khiếm khuyết tưởng nhỏ nhưng lại khiến cả gia đình ông Amal Sarker (Ấn Độ) gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống.

Theo Science Alert, trên thế giới tồn tại chứng bệnh di truyền rất hiếm gọi là Adermatoglyphia, được phát hiện lần đầu tiên vào năm 2007.

Về cơ bản, bệnh này không gây ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng ngăn cản sự phát triển vân tay của người mắc. Nó còn được ví von là "bệnh ngăn nhập cư" vì một số cá nhân không thể vào Mỹ do không có dấu vân tay. Tóm lại là cực kỳ phiền phức.

Dưới đây là câu chuyện của một gia đình mắc Adermatoglyphia ở Bangladesh.

Theo O.C, 4 thế hệ trong gia đình nông dân Amal Sarker ở miền bắc Bangladesh đều mắc Adermatoglyphia. Tuy nhiên, thời xưa việc không có dấu vân tay không gây ảnh hưởng quá nhiều, cho tới thế hệ của ông và con trai Apub lại khác.

Thời nay, vân tay là yếu tố cần thiết trong nhiều loại bằng cấp, giấy tờ. Vì thiếu nó mà Amal và gia đình gặp nhiều rắc rối.

Ví dụ, Amal không lấy được bằng lái xe, xác nhận đóng phí vì không có vân tay. Lần nào ra đường cũng phải đem theo đủ thứ biên lai, bị cảnh sát kiểm tra phải chìa 10 đầu ngón tay nhẵn thín nhưng vẫn bị phạt tiền đôi lần.

Bệnh di truyền oái oăm khiến cả gia đình không thể chấm công, làm sim thẻ hoặc bằng lái xe - Ảnh 1.

Ông Amal Sarker và con trai Apub mắc chứng Adermatoglyphia, khiến họ không có vân tay

Cách đây 4 năm, Bangladesh tuyên bố công dân muốn làm sim điện thoại phải cung cấp dấu vân tay trùng khớp với dữ liệu quốc gia. Chính vì thế bố con Amal cũng chẳng thể đứng tên chính chủ số điện thoại, phải dùng tạm của vợ.

Amal cho biết, ông và gia đình rất mệt mỏi khi phải chứng minh bệnh tình hết lần này tới lần khác.

Người chú Gopesh của Amal từng phải khăn gói đến Thủ đô Dhaka nhiều lần, nhằm thuyết phục cơ quan cấp hộ chiếu về căn bệnh hiếm gặp. Sau 2 năm, vấn đề của ông này mới được giải quyết.

Trên hết, Amal cùng con trai lẫn chú bác trong gia đình không thể chấm công bằng vân tay, thay vào đó là ký trên giấy. May mắn cho họ, công nghệ phát triển cho phép nhà chức trách xác định danh tính công dân bằng phương pháp quét võng mạc.

Theo O.C

Bệnh di truyền oái oăm khiến cả gia đình không thể chấm công, làm sim thẻ hoặc bằng lái xe - Ảnh 2.

Chia sẻ